Phân bố alen của locus FGA trong các tộc người nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc trưng tần suất alen hệ nhận dạng STR (AmpFlSTR® identifiler® plus kit) của một số tộc người việt nam để ứng dụng trong giám định ADN (Trang 101 - 105)

Bảng 3.8. Số lượng alen phổ biến và tỷ lệ % của các alen này trong tổng tần suất alen được phát hiện ở mỗi locus của các tộc người

Tộc ngƣời Locus KB KT KN TY TI MG KM HA NG HM DO D8S1179 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 90% 88% 88% 91% 90% 93% 95% 90% 93% 94% 92% D21S11 3 3 3 3 3 3 3 3 3 5 3 67% 69% 68% 68% 69% 69% 72% 72% 69% 84% 72% D7S820 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 89% 90% 88% 90% 88% 92% 87% 88% 92% 92% 92% CSF1PO 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 89% 90% 88% 90% 88% 92% 87% 88% 92% 92% 92% D3S1358 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 89% 90% 89% 89% 89% 89% 89% 88% 89% 92% 91% TH01 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 83% 84% 78% 83% 86% 84% 77% 81% 84% 92% 85% D13S1358 5 5 5 5 5 5 5 5 5 3 5 96% 98% 95% 97% 96% 96% 96% 97% 96% 83% 98% D16S539 4 4 5 4 4 3 4 4 3 3 4 87% 90% 98% 90% 89% 82% 88% 87% 82% 86% 91% D2S1338 5 5 5 4 5 4 5 4 4 4 5 75% 69% 78% 66% 74% 64% 79% 67% 64% 72% 75% D19S433 4 3 4 4 3 3 3 4 3 4 3 78% 66% 76% 77% 64% 67% 65% 82% 67% 83% 70% vWA 4 5 4 5 5 4 5 4 5 4 5 86% 96% 87% 96% 96% 67% 93% 86% 94% 91% 97% TPOX 2 3 3 2 2 3 2 3 3 2 2 84% 92% 94% 84% 85% 94% 83% 92% 94% 86% 87% D18S51 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 71% 68% 72% 70% 69% 69% 73% 71% 69% 81% 70% D5S818 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 89% 87% 87% 89% 92% 89% 95% 89% 89% 96% 88% FGA 4 4 4 4 4 4 4 4 4 3 5 63% 61% 65% 64% 66% 64% 68% 65% 64% 56% 76% Tổng 66

Ghi chú: KB: Kinh miền Bắc; KT: Kinh miền Trung, KN: Kinh miền Nam; TY: Tày; TI: Thái; MG:

Mường; KM: Khmer; HM: H’mông; HA: Hoa; MG: Mường; NG: Nùng và DO: Dao

Tần suất alen tập trung vào các alen phổ biến của các locus. Thống kê cho thấy số alen phổ biến của các locus là 66 alen trên tổng số 226 alen được phát hiện (Bảng 3.8), chiếm khoảng 30% số lượng các alen, tuy nhiên tần suất lại chiếm tới

hơn 90% tổng số tần suất của toàn bộ các alen của 15 locus. 70% alen còn lại chỉ chiếm chưa tới 10% tần suất của tổng số tần suất của cả 15 locus.

So sánh giữa 15 locus nghiên cứu, tổng tần suất alen phổ biến của locus D13S1358 thuộc loại cao nhất (khoảng trên 90%), thấp nhất là locus FGA (khoảng hơn 60%). Giá trị tương ứng của locus TPOX là khoảng trên 85%, mặc dù không thuộc loại cao nhất nhưng lại tương ứng với số alen phổ biến ít nhất (2 - 3 alen) (Bảng 3.8). Như vậy, dữ liệu này cũng phù hợp với kết quả thống kê ở Mục 3.4 đã cho thấy locus FGA là locus có tính đa hình cao nhất và locus TPOX có tính đa hình thấp nhất.

Alen có tần suất cao nhất thuộc về alen số 8 của locus TPOX, chiếm hơn 50% tần suất alen của locus này (người Kinh miền Bắc, Trung và Nam có tần suất alen lần lượt là 0,582; 0,549 và 0,573, tương tự alen này cũng chiếm hơn 50% ở các tộc người Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng và người Dao, cao nhất gặp ở người Khmer với tần suất là 0,603) (Các bảng của Phụ lục 1). Với alen này, các tộc người Hoa và H‟mơng đều có tần suất nhỏ hơn 50% (người Hoa là 0,49, người H‟mơng có tần suất nhỏ nhất chỉ 0,338). Cũng ở locus TPOX, alen số 11 lại là alen phổ biến nhất đạt tần suất 0,517 đối với tộc người H‟mơng trong khi đó, ở các tộc người khác, alen 11 của locus này chỉ có tần suất 0,20 - 0,30. Tộc người H‟mơng cũng là tộc người có số alen có tần suất trên 0,50 cao nhất (3 alen) bao gồm alen số 12 của locus CSF (0,56), alen số 8 của locus D13S317 (0,588) và alen số 11 của locus TPOX (0,517).

Thông qua kiểm định giả thiết thống kê χ2, toàn bộ tần suất alen của tộc người Kinh tại 3 miền Bắc, miền Trung và miền Nam, 08 tộc người thiểu số có số dân đông nhất đều phù hợp với giả thuyết thống kê (Các bảng của Phụ lục 2), phân bố tần suất các alen là ngẫu nhiên. Điều này khẳng định công tác thu mẫu nghiên cứu là khách quan, ngẫu nhiên.

Thông qua việc sử dụng bảng tính Excel để tính tốn tần suất các alen của các locus hệ Identifiler, đồng thời tính tốn cũng đưa ra các kết quả về chỉ số khoa

học hình sự chủ yếu như H(obs) (Dị hợp tử quan sát), H(exp) (Dị hợp tử mong đợi), chỉ số PD (khả năng phân biệt), PE (khả năng loại trừ) và TPI (chỉ số huyết thống cha con điển hình) (Các bảng của Phụ lục 2). Các chỉ số này cho thấy toàn bộ 11 bảng tần suất phân tích từ 9 tộc người có dân số đông đều đạt yêu cầu trong tính tốn truy nguyên cá thể và xác định quan hệ huyết thống.

3.5. Các alen đặc trƣng theo tộc ngƣời

Khi nghiên cứu và thống kê tần suất alen của 9 tộc người được tiến hành khảo sát, những alen có tính đặc trưng cho tộc người là những alen đáp ứng được một trong các tiêu chí sau:

- Xuất hiện ở tộc người này mà không thấy xuất hiện ở các tộc người khác. - Alen có tần suất thấp, nhưng khơng xuất hiện phổ biến ở các tộc người. - Xuất hiện với tần suất cao ở tộc người này nhưng lại thấy xuất hiện với tần suất thấp hơn nhiều ở các tộc người còn lại.

3.5.1. Các alen đặc trưng của tộc người Kinh

Tộc người Kinh chiếm đa số trên tổng dân số của cả nước (86,2%). Do vậy, số alen có tính đặc trưng của tộc người này cũng lớn, cụ thể được thống kê như sau:

Ở locus D8S1179 có 2 alen thể hiện tính đặc trưng cho tộc người đó là các alen số 7 và alen số 8, đặc biệt alen 8 xuất hiện ở tộc người Kinh với tần suất 0,3%.

Tương tự, ở locus D21S11 có 3 alen thể hiện tính đặc trưng đó là các alen số 19, 26 và 34, alen 19 chỉ thấy xuất hiện ở tộc người H‟mơng cịn 2 alen 26 và 34 chỉ xuất hiện ở tộc người Kinh miền Trung và miền Nam (Bảng 2 - Phụ lục 1).

Theo thống kê, locus D7S820 có 4 alen có thể mang tính đặc trưng cho tộc người trong đó, các alen số 4, 23 và 24 đặc trưng cho tộc người Kinh, 3 alen này chỉ thấy xuất hiện ở tộc người Kinh mà không thấy ở các tộc người khác (đều xuất hiện với tần suất 0,2%) (Bảng 3 - Phụ lục 1).

Locus D16S539 có 2 alen có thể mang tính đặc trưng tộc người là alen số 8 và alen 19, riêng alen 19 chỉ xuất hiện ở người Kinh mà không thấy xuất hiện ở các tộc người khác (Bảng 8 - Phụ lục 1).

Hình 3.21 là hình alen 19, đặc trưng của tộc người Kinh. Alen này khơng có trong thang alen chuẩn của bộ kit Identifiler Plus.

Ghi chú: mũi tên → chỉ alen 19 của locus D16S539

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc trưng tần suất alen hệ nhận dạng STR (AmpFlSTR® identifiler® plus kit) của một số tộc người việt nam để ứng dụng trong giám định ADN (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)