Các phương pháp phân tích tính chất lý hóa học của tro bay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sử dụng diatomite tự nhiên và tro bay để hấp thụ cd và pb trong đất và nước ô nhiễm 624403 (Trang 67 - 69)

TT Chỉ tiêu Phương pháp phân tích

1 pHKCl Đo bằng máy pH YSI 63 (Tiêu chuẩn TCVN 5979 – 2007) 2 CEC Phương pháp dùng amoni axetat (TCVN 8568:2010) 3 Tỷ trọng Sử dụng bình tỷ trọng (TCVN 4195:2012)

4 SiO2 Tổng dạng kết tủa và hòa tan (TCVN 8262 : 2009) 5 Fe2O3 Phương pháp chuẩn độ complexon (TCVN 8262 : 2009) 6 Al2O3 Tạo phức giữa nhôm và EDTA (TCVN 8262 : 2009) 7 CaO Tách Canxi bằng amoni hydroxit và chuẩn độ canxi bằng

dung dịch EDTA (TCVN 8262 : 2009)

8 MgO Tách Canxi, Magiê bằng amoni hydroxit và chuẩn độ canxi bằng dung dịch EDTA (TCVN 8262 : 2009)

9 SO3 Kết tủa sunfat dưới dạng bari sunfat (TCVN 141 : 2008) 10 K2O Quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) (TCVN 141 : 2008) 11 Na2O Quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) (TCVN 141 : 2008) 12 P2O5 Phương pháp so màu (TCVN 8940:2011)

13 Pb Quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) (TCVN 8246:2009) 14 Cu Quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) (TCVN 8246:2009)

2.3.5.5. Phương pháp hấp phụ

Một hệ hấp phụ khi đạt đến trạng thái cân bằng, lượng chất bị hấp phụ là một hàm của nhiệt độ, áp suất hoặc nồng độ của chất bị hấp phụ:

q = f (T, P hoặc C)

Ở nhiệt độ không đổi (T = const), đường biểu diễn q = f T(P hoặc C) được gọi là đường hấp phụ đẳng nhiệt. Đường hấp phụ đẳng nhiệt biểu diễn sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ tại một thời điểm vào nồng độ cân bằng hoặc áp suất của chất bị hấp phụ tại thời điểm đó ở một nhiệt độ xác định.

Đối với chất hấp phụ là chất rắn, chất bị hấp phụ là chất lỏng, khí thì đường hấp phụ đẳng nhiệt được mô tả qua các phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Henry, Freundlich, Langmuir,…

Ngồi ra, có thể sử dụng nhiều các dạng phương trình đẳng nhiệt khác nhau để mô tả cân bằng hấp phụ như: Dubinin, Frumkin, Tempkin phụ thuộc vào bản chất của hệ và các điều kiện tiến hành quá trình hấp phụ.

Luận án này sử dụng đường đẳng nhiệt hấp phụ theo hai mơ hình đẳng nhiệt hấp phụ phổ biến nhất để mô tả trạng thái cân bằng hấp phụ là phương trình Langmuir và phương trình Freundlich để xác định dung lượng hấp phụ và giải thích cơ chế của sự kết hợp ion Cd2+ và Pb2+ vào chất hấp phụ, ái lực tương đối của các ion đối với chất hấp phụ

- Mơ hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir dựa trên giả thuyết sự hấp phụ là đơn lớp nghĩa là các chất bị hấp phụ hình thành một lớp đơn phân tử và tất cả các tâm hấp phụ trên bề mặt chất hấp phụ là đồng nhất, nghĩa là chúng có ái lực như nhau đối với chất bị hấp phụ. Từ các giả thiết trên, Langmuir đã xây dựng phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir có dạng như sau:

𝑄 = 𝑄 𝐾 . 𝐶

1 + 𝐾 . 𝐶 (𝑎) Trong đó:

- Qe là dung lượng hấp phụ tại thời điểm đạt cân bằng (mg/g). - Qmax là dung lượng hấp phụ cực đại (mg/g).

- Ce là nồng độ lúc cân bằng (mg/l).

- KL là hằng số đặc trưng cho tương tác của chất hấp phụ và chất bị hấp phụ. Phương trình (a) có thể chuyển thành dạng sau:

𝐶 𝑄 = 1 𝑄 . 𝐶 + 1 𝐾 . 𝑄 (𝑏)

Phương trình (b) là phương trình đường thẳng biểu thị sự phụ thuộc tuyến tính của Ce/Qe và Ce.

Hình 2.1: Đường hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir nhiệt Langmuir

Hình 2.2: Đồ thị sự phụ thuộc của Ce/Qe và Ce của Ce/Qe và Ce

Từ đồ thị hình 2.2 ta có thể xác định được KL và Qmax. Sau khi xác định được KL có thể xác định được tham số cân bằng RL:

R = (c)

Trong đó: C0 là nồng độ ban đầu chất bị hấp phụ (mg/l)

Mối tương quan giữa các giá trị của RL và cac dạng của mơ hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmiur thực nghiệm được thể hiện ở bảng 2.5 [138].

Bảng 2.5: Mối tương quan của RL và dạng mơ hình Giá trị của RL Dạng mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sử dụng diatomite tự nhiên và tro bay để hấp thụ cd và pb trong đất và nước ô nhiễm 624403 (Trang 67 - 69)