Phương pháp điều tra thực địa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sử dụng diatomite tự nhiên và tro bay để hấp thụ cd và pb trong đất và nước ô nhiễm 624403 (Trang 58 - 59)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Phương pháp điều tra thực địa

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Được thực hiện trong phỏng vấn hộ dân, cán bộ ở địa phương để xác định điểm lấy mẫu đất ô nhiễm tại làng nghề tái chế ở thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

- Lấy mẫu đất: Lấy 8 mẫu đất tại khu vực nghiên cứu tại các ruộng lúa phía sau của làng nghề tái chế, tiến hành phân tích và lựa chọn một mẫu có hàm lượng Cd và Pb vượt quá QCVN 03-MT:2015/BTNMT. Mẫu được lựa chọn để thí nghiệm là mẫu đất được lấy tại khu ruộng lúa phía sau của khu làng nghề, là nơi tiếp nhận nước thải của một số xưởng tái chế (tọa độ vị trí lấy mẫu là: 20059'10,56"; 106003'16,98", sơ đồ vị trí lấy mẫu được trình bày ở

phụ lục 01). Mẫu đất được lấy ở độ sâu 0-30 cm, khối lượng lấy 20 kg, được trộn đều, sau đó cho vào túi nilơng và ghi ký hiệu mẫu.

- Lấy mẫu vật liệu:

+ Diatomite là trầm tích sét, được lấy tại vết lộ của mỏ Hòa Lộc - Phú Yên, lấy 2 điểm mẫu, mỗi điểm 2kg sau đó được phơi khơ ở nhiệt độ phòng, dã nhỏ và rây qua rây 2 mm sau đó được ghi nhãn và bảo quản trong bình thủy tinh để phục vụ phân tích mẫu và các thí nghiệm khác. Sau khi phân tích tính chất lý hóa học các mẫu nghiên cứu này lựa chọn 1 mẫu để làm các thí nghiệm biến tính.

+ Tro bay là sản phẩm được thu hồi tại nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2, lấy 2 kg mẫu tại nhà máy Nhiệt điện Phải Lại 2 về phơi khô ở nhiệt độ phịng sau đó bảo quản trong bình thủy tinh để phân tích tính chất lý hóa học và làm các thí nghiệm biến tính.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sử dụng diatomite tự nhiên và tro bay để hấp thụ cd và pb trong đất và nước ô nhiễm 624403 (Trang 58 - 59)