3.4.10. Locus D19S433
Theo thang alen chuẩn của bộ kít thì locus D19S433 có 15 alen bao gồm các alen số 9, 10, 11, 12, 12.2, 13, 13.2, 14, 14.2, 15, 15.2, 16, 16.2, 17 và 17.2.
Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phát hiện được 16 alen bao gồm các alen 9, 11, 12, 12.2, 13, 13.2, 14, 14.2, 15, 15.2, 16, 16.2, 17, 17.2, 18 và 18.2.
Các alen 13, 13.2, 14, 14.2, 15.2 là 5 alen phổ biến của các tộc người được tiến hành khảo sát và là các alen có tần suất cao nhất (Hình 3.15), 5 alen này chiếm tới 80% tần suất của 16 alen. Đây cũng là 5 alen có tần suất cao hơn so với các alen khác ở locus này trên các quần thể đã được công bố [99].
Trừ alen số 10, tất cả các alen chuẩn trong thang alen đều xuất hiện trong các tộc người được nghiên cứu, khảo sát. Ngồi ra, chúng tơi phát hiện thêm các alen khác bao gồm alen 18, 18.2 (Bảng 10 - Phụ lục 1). Alen 18 và 18.2 cũng là những alen có tần suất thấp ở các tài liệu tham khảo khác. Alen 18 được Andrzej Ossowski công bố năm 2009 khi nghiên cứu tần suất alen của quần thể dân cư khu vực Hạ Silesian thuộc Ba Lan. Alen 18.2 được phát hiện khi phân tích ADN của mẫu cha con tại Viện Khoa học hình sự thuộc Bệnh viện Bà mẹ & Trẻ em Quảng Đơng,
Trung Quốc [99]. Ngồi các alen kể trên, trong các tài liệu tham khảo, alen 11.2 xuất hiện ở hai quần thể người Hàn Quốc và Uganda và một số quần thể nghiên cứu khác [61, 75], những alen này không thấy xuất hiện trong các tộc người Việt đã nghiên cứu. Ở locus này, 2 alen có đoạn lặp lớn hơn chuẩn là alen 26.3 và alen 27 cũng gặp ở quần thể mà các nhà nghiên cứu Anh và Úc đã công bố trên STRbase [99]. Ngồi ra, alen số 10, có trong thang alen chuẩn nhưng không thấy xuất hiện ở các tộc người khảo sát tại Việt Nam (Bảng 10 - Phụ lục 1).
Ở tộc người H‟mông, alen 15.2 có tần suất cao hơn nhiều so với các tộc người khác, ngược lại, alen 14 lại có tần suất thấp hơn so với các tộc người khác cùng trong nghiên cứu này (Hình 3.15). Đây cũng là locus có tính đa hình cao trong bộ kít Identifiler.
Locus này cũng khơng có trong nghiên cứu của Trần Trọng Hội, Lê Thị Bích Trâm khi nghiên cứu khảo sát tần suất alen của quần thể các tộc người Kinh sinh sống tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, tộc người Mường tại Hịa Bình và tộc người Khmer tại Sóc Trăng [6, 15].