Tình hình kinhdoanh

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện tốt quy trình nhập khẩu tại công ty cổ phần phụ tùng thiết bị dệt may trần lực (Trang 36 - 40)

5. Kết cấu

2.2. Thực trạng kinhdoanh và nhập khẩu của công ty CP phụ tùng thiết bị dệt may

2.2.1. Tình hình kinhdoanh

2.2.1.1. Cơ cấu sản phẩm

Dưới đây là biểu đồ thể hiện cơ cấu sản phẩm kinh doanh của công ty:

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu sản phẩm

Đơn vị: %

Nguồn: Công ty CP phụ tùng thiết bị dệt may Trần Lực (2021)

Sản phẩm kinh doanh chính của cơng ty CP phụ tùng thiết bị dệt may Trần Lực là phụ tùng linh kiện chiếm tổng doanh số trong khoảng 69% đến 73%. Hai mặt hàng sản phẩm máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu và vật tư khác có mức phần trăm doanh thu lần lượt trong khoảng 18% - 20% và 7% - 13%.

69% - 73% 18% - 20%

7% - 13%

Phụ tùng linh kiện Máy móc thiết bị

Nguyên phụ liệu và vật tư khác

29

Bảng 2.1. Doanh thu bán hàng của công ty

Đơn vị: tỷ đồng Các sản phẩm 2018 2019 2020 2021 Phụ tùng linh kiện 21.812 21.368 17.029 19.267 Máy móc thiết bị 5.436 5.503 5.009 5.621 Nguyên phụ liệu và vật tư khác 2.569 2.645 2.509 2.722 Tổng 29.817 29.516 24.547 27.61

Nguồn: Công ty CP phụ tùng thiết bị dệt may Trần Lực (2018 – 2021)

Giai đoạn 2018 – 2019, doanh thu của sản phẩm phụ tùng linh kiện đạt mốc hơn 21 tỷ đồng. Trong năm 2019, các sản phẩm này này giảm nhẹ 444 triệu đồng song hai mặt hàng sản phẩm cịn lại có sự tăng nhẹ lần lượt là 67 triệu đồng với máy móc thiết bị và 76 triệu đồng với nguyên phụ liệu và vật tư khác. Năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh, doanh thu các sản phẩm của công ty đều giảm, mặt hàng phụ tùng linh kiện giảm nhiều nhất khoảng 4,339 tỷ đồng so với năm 2020. Đến năm 2021, doanh thu bán hàng của cơng ty có sự thay đổi tích cực khi các mặt hàng đều tăng trở lại.

2.2.1.2. Thị trường và đối tác

Dưới đây là biểu đồ thể hiện cơ cấu thị trường kinh doanh của công ty:

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu thị trường

Đơn vị: %

Nguồn: Công ty CP phụ tùng thiết bị dệt may Trần Lực (2021)

Miền Bắc 70% Miền Trung

30

Công ty CP phụ tùng thiết bị dệt may Trần Lực hoạt động kinh doanh chủ yếu ở thị trường miền Bắc, chiếm 70% thị trường hoạt động kinh doanh. Thị trường miền Trung có thị phần chiếm 30%.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện cơ cấu khách hàng công ty CP phụ tùng thiết bị dệt may Trần Lực:

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu khách hàng

Đơn vị: %

Nguồn: Công ty CP phụ tùng thiết bị dệt may Trần Lực (2021)

Nguồn khách hàng tiêu thụ của cơng ty được phân thành ba nhóm thành phần, trong đó:

- Khách hàng mua để sử dụng trực tiếp (xưởng may, nhà máy, công ty): 70% - Khách hàng nhập để bán (đại lý thương mại): 25%

- Khách hàng lẻ: 5%

2.2.1.3. Doanh thu và lợi nhuận

Dịch bệnh Covid -19 đã tác động tiêu cực đến các nền kinh tế lớn như Mỹ,

Trung Quốc, Nhật Bản, Liên minh châu Âu... Tại Việt Nam, Covid-19 tác động lên nền kinh tế và làm cho tăng trưởng kinh tế nước ta rơi xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua.

Ngành dệt may Việt Nam là một trong những nhóm ngành hàng chủ lực, tạo việc làm cho hàng triệu lao động và đóng góp quan trọng vào q trình phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã làm ngưng trệ xuất khẩu, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến doanh nghiệp và lao động trong nhóm ngành nghề này.

70% 25% 5% KH mua để sử dụng trực tiếp KH nhập để bán KH lẻ

31

Đối với công ty CP phụ tùng thiết bị dệt may Trần Lực, khi đại dịch bùng nổ, các biện pháp giãn cách xã hội được thực hiện, nhiều hoạt động sản xuất tạm dừng lại. Nguồn nguyên liệu sản xuất và nhân công trở nên khan hiếm dẫn đến việc chi phí nguyên liệu sản xuất, nhân công tăng cao. Điều này buộc các doanh nghiệp tăng giá thành sản phẩm khiến hàng hóa đầu vào bị tăng giá.

Trong bối cảnh ở thị trường Việt Nam thì các doanh nghiệp may cũng gặp khó khăn do mất đơn hàng, giảm đơn hàng, phải đóng cửa nên họ cũng yêu cầu các nhà cung cấp như công ty CP phụ tùng thiết bị dệt may Trần Lực phải hỗ trợ họ bằng cách giảm giá bán hoặc giãn công nợ cho họ. Cơng ty bị đầy vào tình thế rất khó khăn là đầu vào thì tăng giá mà đầu ra thì phải hạ giá.

Các khu công nghiệp tập trung nhiều công ty may như Bắc Giang, Bắc Ninh... trong giai đoạn dịch Covid phải đóng cửa tạm thời, dừng hoặc giảm sản xuất. Các linh kiện, phụ kiện, nguyên phụ liệu không bị giảm hoặc tiêu hao. Các doanh nghiệp may không phải mua hàng, hoặc số lượng hàng mua giảm so với trước dịch. Doanh số bán hàng của công ty giảm rõ rệt, tháng đỉnh điểm là doanh số giảm 40%.

Bảng 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018 - 2021

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2021

Tổng doanh thu 42,634 42,226 36,477 39,490

Tổng chi phí 42,769 41,809 36,178 38,918

Lợi nhuận trước thuế (0,135) 0,417 0,299 0,572

Nguồn: Công ty CP phụ tùng thiết bị dệt may Trần Lực (2018 – 2021)

Từ bảng phân tích có thể thấy, doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty đã giảm mạnh. Cuối năm 2019 là thời điểm phát dịch đầu tiên do đó doanh thu giảm nhẹ 0.96% so với năm 2018. Có thể thấy rõ sự suy giảm doanh thu do ảnh hưởng của Covid vào năm 2020, từ hơn 42 tỷ đồng xuống còn khoảng 36 tỷ đồng (giảm 13.61% so với năm 2019).

Mặc dù doanh thu sụt giảm nhưng lợi nhuận của cơng ty lại có xu hướng tăng nhẹ. Năm 2018, lợi nhuận công ty âm hơn 135 triệu đồng. Đến năm 2019 thì lợi nhuận đạt mốc khoảng 417 triệu đồng so với năm 2018. Do ảnh hưởng dịch bệnh, lợi nhuận năm 2020 giảm xuống, ước chừng giảm 118 triệu đồng (giảm 28.30% so với năm 2019).

32

Năm 2021, tình hình dịch bệnh được kiểm sốt, các hoạt động kinh doanh sản xuất trở lại bình thường, doanh thu của cơng ty có xu hướng tăng lên, mặc dù doanh thu chỉ tăng thêm khoảng 3 tỷ đồng song tình hình kinh doanh của cơng ty đã khả quan hơn với năm 2020. Lợi nhuận thu về trước thuế của công ty cũng tăng 91.30% so với năm 2020, đạt mức lợi nhuận 572 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện tốt quy trình nhập khẩu tại công ty cổ phần phụ tùng thiết bị dệt may trần lực (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)