Lượng tro thải của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sử dụng diatomite tự nhiên và tro bay để hấp thụ cd và pb trong đất và nước ô nhiễm 624403 (Trang 44 - 45)

TT Tên nhà máy Công suất (MW) Lượng tro (Tấn/năm)

1 Phả Lại 1 400 188.000

2 Phả Lại 2 600 249.000

Tổng số 437.000

Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), (2003) (trích dẫn từ: [32])

Về thành phần có thể chia thành phần tro xỉ than thành hai phần: phần tro thô và phần tro mịn. Phần tro thô chủ yếu từ tro xỉ than ở đáy lị (Hình 1.3, bên trái). Tên gọi tro bay thường dùng để chỉ phần rất mịn và trịn nhẵn (Hình 1.3, bên phải) của tro xỉ than vì phương pháp xử lý thơng thường là phương pháp cơ học trong đó luồng khí mạnh được thổi qua tro và mang các hạt mịn đi xa, để lại hạt thô.

Theo kết quả nghiên cứu của Phan Hữu Duy Quốc, (2011) [32] trong thành phần tro xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại có 73% là tro bay.

Hình 1.3: Ảnh chụp SEM Tro thơ đáy lị (trái) và tro bay (phải) (Nguồn: Phan Hữu Duy Quốc, 2011 [32])

Hiện nay tro, xỉ thải của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại được thu hồi và bán cho các Công ty Vina Fly Ash (Hàn Quốc), Công ty Sông Đà Cao Cường, Công ty CP Thiên Tân và Công ty CP Phụ gia bê tông Phả Lại để làm phụ gia cho ngành xây dựng như phụ gia bê tông đầm lăn, phụ gia xi măng, gạch chưng áp, thạch cao… Các sản phẩm tận dụng từ nguồn tro, xỉ của nhà máy đã bước đầu khẳng định được chất lượng, hiệu quả qua thực tế sử dụng. Theo tính tốn của Cơng ty CP Nhiệt điện Phả Lại, mỗi năm các đơn vị này thu hồi, xử lý khoảng 350.000 tấn tro, xỉ thải (Báo Cơng Thương, 2015 [33]). Như vậy hiện nay cịn khoảng 87.000 tấn/năm tro, xỉ thải mỗi năm tại Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại chưa được tái sử dụng.

Ngoài những ứng dụng trong lĩnh vực cơng nghiệp (ví dụ: làm phụ gia xi măng…), lĩnh vực xây dựng (ví dụ: sản xuất gạch, bê tông siêu nhẹ, vật liệu phối trộn làm đường)… hiện nay đã có một số cơng trình nghiên cứu trong nước nhằm tìm hiểu khả năng sử dụng tro bay trong lĩnh vực môi trường (Nguyễn Đức Chuy và nnk, 2002 [3], Nguyễn Thị Thu và nnk, 2001 [39]).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sử dụng diatomite tự nhiên và tro bay để hấp thụ cd và pb trong đất và nước ô nhiễm 624403 (Trang 44 - 45)