Hình ảnh giao diện bảng tính tính tốn truy ngun cá thể

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc trưng tần suất alen hệ nhận dạng STR (AmpFlSTR® identifiler® plus kit) của một số tộc người việt nam để ứng dụng trong giám định ADN (Trang 122 - 191)

Hình 3.35. Hình ảnh giao diện bảng tính tính tốn mối quan hệ huyết thống cha con

Bảng tính dựa trên cơng thức phân tích ADN để truy nguyên cá thể, xác định huyết thống cha, mẹ - con và xác định mối quan hệ anh em (sibling)…đã nêu ở mục 2.6.6.1. Người dùng dựa vào hồ sơ ADN tính được, đưa dữ liệu vào các ơ dữ liệu theo hướng dẫn, lựa chọn tộc người của đối tượng có hồ sơ ADN, kết quả đưa ra được sử dụng trong việc trả lời kết luận giám định cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trưng cầu giám định.

Ở các nước trên thế giới, trong một số trường hợp, các dấu vết, mẫu vật có nguồn gốc cơ thể người được thu thập từ hiện trường vụ án, các nhà điều tra cần phải thu thập thêm đầy đủ những thông tin ban đầu về nhận dạng hung thủ.

Ở Mỹ, nếu một phụ nữ bị xâm hại tình dục, nạn nhân thường có thể mơ tả thủ phạm là người da trắng, da đen hay người châu Á, v.v., ví dụ, nếu thủ phạm là được mơ tả là có da màu trắng, trong trường hợp này, việc xác định tần suất hồ sơ ADN dựa trên lời khai của nạn nhân kết hợp với những tài liệu, dấu vết tại hiện trường có liên quan khác, để áp dụng tần suất alen của người da trắng.

Như vậy, trong một số trường hợp, có thể khơng nhận dạng được về đối tượng gây ra vụ án hoặc không thu thập được thông tin tại hiện trường vụ án.

Ở các nước hoặc khu vực có dân số lớn với nguồn gốc các tộc người tương đối đa dạng, một quy định chung, tần suất hồ sơ ADN tính bằng cơ sở dữ liệu alen cho mỗi nhóm tộc người chủ yếu, và sẽ sử dụng tần suất hồ sơ ADN của dân tộc có tính bảo thủ nhất khi không xác định được nhân thân đối tương. Ví dụ, nếu chúng ta sử dụng dữ liệu tần suất alen từ cơ sở dữ liệu của người da trắng sau đó tính tốn lại với dữ liệu tần số alen đại diện cho một người Mỹ gốc Phi. Tần suất alen 12 của locus D13S317 ở người Mỹ gốc Phi là 0,429 còn ở người Mỹ da trắng là 0,283, tần suất alen 13 của locus D13S317 ở người Mỹ gốc Phi là 0,152 còn ở người Mỹ da trắng là 0,104, giá trị LR khi tính với tần suất người Mỹ gốc Phi là 7,66 cịn tính với tần suất người Mỹ da trắng là: 16,99. Với 2 locus nêu trên, tần suất của người Mỹ gốc Phi đã nhỏ hơn 2 lần khi chúng ta sử dụng dữ liệu tần suất của người Mỹ da trắng. Trong trường hợp này rõ ràng, dữ liệu của người Mỹ da trắng cung cấp một ước tính tần suất hồ sơ ADN bảo thủ hơn và kết quả này sẽ được sử dụng trong kết luận giám định.

Dựa trên cơ sở khoa học nêu trên, việc tính tốn khả năng trùng lặp ngẫu nhiên hồ sơ ADN trong những vụ án hình sự áp dụng các tần suất khác nhau của các tộc người khác nhau là rất cần thiết cho một kết luận giám định mà kết quả không quá sai lệch về số liệu cuối cùng cũng như tuân thủ theo đúng thơng lệ của các nước trên thế giới.

Ví dụ: Trong trường hợp mẫu dấu vết thu thập được từ hiện trường vụ án được phân tích có kết quả hồ sơ ADN là mẫu có ký hiệu 19300 (trang 70). Dựa vào bảng tính Excel được thiết lập trong nghiên cứu này, ta tính tốn được dữ liệu về tần suất của hồ sơ ADN này đối với các tộc người khác nhau là như sau:

Người Kinh: 2,53 x 10-19 Người Tày: 7,65 x 10-20 Người Thái: 2,30 x 10-19 Người Mường: 3,30 x 10-20 Người Khmer: 2,79 x 10-19 Người Hoa: 2,78 x 10-19 Người Nùng: 9,59 x 10-20 Người H‟mông: 1,56 x 10-23 Người Dao: 1,37 x 10-20

Như vậy, theo quy định quốc tế, khi có thơng tin thu thập được từ lời khai nhân chứng hoặc tài liệu từ hiện trường vụ án, đối tượng là người Kinh thì hồ sơ ADN được sử dụng giá trị là 2,53 x 10-19 , nếu không thu thập được thông tin về nhân thân của đối tương, ta sử dụng giá trị tần suất hồ sơ ADN có giá trị bảo thủ nhất (người H‟mông) là:1,56 x 10-23

Hiện tại, các phịng thí nghiệm trên thế giới vẫn sử dụng hệ thống CODIS với 13 locus STR bao gồm các locus (CSF1PO, D3S1358, D5S818, D7S820, D8S1179, D13S317, D16S539, D18S51, D21S11, FGA, TH01, TPOX, vWA) để tính tốn trong các trường hợp xác định quan hệ huyết thống và truy nguyên cá thể. Ngày 01/01/2017 hệ thống CODIS đã được bổ sung thêm 7 locus bao gồm:

D1S1656, D2S441, D2S1338, D10S1248, D12S391, D19S433 và D22S1045. Hiện tại hệ thống CODIS đã được cập nhật tới 20 locus STR, việc xây dựng này có ý nghĩa cho tương lai vì hề thống dữ liệu đã có của các nước trên thế giới chủ yếu đang tồn tại ở số lượng 13 locus STR.

3.9. Một số ví dụ về ứng dụng kết quả của luận án

Dựa vào bảng tính Excel đã xây dựng và tần suất alen của các tộc người đã có, nghiên cứu đưa ra một số ví dụ của các vụ án có thực, cụ thể như sau:

Ví dụ 1

- Nội dung vụ việc: Khoảng 10 giờ 45 phút ngày 10/11/2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai nhận được đơn trình báo của chị Phùng Thị B tố cáo anh Tẩn Láo G (sinh năm 1984, trú tại: xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) có hành vì quan hệ tình dục với con gái chị là cháu Bàn Thị H (sinh năm 2000, trú tại: xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) khiến cháu H mang thai và sinh bé gái ngày 01/9/2015.

Để có căn cứ xử lý vụ việc, Cơ quan CSĐT - Công an huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã tiến hành thu mẫu của những người có liên quan là anh Tẩn Láo G và bé gái (do cháu Bàn Thị H mới sinh ngày 01/9/2015) và ra Quyết định trưng cầu giám định Viện Khoa học hình sự giám định ADN để xác định Tẩn Láo G có phải là cha đẻ của bé gái do cháu Bàn Thị H sinh ngày 01/9/2015 không?.

Kết quả kết luận: Tẩn Láo G (tộc người Dao) là cha đẻ của bé gái do cháu Bàn Thị H sinh ra ngày 01/9/2015 với xác suất 99,9999%.

Nếu tính theo tần suất người H‟mông, kết quả thay đổi đáng kể tương ứng là 99,999999976%.

Ví dụ 2

- Nội dung vụ việc: Vào khoảng 07 giờ 30 phút ngày 24/10/2017, Cơ quan

Cảnh sát điều tra cơng an huyện Xín Mần nhận được tin báo của Cơng an xã Trung Thịnh về việc tại khe nước thuộc thôn Cốc Đồng, Trung Thịnh, Xín Mần, Hà Giang phát hiện 01 tử thi chết chưa rõ nguyên nhân. Theo nhận dạng, tử thi có khả năng là Cà Sào Đ (sinh năm 1991 tộc người Tày)?

Trung tâm giám định sinh học pháp lý - Viện Khoa học hình sự đã nhận được quyết định trưng cầu của Cơ quan Cảnh sát điều tra - Cơng an Xín Mần u cầu giám định ADN kèm theo dấu vết máu thu được tại hiện trường. Cơ quan điều tra đề nghị giám định dấu vết máu và so sánh với với mẫu thu từ tử thi Cà Sào Đ nhằm xác định hiện trường vụ án.

- Kết quả giám định: Viện Khoa học hình sự đã tiến hành giám định ADN.

Kết luận giám định là:

Mẫu máu ghi thu tại hiện trường là máu người, trùng hoàn toàn hồ sơ ADN với mẫu thu của Cà Sào Đ (tộc người Tày), nếu tính theo tần suất alen của người Kinh thì xác suất trùng lặp ngẫu nhiên hồ sơ ADN là 1 trong 2,35121017 người, nếu tính theo bảng tần suất của người Tày theo kết quả luận án thì xác suất trùng lặp ngẫu nhiên hồ sơ ADN trong trường hợp này là 1 trong 6,006481016 người. Như vậy, sự sai khác này là có ý nghĩa.

Ví dụ 3:

- Nội dung vụ việc: Ngày 10/12/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an

huyện Mù Cang Chải, Yên Bái nhận được báo cáo vụ việc: Ông Vàng A T (sinh năm 1968) tố cáo việc con gái ông là Vàng Thị M (sinh năm 1999) bị đối tượng Khang A Lềnh (tộc người H‟mơng) xâm hại tình dục.

Viện Khoa học hình sự đã nhận được Quyết định trưng cầu của Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Mù Cang Chải, Yên Bái đã ra Quyết định trưng cầu giám định mẫu dịch âm đạo của chị Vàng Thị M, xác định mẫu này có tinh trùng khơng? Nếu có tinh trùng thì có phải là tinh trùng của Khang A L không?

- Kết quả giám định: Viện Khoa học hình sự sử dụng bộ kit Identifiler để

tiến hành giám định ADN. Kết luận giám định là:

Mẫu dịch âm đạo ghi thu của chị Vàng Thị M có tinh trùng, phân tích ADN từ mẫu tinh trùng này, thấy mẫu tinh trùng có hồ sơ ADN trùng hoàn toàn hồ sơ ADN với mẫu thu của Khang A L (người tộc người H‟mơng). Nếu tính theo tần suất alen của người Thái thì xác suất trùng lặp ngẫu nhiên hồ sơ ADN là 1 trong 1,200671020 người, nếu tính theo bảng tần suất của người Tày theo kết quả luận án

là 1 trong 6,301471018 người, cịn nếu tính theo bảng tần suất của người H‟mơng thì xác suất chỉ là 1 trong 5,596351017 người.

Qua các vụ án thực tế trên cho thấy nếu khơng có bảng tần suất các alen hệ Identifiler người theo từng tộc người sẽ rất khó khăn cho giám định viên khi đưa ra kết luận cuối cùng, trong trường hợp mẫu cần giám định và mẫu so sánh có sự trùng khớp về hồ sơ ADN hoặc có sự cho nhận các alen bắt buộc khi xác định quan hệ huyết thống cha đẻ - con đẻ, mẹ đẻ - con đẻ.

Ví dụ 4:

- Nội dung vụ việc: Đêm 24 tháng 12 năm 2013 bà Nguyễn Thị T là chủ nhà trọ cho công nhân của Khu công nghiệp Sông Công (thuộc tỉnh Thái Nguyên) thuê, bị sát hại tại nhà ở của mình, nghi do bị cướp, giết. Nạn nhân sống độc thân, ít giao tiếp với hàng xóm. Nạn nhân có hai dãy phịng trọ cho thuê. Đối tượng thuê trọ là công nhân của khu công nghiệp quê từ các tỉnh xa đến làm việc. Việc khoanh vùng đối tượng là hết sức khó khăn vì đó là ngày giáp tết, công nhân về quê gần hết, khơng có ai chứng kiến hoặc biết vụ việc. Cơ quan cảnh sát điều tra tiến hành khám nghiệm hiện trường, thu mẫu tại hiện trường để giám định ADN. Khi tiến hành giám định mẫu thu tại hiện trường, các giám định viên phân tích từ dấu vết, thu được kiểu gen của một người nam giới.

- Kết quả giám định: Locus FGA của đối tượng này xuất hiện alen số 16 và 29.2, đây là alen có trong thang alen chuẩn hệ Identifiler nhưng chưa thấy xuất hiện trong quần thể tộc người Kinh. Trong nghiên cứu thì thấy xuất hiện trong quần thể tộc người Tày. Khi đó các giám định viên đã tư vấn cho Cơ quan cảnh sát điều tra tập trung hơn vào các đối tượng là người Tày. Từ gợi ý đó, Nơng Văn C là đối tượng bị đưa vào diện nghi vấn. Nông Văn C là người Tày, quê ở Bắc Kạn, là công nhân và ở trọ trong khu, lúc đó khơng có mặt ở khu nhà trọ nhưng cũng không ai biết đi đâu, cũng chưa về đến nhà ở quê. Mẹ đẻ của Nông Văn C được thu mẫu giám định ADN so sánh.

Kết quả giám định ADN tính theo bảng tần suất tộc người Kinh cho thấy hồ sơ ADN của mẹ Nơng Văn C và người nam giới có mẫu máu để lại tại hiện trường có quan hệ huyết thống mẹ đẻ - con đẻ (với xác suất 99,9998%).

Khi đã khảo sát tần suất các alen của các locus gen cho quần thể người tộc người Tày, kết quả giám định ADN theo hệ Identifiler cho thấy mẹ của Nông Văn C và người nam giới có mẫu máu để lại tại hiện trường có quan hệ huyết thống mẹ đẻ - con đẻ (với xác suất 99,9999996%). Sau đó Nơng Văn C bị bắt, tiến hành giám định gen của Nông Văn C, so sánh thấy ADN từ mẫu thu tại hiện trường trùng khớp với ADN của Nông Văn C.

Mặc dù kết quả về tần suất chênh lệch nhau không phải là nhiều, điều đáng chú ý là:

Nếu thống kê kỹ những điểm sai khác đặc trưng (mặc dù tần suất rất thấp) thì sẽ rất có ích trong những trường hợp cụ thể.

Kết quả tính tốn dựa trên tần suất alen của các locus gen của đúng dân tộc đó có giá trị pháp lý cao hơn việc tính tốn dựa vào tần suất alen của các locus gen của quần thể người lân cận khác.

Ví dụ 5

- Nội dung vụ việc: Vụ giết người xảy ra tại khu phố NT, phường H.C, thành phố H.Y rạng sáng ngày 17/8/2018. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh H.Y đã thu được con dao dính máu tại nhà đối tượng Đinh Cơng Tr., qua mẫu ADN trên con dao có dính ADN của nạn nhân Nguyễn Thị H và đối tượng Đinh Cơng Tr. nếu tính theo người Kinh của 03 miền Bắc, Trung, Nam đối với mẫu đối tượng Đinh Cơng Tr.

- Kết quả giám định: Tính theo tần suất người Kinh

1. Miền Bắc, xác suất trùng lặp ngẫu nhiên hồ sơ ADN là 1 trong 9,0598 x 1019 người.

2. Miền Trung, xác suất trùng lặp ngẫu nhiên hồ sơ ADN là 1 trong 10,8105 x 1019 người.

3. Miền Nam: xác suất trùng lặp ngẫu nhiên hồ sơ ADN là 1 trong 2,6430 x 1019 người.

4. Người H‟mông: xác suất trùng lặp ngẫu nhiên hồ sơ ADN là 1 trong 2,6430 x 1022 người.

Giá trị truy nguyên hay LR sai khác là khơng nhiều khi tính tốn bằng các quần thể người Kinh miền Bắc, miền Trung và miền Nam, tuy nhiên, nếu tính tốn bằng tần suất của người H‟mơng thì sự sai khác này là đáng kể (hàng ngàn lần).

Qua các vụ án thực tế trên cho thấy nếu khơng có bảng tần suất alen của 15 locus gen được phân tích bằng bộ kít Identifiler của các tộc người của Việt Nam, sẽ khơng đưa ra kết luận chính xác cuối cùng phục vụ cơng tác điều tra, đặc biệt là quá trình truy tố và xét xử trong giai đoạn đổi mới công tác tư pháp hiện nay mà Chính phủ đã đề ra. Khi mẫu cần giám định và mẫu so sánh có sự trùng khớp về kiểu gen hoặc có sự cho nhận các alen bắt buộc khi xác định quan hệ huyết thống cha đẻ - con đẻ, mẹ đẻ - con đẻ hoặc tính tốn mối quan hệ di truyền khác như fullsibing hoặc halfsibling.

Việc áp dụng bảng tần suất alen của mỗi tộc người để tính tốn chỉ số truy ngun cá thể và xác định quan hệ huyết thống cha con là bắt buộc khi biết rõ tộc người của mẫu đó. Trong trường hợp chưa biết rõ, nên áp dụng tần suất alen của tộc người Kinh làm giá trị tham khảo. Dựa vào bảng tần suất alen, xây dựng bảng tính để tính chỉ số truy nguyên cá thể hoặc quan hệ huyết thống cha con là cần thiết, giúp cho việc tính tốn nhanh và chính xác.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở phân tích tần suất alen của 15 locus STR (D8S1179, D21S11, D7S820, CSF1PO, D3S1358, TH01, D13S317, D16S539, D2S1338, D19S433, vWA, TPOX, D18S51 D5S818 và FGA) thuộc bộ kit Identifier Plus ở 9 tộc người (Kinh, Tày, Thái, Mường, Khmer, Hoa, Nùng, H‟mông, Dao), chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

1. 15 locus STR của 9 tộc người nghiên cứu đều mang tính đa hình di truyền, trong đó locus FGA có tính đa hình cao nhất và locus TPOX có tính đa hình thấp nhất. Các locus STR được nghiên cứu đều đủ điều kiện áp dụng cho giám định ADN với mục đích truy nguyên cá thể và xác định huyết thống. Trong tổng số 226 alen đã được phát hiện, số alen cao nhất là người Kinh và người Tày, thấp nhất là người Mường và người Dao. Có 54 alen tần suất thấp và alen hiện chưa có trong thang alen chuẩn quốc tế theo bộ kít.

2. Các bảng tần suất alen của 9 tộc người nghiên cứu đều phù hợp với giả thiết thống kê về phân bố tần suất alen ngẫu nhiên, phản ánh tính khách quan của

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc trưng tần suất alen hệ nhận dạng STR (AmpFlSTR® identifiler® plus kit) của một số tộc người việt nam để ứng dụng trong giám định ADN (Trang 122 - 191)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)