Thực trạng nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện tốt quy trình nhập khẩu tại công ty cổ phần phụ tùng thiết bị dệt may trần lực (Trang 40 - 44)

5. Kết cấu

2.2. Thực trạng kinhdoanh và nhập khẩu của công ty CP phụ tùng thiết bị dệt may

2.2.2. Thực trạng nhập khẩu

2.2.2.1. Cơ cấu sản phẩm nhập khẩu

Trong quá trình nhập khẩu thì việc phân tích mặt hàng nhập khẩu của cơng ty là việc rất cần thiết để đánh giá được sự biến động từng khoản mục nhập khẩu của công ty. Sự biến động này được minh hoạ cụ thể hơn qua bảng dưới đây:

Bảng 2.3. Cơ cấu mặt hàng kinh doanh nhập khẩu của công ty

Đơn vị: tỷ đồng Các mặt hàng 2018 2019 2020 2021 Phụ tùng linh kiện 8,762 8,632 5,397 5,412 Máy móc thiết bị 2,433 2,545 1,485 1,327 Nguyên phụ liệu và vật tư khác 1,207 1,296 0,813 0,850 Tổng cộng 12,402 12,473 7,695 7,589

Nguồn: Công ty CP phụ tùng thiết bị dệt may Trần Lực (2018 – 2021)

Qua bảng 2.3, ta thấy mặt hàng nhập khẩu công ty giảm trong giai đoạn 2018 – 2021.

Năm 2019 giá trị nhập hàng phụ tùng linh kiện giảm nhẹ khoảng 130 triệu đồng so với năm 2018; trong khi đó giá trị nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu và vật tư khác có sự tăng lên một lượng lần lượt là khoảng 112 triệu đồng (tương đương 4,61%) đối với máy móc thiết bị và 89 triệu đồng (tương đương 7,37%) đối với hàng nguyên phụ liệu và vật tư khác.

Đến năm 2020 tình hình mặt hàng nhập khẩu có sự thay đổi đáng kể, các mặt hàng đều giảm xuống. Phụ tùng linh kiện là mặt hàng kinh doanh chính của cơng ty giảm 3,234 tỷ đồng, tương đương 37,47%. Hai mặt hàng máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu và vật tư khác lần lượt giảm còn 1,485 tỷ đồng (tương đương 58,35%) và

33

813 triệu đồng (tương đương 62,73%). Nguyên nhân các mặt hàng công ty nhập khẩu giảm là do tác động của dịch bệnh Covid, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng, nguồn hàng về chậm và nhu cầu tiêu thụ giảm.

Năm 2021, dịch bệnh được kiểm sốt, các mặt hàng nhập khẩu có xu hướng tăng nhẹ. Phụ tùng linh kiện là 5,412 tỷ đồng nguyên phụ liệu và vật tư khác là 850 triệu đồng. Tuy nhiên mặt hàng máy móc thiết bị lại giảm 157 triệu đồng, tương đương 10,64%. Lý do giải thích cho việc mặt hàng này giảm bởi giai đoạn dịch bệnh Covid, thực hiện chính sách đóng cửa tạm thời, tạm dừng hoạt động sản xuất, chất lượng máy móc khơng bị giảm hay tiêu hao nên nhu cầu nâng cấp, thay thế máy móc là khơng có.

2.2.2.2. Kim ngạch nhập khẩu

Công ty CP phụ tùng thiết bị dệt may Trần Lực nhập khẩu chủ yếu là các nhóm hàng phụ tùng linh kiện, máy móc thiết bị và nguyên phụ liệu để phục vụ cho lĩnh vực dệt may. Dưới đây là phân tích sự biến động của giá trị nhập khẩu thực của công ty từ đó có thể nhận xét chi tiết hơn về tình hình hoạt động chung của cơng ty qua các năm.

Biểu đồ 2.4. Giá trị nhập khẩu của công ty

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Công ty CP phụ tùng thiết bị dệt may Trần Lực (2018 – 2021)

Qua biểu đồ 2.4, ta thấy:

Tốc độ nhập khẩu của công ty giai đoạn 2018 – 2021 thay đổi đáng kể. Cụ thể trị giá nhập năm 2018 là 12,403 tỷ đồng và sang năm 2019 con số này là 12,474 tỷ đồng. Trị giá nhập khẩu tăng hơn khoảng 70 triệu đồng, tương đương 0,57% so với năm 2018. Tuy nhiên năm 2019 trị giá nhập là 7,696 tỷ đồng, giảm mạnh 4,778 tỷ

0.000 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 2018 2019 2020 2021 12.403 12.474 7.696 7.591

34

đồng, tương đương 38,3% so với cùng kỳ năm 2019. Năm 2021, trị giá nhập khẩu giảm nhẹ hơn 105 triệu đồng, còn 7,591 tỷ đồng.

Ta thấy trị giá nhập của năm 2020 giảm đột ngột so với năm 2019, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid. Với sự thích nghi nhanh chóng với biến động dịch bệnh, trị giá nhập năm 2021 giảm chậm hơn so với năm 2019.

2.2.2.3. Thị trường nhập khẩu

Trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu, việc nghiên cứu thị trường và lựa chọn bạn hàng nhập khẩu là một vấn đề vô cùng quan trọng cà cần thiết. Hiểu rõ vấn đề này, công ty CP phụ tùng thiết bị dệt may Trần Lực luôn thận trọng, cân nhắc kĩ lưỡng trong việc tạo dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác với các đối tác của mình.

Các thị trường nhập hàng truyền thống của công ty bao gồm Trung Quốc, Hong Kong và Singapore. Bên cạnh đó, cơng ty mở rộng thị trường nhập khẩu của mình sang một số quốc gia khác như Đức, Đài Loan…

Bảng 2.4. Kim ngạch nhập khẩu của công ty ở các thị trường

Đơn vị: tỷ đồng Thị trường 2018 2019 2020 2021 Trung Quốc 7,144 7,585 4,717 5,512 Hong Kong 1,878 1,915 1,245 1,140 Singapore 1,951 2,005 1,015 1,138 Đức 0,575 0,723 0,048 0,380 Đài Loan 0,854 0,244 0,669 0,418

Nguồn: Công ty CP phụ tùng thiết bị dệt may Trần Lực (2018 – 2021)

Dựa theo bảng 2.4, ta có biểu đồ thể hiện cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng hố của cơng ty. Qua bảng và biểu đồ ta thấy rằng Trung Quốc là thị trường chủ lực của công ty CP phụ tùng thiết bị dệt may. Mặc dù chịu ảnh hưởng dịch bệnh toàn cầu song thị trường Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể năm 2018 chiếm 58% và tỷ trọng này tăng nhanh đến năm 2019 chiếm 61%. Do năm 2019 dịch bệnh bùng phát nên công ty gặp hạn chế về nhập khẩu hàng hoá tại thị trường này nhưng tỷ trọng tại thị trưởng không đổi ngay cả khi trị giá nhập tại thị trường này giảm một lượng là 2,867 tỷ đồng.

35

Hong Kong và Singapore là hai thị trường có tỷ trọng khơng chênh lệch nhau nhiều, tỷ trọng của hai thị trường này dao động từ 15% đến 16% trong cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty. Năm 2020, trị giá hàng hoá nhập tại thị trường Singapore có sự giảm xuống cịn 1,015 tỷ đồng và mức tỷ trọng tại thị trường này là 13%. Đến năm 2021, giá trị hàng hoá nhập khẩu tại hai thị trường này khơng có sự chênh lệch đáng kể, lần lượt là 1,140 tỷ đồng tại thị trường Hong Kong và 1,138 tỷ đồng tại thị trường Singapore.

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu thị trường nhập khẩu

Đơn vị: %

Nguồn: Công ty CP phụ tùng thiết bị dệt may Trần Lực (2018 - 2021)

Nhìn tổng qt có thể thấy hàng hố nhập khẩu tại thị trưởng Đài Loan đang tăng trưởng qua từng năm và tỷ trọng đang tiếp tục tăng lên. Điều này cho thấy rằng hàng hoá nhập tại thị trường này ngày càng được lựa chọn nhiều. Năm 2019 có một số vấn đề về chất lượng hàng của Đài Loan nên công ty hạn chế nhập hàng tại thị trường này. Đến năm 2020, chất lượng hàng được khắc phục, công ty CP phụ tùng thiết bị dệt may Trần Lực đã mở rộng việc nhập khẩu lại hàng hoá tại thị trường Đài Loan.

Về thị trường Đức thì đây là một thị trường có tỷ trọng tương đương với thị trường Đài Loan trong năm 2018 và năm 2021. Tuy nhiên do chịu tác động của dịch bệnh Covid, năm 2020 trị giá nhập khẩu tại thị trường này giảm mạnh đáng kể còn khoảng hơn 48 triệu đồng, chỉ chiếm 1% trong cơ cấu thị trường nhập khẩu.

59.79% 15.43% 15% 4.02% 5.77% Trung Quốc Hong Kong Singapore Đức Đài Loan

36

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện tốt quy trình nhập khẩu tại công ty cổ phần phụ tùng thiết bị dệt may trần lực (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)