Cơ sở đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tnhh xuất nhập khẩu và thương mại eureka (Trang 58 - 62)

3.1.1. Quan điểm, định hướng của Nhà nước

Trong những năm vừa qua, nhận thức về vai trị và tầm quan trọng của loại hình dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, hay cịn gọi là dịch vụ Logistics, các cơ quan Nhà nước đã có những quan điểm và đưa ra định hướng chính của nhà nước là hình thành dịch vụ trọn gói 3PL, phát triển logistics điện tử cùng với thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả và thân thiện. Cùng với định hướng trên là những điều chỉnh của Nhà nước về việc thực hiện như sau:

Thứ nhất, chính phủ thực hiện chính sách bình ổn giá đối với các dịch vụ bốc xếp tại cảng và sẽ áp dụng một mức giá chung tại các cảng trong cả nước. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển giảm được các chi phí tại cảng.

Thứ hai, về kết cấu hạ tầng, Việt Nam chủ trương dành một phần lớn ngân sách và nguồn vốn ODA để đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hóa và dịch vụ logistics phát triển. Về hệ thống cảng biển cũng được đầu tư với quy mô lớn và trang thiết bị hiện đại, phù hợp với quy hoạch phát triển cảng biển. Đồng thời tiếp tục đầu tư phát triển cơ cấu hạ tầng đồng bộ, đảm bảo tính kết nối và tạo thuận lợi cho Logistics, trong đó chú trọng phát triển hệ thống vành đai kinh tế, cải tạo và nâng cấp các tuyến luồng, cảng bến cảng thủy nội địa. Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh giao nhận thuận lợi hơn trong việc chuyên chở hàng hóa, hạn chế các rủi ro phát sinh.

Thứ ba, về những cam kết quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ có liên quan đến logistics. Trong phân loại các ngành, phân ngành dịch vụ của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) khơng có khái niệm dịch vụ Logistics. Các hoạt động logistics cụ thể thực tế nằm trong các phân ngành dịch vụ hỗ trợ vận tải, thuộc ngành dịch vụ vận tải. Gia nhập WTO, liên quan đến dịch vụ logistics, Việt Nam đã cam kết mở cửa các phân ngành sau: dịch vụ xếp dỡ container; dịch vụ thông quan; dịch vụ kho bãi; dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa; các dịch vụ thực hiện thay mặt cho chủ hàng (bao gồm các hoạt động kiểm tra vận đơn; dịch vụ mơi giới vận tải hàng hóa; giám định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; giám định hàng hóa; dịch vụ nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải). Theo các cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết cho phía nước ngoài được thiết lập các doanh nghiệp liên doanh, với tỷ lệ góp vốn 49-51% trong các dịch vụ vận tải, giao nhận, kho bãi,...

Về hệ thống luật pháp và cơ chế chính sách, chính phủ đã có những điều chỉnh dịch vụ logistics như Bộ luật Dân sự 2005, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư 2005, Luật Cạnh tranh 2004, Luật Hải quan sửa đổi 2005 và các quy định chuyên ngành khác. Theo như cam kết và lộ trình hội nhập các lĩnh vực hoạt động dịch vụ logistics, Chính phủ Việt Nam và các Bộ, ngành quản lý cũng đã có ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải, cảng biển, xuất nhập khẩu, hải quan, thuế... Trong đó đặc biệt các quy hoạch về giao thông vận tải, cảng biển, vận tải biển, vận tải đường bộ, đường thủy..., các cảng cạn, khu logistics... đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã ra đời. Các hành lang pháp lý nêu trên có tác động tích cực đến phát triển thị trường dịch vụ logistics, tạo điều kiện thuận lợi trong việc kinh doanh của các công ty giao nhận.

Với những định hướng cũng như những điều chỉnh của Nhà nước như trên, sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, đặc biệt là đường biển sẽ có những bước đệm tốt trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Các cơng ty kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển cần nắm bắt kịp thời những quy định của chính phủ đối với ngành vận tải và giao nhận hàng hóa.

3.1.2. Cơ hội và thách thức đối với dịch vụ nhận giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Eureka (2022-2027) khẩu bằng đường biển tại Công ty Eureka (2022-2027)

Cơ hội

Với việc Việt Nam ký kết nhiều hợp tác song phương, đối tác chiến lược với các quốc gia trên thế giới, tạo các cơ hội chính sách mở cửa nền kinh tế Nhà nước giúp nước ta phát triển các mối quan hệ kinh tế với các nước khác, tăng cường hợp tác ngoại thương. Các cơng ty có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng gia tăng về số lượng và nhu cầu sử dụng các dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển.

Thương mại quốc tế cũng vì thế mà phát triển. Từ những hiệp định Thương mại song phương, đa phương hay những hiệp định tạo thuận lợi thương mại, xóa bỏ những rào cản trong hoạt động giao vận, xuất nhập hàng hóa quốc tế, việc tiếp cận và phát triển ngoại thương từ đó cũng tăng theo bởi những quy cách, thủ tục hay chi phí, thuế suất dần dần giảm và bỏ. Do vậy, dịch vụ giao nhận của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Thương mại Eureka cũng được ngày càng thuận lợi hơn, có tiền đề phát triển nhanh và mạnh hơn nữa.

Thứ hai, vì muốn phát triển nền kinh tế thị trường và phát triển ngoại thương. Nhà nước cũng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi về thuế và các hoạt động vay vốn, mở rộng thị trường, điều này làm cho lợi nhuận của công ty cũng dần tăng lên. Đặc biệt, các chính sách về khai báo hải quan cũng trở nên thơng thống hơn, doanh nghiệp có

thể khai báo hải quan thông qua các phầm mềm hải quan điện tử để tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả cơ quan hải quan và doanh nghiệp so với việc thủ tục phức tạp như trước kia.

Thứ ba, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, việc liên hệ giữa các bên đối tác giao nhận, xuất nhập khẩu trở nên dễ dàng hơn; việc làm thủ tục hải quan cũng ứng dụng khoa học cơng nghệ để đạt nhiều hiệu quả tích cực như đã nêu ở trên.

Thứ tư, vị trí địa lý của Việt Nam thuận lợi trong quá trình giao thương bằng đường biển quốc tế, thúc đẩy hoạt động trao đổi hàng hóa quốc tế trong và ngoài nước, mở ra cơ hội lớn cho sự phát triển và tiến bộ của ngành ngoại thương, đặc biệt là hoạt động khai thác và sử dụng cảng biển.

Thách thức

Thứ nhất, tuy hệ thống giao thông được nâng cấp nhưng ở thời điểm hiện tại, cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam vẫn chưa phát triển. Tình trạng kẹt xe hay đường hỏng xảy ra thường xuyên, đặc biệt là trên đường đến các kho bãi hay địa điểm giao nhận, dẫn đến việc chậm trễ trong các khâu giao hàng, nhận hàng.

Thứ hai, kèm theo việc nhiều chính sách có lợi cho ngoại thương, thương mại quốc tế ngày càng dễ dàng, thì các đối thủ cạnh tranh Cơng ty TNHH Xuất Nhập khẩu và Thương Mại Eureka cũng xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt là dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, với sự tham gia của nhiều cơng ty nước ngồi.

Thứ tư, những biến động thời tiết cũng gây khó khăn cho dịch vụ giao nhận hàng hóa. Những tác động từ thời tiết như mưa hay triều cường lên cao, trong khi hệ thống cấp thốt nước chưa đáp ứng đủ, dẫn đến tình trạng kẹt xe, tắt máy của nhân viên giao nhận hay phương tiện chuyên chở và làm chậm trễ thời gian thực hiện hoạt động giao nhận. Hơn thế nữa, những ảnh hưởng thất thưởng của thời tiết có thể gây khó khăn trong việc bảo quản hàng hóa tạm thời trong q trình giao nhận, dẫn đến những tranh chấp giữa công ty và khách hàng.

Với sự tăng nhanh của các cơng ty kinh doanh nhập khẩu hàng hóa và nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận của họ, đồng thời các chương trình ưu đãi cho hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo các hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia khác bắt đầu có hiệu lực, nên thách thức đặt ra là đối thủ cạnh tranh trong ngành ngày càng tăng nhanh về số lượng và phạm vi hoạt động. Đồng thời với sự xuất hiện ngày càng nhiều các đối thủ đến từ thị trường nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh và sức ảnh hưởng lớn

Luật pháp về dịch vụ giao nhận tại Việt Nam vẫn còn ít, và chưa có nhiều quy định liên quan, vì vậy thách thức hiện nay là thể chế, chính sách Nhà nước với ngành kinh doanh giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu vẫn chưa rõ ràng, không đồng bộ, bất cập, chưa tạo điều kiện hỗ trợ ngành kinh doanh giao nhận non trẻ phát triển. Thủ tục

hải quan và hành chính cịn rườm ra, phức tạp khiến doanh nghiệp tốn thời gian và tiền bạc.

Các công ty xuất nhập khẩu hiện nay càng ngày càng lớn mạnh về quy mơ lẫn tài chính, vì thế cơng ty phải đối mặt với thách thức là các công ty xuất nhập khẩu ngày nay có xu hướng tự xây dựng riêng cho mình các kho bãi riêng biệt và thành lập các bộ phận giao nhận xuất nhập khẩu tại chính cơng ty mình, vì vậy nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận của các công ty này đã giảm xuống, làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của các công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận

Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển luôn ẩn chứa những nguy cơ và rủi ro, từ đó thách thức đặt ra đối với cơng ty là dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên, đặc biệt là thời tiết, thiên tai, gây ảnh hưởng đến chi phí mà cơng ty phải chịu. Tỷ lệ rủi ro từ các hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển khá cao so với các phương thức giao nhận hàng hóa khác.

3.1.3. Định hướng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của Cơng ty Eureka (2022-2027) đường biển của Công ty Eureka (2022-2027)

Trong thời gian tới Công ty chủ trương vẫn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển, cụ thể là

Hồn thiện và cải tiến quy trình vận chuyển hàng nhập bằng đường biển, khắc phục điểm yếu do thiếu chi nhánh ở nước ngồi, khơng chủ động trong phương tiện vận tải để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, đạt lợi nhuận cao.

Để Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Thương mại Eureka có thể thích ứng với mơi trường cạnh tranh gay gắt cả trong nước lẫn quốc tế, công ty tiếp tục giữ vững và phát triển thị phần cho riêng mình thơng qua việc nghiên cứu các biện pháp mở rộng thị trường.

Đảm bảo yêu cầu giao hàng đúng thời hạn và yêu cầu của khách; an tồn, mà giảm thiểu chi phí cho các bên liên quan. Hiện đại hóa hệ thống quản lý của tồn cơng ty về nhân sự, dịch vụ bằng công nghệ thông tin; ứng dụng các phần mềm mới nhất.

Củng cố và duy trì mối quan hệ bạn hàng cung cấp: Nhận thấy là trong thời gian tới các hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ được dỡ bỏ, các doanh nghiệp tham gia vào xuất nhập khẩu sẽ ngày càng nhiều, việc củng cố và duy trì các mối quan hệ bạn hàng cung cấp sẽ đảm bảo cho Cơng ty ln có được những điều kiện thuận lợi trong giao dịch và đàm phán, ký kết hợp đồng cũng như những ưu đãi đặc biệt do bạn hàng dành cho.

Củng cố và duy trì các mối quan hệ với khách hàng. Việc củng cố và duy trì các mối quan hệ với các khách hàng sẽ tạo cho Cơng ty ln có mối quan hệ ổn định và bền vững.

Trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động giao nhận hàng hóa của mình nên cơng ty sẽ mở rộng thêm hợp tác với các bên đại lý trung gian tại nước ngoài để thuận tiện cho việc giao nhận. Đầu tư thêm phương tiện vận tải, tập trung phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chun mơn của nhân viên để đảm bảo tính chuyên nghiệp, chính xác. Tuyển dụng thêm đội ngũ nhân viên trình độ cao để đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động. Ngồi ra, cơng ty sẽ tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực Logistics và vận tải biển với mục tiêu luôn hướng đến khách hàng, phát triển con người và trách nhiệm với cộng đồng. Công ty cũng đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển để đưa dịch vụ này trở thành trụ cột chính của cơng ty với doanh thu đứng đầu công ty, vượt qua cả hoạt động khác. Và hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cũng vì thế ngày càng được chú trọng phát triển để góp phần nâng cao hiệu quả của dịch vụ Logistics.

Công ty sẽ tiếp tục tập trung vào việc duy trì năng lực tài chính và kinh doanh, tiếp tục những đầu tư cần thiết cho cơ sở vật chất, củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngồi, từng bước đầu tư có chiều sâu về cơng nghệ thơng tin cho công tác quản lý và tác nghiệp chun mơn. Trong thời gian tới, Cơng ty cịn phải làm tốt công tác tiếp thị, quảng bá dịch vụ của Công ty trên các phương tiện thơng tin đại chúng một cách có chọn lọc, trên thị trường chứng khốn và trên các kênh thơng tin của đối tác nước ngoài, tham dự các hội nghị, hội thảo các tổ chức ngành nghề trong và ngoài nước để kết nối và mở rộng quan hệ đối tác, tăng thêm khách hàng.

3.2. Giải pháp thúc đẩy dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển cho Công ty Eureka (2022-2027)

Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh, công ty cần nâng cao chất lượng dịch vụ của mình hơn nữa và từng bước khắc phục ty những hạn chế để phát triển. Do đó, em xin đề xuất một số giải pháp để khắc phục những hạn chế trong nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển đã nêu trên.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tnhh xuất nhập khẩu và thương mại eureka (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)