Tình trạng sứckhoẻ và chăm sóc sứckhoẻ ng−ời cao tuổi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc trưng của người cao tuổi và đánh giá mô hình chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi đang áp dụng (Trang 55 - 61)

II. Thực trạng ng−ời cao tuổi ở Việt Nam chia theo các đặc tính xã hội

2.2.2. Tình trạng sứckhoẻ và chăm sóc sứckhoẻ ng−ời cao tuổi

Khi tuổi cao sức chống chịu của con ng−ời kém đi, tạo điều kiện cho bệnh tật phát triển. ở ng−ời già, bệnh th−ờng phát triển chậm chạp, âm thầm khó phát hiện, khi mắc bệnh th−ờng mắc nhiều bệnh cùng một lúc, gây suy sụp nhanh chóng.

Những bệnh th−ờng gặp nhất ở ng−ời cao tuổi là bệnh về thị lực, thính giác, x−ơng khớp, hơ hấp, tim mạch và tiêu hoá. Bệnh x−ơng khớp là loại bệnh có tỷ lệ ng−ời cao tuổi mắc cao nhất 32%, tỷ lệ này ở các khu vực miền núi và nông

thơn cịn cao hơn nhiều, nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện khí hậu ẩm −ớt, điều kiện làm việc nặng nhọc, mang vác nhiều. Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh x−ơng khớp ở ng−ời cao tuổi đang giảm dần khi điều kiện kinh tế phát triển. Các loại bệnh hơ hấp, tim mạch và tiêu hố đang có xu h−ớng tăng nhanh. Đây là những căn bệnh nguy hiểm dễ gây tử vong cho ng−ời cao tuổi và th−ờng gặp ở nhóm ng−ời cao tuổi có điều kiện sống khá. Bệnh tim mạch có liên quan chặt chẽ với bệnh tăng huyết áp (hơn một nửa số ca tử vong ở ng−ời cao tuổi là do tăng huyết áp) và đặc biệt phổ biến ở những ng−ời già sống ở thành thị. Một số bệnh khác gây tử vong th−ờng gặp ở ng−ời cao tuổi là tai biến mạch máu não, viêm phế quản phổi, ung th−… Hiện nay, ngoài các bệnh về huyết áp, tim mạch, những rối loạn về tâm thần nh− giảm, mất trí nhớ, loạn thần kinh… cũng đang tăng lên. Số liệu điều tra thực trạng ng−ời cao tuổi năm 1999 cho thấy các bệnh huyết áp và tim mạch chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt ở khu vực thành thị tỷ lệ mắc bệnh t−ơng ứng là 38,69% và 24,81%. Các bệnh hô hấp và thần kinh chiếm tỷ lệ thấp hơn (14,91% và 13,50%). ở khu vực nông thôn tỷ lệ mắc bệnh tim mạch thấp hơn (15,08%), cịn bệnh thần kinh, hơ hấp chiếm tỷ lệ cao hơn so với khu vực thành thị (24,17% và 19,10%).

Giảm thị lực, thính lực cũng là những căn bệnh phổ biến ở ng−ời già. Hai căn bệnh này gây ảnh h−ởng lớn đến đời sống tâm lý cũng nh− sinh hoạt và sự hoà nhập cộng đồng của ng−ời cao tuổi. Hai căn bệnh này liên quan đến sự thoái hoá của các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, trong số các loại bệnh của tuổi già thì sự giảm sút thậm chí mất hồn tồn khả năng về thị lực là nghiêm trọng nhất bởi nó ảnh h−ởng đến tồn bộ đời sống của ng−ời già và gây khó khăn, vất vả cho ng−ời thân trong việc chăm sóc. Theo nh− số liệu trên, tỷ lệ ng−ời già vẫn còn thị lực tốt chiếm rất nhỏ. Phần lớn thị lực các cụ ở mức trung bình và giảm nhanh theo thời gian. Tỷ lệ các cụ có thị lực xấu hoặc rất xấu khá cao và có tới 10,40% các cụ đã mất hồn tồn thị lực. Đối với thính lực, các tỷ lệ cũng t−ơng tự . Cũng có gần 10% các cụ già bị mất hồn tồn thính lực, các mức độ còn lại đều t−ơng tự với thị lực.

Bảng 18: Phân loại sức khoẻ của ng−ời cao tuổi qua các cuộc điều tra.18

Đơn vị: % Tình hình sức khoẻ 1979 1989 1995 1998 Tốt 1,75 3,71 5,7 5 Trung bình 36,52 66,12 71,4 70 Kém 62,71 30,15 22,9 25 18

GS. Đỗ Nguyên Ph−ơng, Tình trạng sức khoẻ hiện nay của ng−ời cao tuổi Việt Nam, Ng−ời cao tuổi Việt Nam thực trạng và giải pháp , NXB LĐ-XH 1999

Qua bảng số liệu trên ta thấy đ−ợc trong giai đoạn 1979-1989 tỷ lệ các cụ có sức khoẻ tốt tăng từ 1,75% lên 3,71% tăng nhiều nh−ng vẫn còn ở mức thấp, tỷ lệ các cụ có sức khoẻ trung bình tăng từ 36,52% lên 66,12% gần gấp đơi. Có thể thấy rằng trong vịng 1 thập kỷ qua tình trạng sức khoẻ của các cụ cao tuổi đã đ−ợc nâng lên một cách đáng kể. Còn tỷ lệ ng−ời cao tuổi có sức khoẻ kém đã giảm đi từ 62,71% xuống còn 30,15%. Trong 10 năm tỷ lệ các cụ cao tuổi có sức khỏe yếu đã giảm đi 1 nửa bình quân giảm 3,3%/1 năm trên tổng số các cụ cao tuổi có sức khoẻ kém. Trong các năm tiếp sau tỷ lệ các cụ cao tuổi có sức khoẻ tốt và trung bình đ−ợc nâng lên nh−ng cũng không nhiều so với giai đoạn tr−ớc. Tỷ lệ ng−ời cao tuổi có sức khoẻ kém thì lại có xu h−ớng tăng trở lại năm 1995 là 22,9% và năm 1998 tăng lên 25%.

Tuy nhiên, tình trạng sức khoẻ của ng−ời già ở các vùng, tỉnh khác nhau cịn có sự chênh lệch, tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế trên địa bàn c− trú. Nếu nh− năm 1990 tại cuộc điều tra ng−ời cao tuổi đồng bằng sông Hồng do Viện xã hội học tiến hành tại 31 điểm dân c− thuộc vùng đồng bằng sơng Hồng đã cho thấy tình trạng sức khoẻ của ng−ời cao tuổi nh− sau: 10,7% có sức khoẻ tốt, 38,6% ở mức trung bình và hơn 50% cho là kém sức khoẻ kém. Thì đến cuộc điều tra thực trạng ng−ời cao tuổi năm 1999 của Bộ Lao động Th−ơng binh và Xã hội về ng−ời cao tuổi Việt Nam cho thấy những cải thiện về tình trạng sức khoẻ của ng−ời cao tuổi cịn chậm và có sự khác biệt lớn giữa hai khu vực thành thị và nơng thơn. ở các nhóm tuổi từ 60 đến trên 75 tỷ lệ các cụ có sức khoẻ tốt ở khu vực thành thị luôn cao hơn khu vực nông thôn từ 1,6 đến 2 lần.

Già không phải là bệnh nh−ng già tạo điều kiện cho bệnh tật phát sinh và phát triển. Vì thế, ở ng−ời già th−ờng hay mắc bệnh và th−ờng là bệnh mãn tính. Việc phịng bệnh có vai trị rất quan trọng. Nhờ luyện tập thể dục th−ờng xuyên giúp cho ng−ời già có thể tránh đ−ợc một số căn bệnh th−ờng gặp, nâng cao sức khoẻ cả về thể chất cũng nh− tinh thần. Tuy nhiên một điều đáng nói hiện nay là tỷ lệ các cụ tham gia tập thể dục, đi bộ, chạy chiếm tỷ lệ rất nhỏ.19 Việc chơi các môn thể thao của ng−ời già ch−a phổ biến ở ng−ời cao tuổi n−ớc ta.

Bảng 19: Tình hình sức khoẻ của ng−ời cao tuổi phân theo địa d−.20

Đơn vị: %

Miền núi Miền biển Đồng bằng Thành thị

Tốt 4,4 2,6 3,6 27,0

Trung bình 69,6 65,4 66,1 61,1

Kém 26,0 32,0 30,2 11,6

19

Ng−ời Việt cao tuổi đồng bằng sông Hồng những năm 90, Viện xã hội học, 1999.

20

Khí hậu miền núi, miền biển, đồng bằng qua điều tra, phân tích cho kết quả phân loại sức khoẻ t−ơng đ−ơng giữa các vùng. Tỷ lệ phần trăm các cụ có sức khoẻ trung bình chiếm phần lớn. Tỷ lệ các cụ có sức khoẻ tốt rất thấp. Tỷ lệ các cụ có sức khoẻ kém vẫn còn cao, miền núi 26%, miền biển 32%, đồng bằng 30,2%, khu vực thành thị có thấp hơn nh−ng cũng ở mức 11,6%. Ng−ời cao tuổi sống ở nơng thơn cuộc sống cịn nhiều khó khăn về kinh tế nên việc chăm sóc sức khoẻ cho bản thân cịn hạn chế và hầu nh− là khơng có điều kiện để chăm sóc. Các cụ già khi cịn có sức khoẻ vẫn phải lao động để kiếm sống và một số tr−ờng hợp phải lao động nặng nhọc nh− làm thuê m−ớn để kiếm miếng ăn và một phần giúp đỡ thêm con cháu. Đặc biệt là các cụ già sống ở vùng trung du, miền núi sức khoẻ rất kém. Theo một số kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu cần có thêm việc làm để tăng thu nhập của ng−ời cao tuổi hiện nay là khá cao. Đối với những ng−ời có l−ơng h−u hoặc trợ cấp mất sức (chiếm 1/5 ng−ời cao tuổi), thu nhập từ nguồn này cũng chỉ đủ đáp ứng đ−ợc có 30% nhu cầu chi tiêu trong cuộc sống. Để đủ sống, họ cần phải làm thêm 70% để có thêm thu nhập. Theo quy định của nhà n−ớc chế độ h−u trí hoặc mất sức chỉ áp dụng cho các cán bộ, công nhân viên chức trong biên chế. Đối với những ngành nghề lao động nh− nơng nghiệp khơng thuộc diện này thì khơng có bất cứ một khoản trợ cấp hàng tháng nào của nhà n−ớc. Tỷ lệ ng−ời cao tuổi ở nơng thơn chiếm hơn 90% vì vậy vẫn đang làm việc để kiếm sống.

Một số thói quen có ảnh h−ởng nghiêm trọng đến sức khoẻ ng−ời già nh− hút thuốc và uống bia, r−ợu hàng ngày hiện còn khá phổ biến ở ng−ời cao tuổi. Theo một số kết quả điều tra, 39,6% trong số cụ ông vẫn hút thuốc vài lần hay nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, tỷ lệ hút thuốc giảm dần theo độ tuổi, đặc biệt đối với các cụ ngồi 70. Các cụ ơng ở nơng thơn hút thuốc nhiều hơn so với các cụ ông ở thành phố. Có 41,6% các cụ ơng nơng thơn hút vài lần hay nhiều lần trong ngày trong khi ở thị xã tỷ lệ này chiếm 31,4% và Hà Nội là 25,9%.

Tại cuộc điều tra cơ bản điều kiện sống của ng−ời cao tuổi Việt Nam năm 1999 cũng cho ta thấy các biện pháp để phòng chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ của ng−ời cao tuổi hiện cịn đơn giản và thiếu hiệu quả. Có trên 50% các cụ tự tập luyện ở nhà, trong đó tỷ lệ cao nhất ở các cụ thuộc nhóm tuổi 65-69 ( 58,69%) và thấp nhất ở nhóm tuổi trên 74( 44,77%). Trong cùng một nhóm tuổi, các cụ ông tự tập nhiều hơn so với các cụ bà. Số ng−ời cao tuổi tự tập ở nhà thuộc khu vực thành thị cũng cao hơn so với khu vực nông thôn.

Đặc biệt, tỷ lệ ng−ời cao tuổi khơng quan tâm đến các biện pháp phịng bệnh cho bản thân chiếm khá cao ở cả 4 nhóm tuổi ( 60-64: 38,76%; 65-69: 35,96%; 70-74: 41,27%; trên 74: 51,32%).

Đối với ng−ời cao tuổi, cơ thể th−ờng bị lão hoá nên việc khám chữa bệnh th−ờng xuyên là điều kiện tốt để theo dõi và điều trị kịp thời các căn bệnh. Tuy

nhiên, hiện nay vấn đề đảm bảo cho ng−ời cao tuổi đ−ợc đi khám chữa bệnh th−ờng xuyên còn ch−a đ−ợc quan tâm, chỉ có nhóm ng−ời già về h−u, h−ởng các chế độ ng−ời có cơng, th−ơng bệnh, binh mới đ−ợc khám chữa bệnh tốt hơn so với các nhóm khác thơng qua sự hỗ trợ của nhà n−ớc. Nhóm ng−ời cao tuổi gặp nhiều khó khăn nhất trong việc khám chữa bệnh là ng−ời già ở nông thôn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, mà đây lại là nhóm đối t−ợng chiếm đa số. Nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ ở nhóm ng−ời cao tuổi này hiện cịn lớn và phần đơng ch−a đ−ợc đáp ứng. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống y tế cơ sở còn yếu và thiếu, cụ thể là thiếu thuốc men và các trang thiết bị khám chữa bệnh. Mặc dù, với chủ tr−ơng xã hội hố cơng tác y tế tạo điều kiện cho mọi thành phần tổ chức có năng lực tham gia phát triển y tế cộng đồng trong đó có y tế cho ng−ời già. Nh−ng hiện nay y tế t− nhân mới b−ớc đầu phát triển, chi phí khám chữa bệnh cịn cao, ng−ời cao tuổi do thu nhập thấp rất khó tiếp cận đến với dịch vụ y tế này.

Những ng−ời già thuộc các đối t−ợng tàn tật cô đơn là những ng−ời rất dễ bị tổn th−ơng. Tuy nhiên tình hình chăm sóc sức khoẻ cho những đối t−ợng này vẫn cịn nhiều điều phải bàn đến. Tình hình chăm sóc sức khoẻ đối với ng−ời già tàn tật cơ đơn có sự chênh lệch rất lớn giữa hai khu vực thành thị và nông thôn. Theo kết quả điều tra ng−ời cao tuổi ở Việt Nam năm 1999 cho thấy, tình hình chăm sóc sức khoẻ cho ng−ời cao tuổi là những đối t−ợng tàn tật cô đơn tại các cơ sở y tế công tại bệnh viện và trạm y tế ở khu vực thành thị rất thấp. Chỉ có 8,45% những ng−ời già tàn tật cơ đơn khám và điều trị tại trạm xá và 26,81% tại các bệnh viện. Trong khi đó, ở khu vực nơng thơn, có tới 91,55% ng−ời già là các đối t−ợng tàn tật cô đơn khám chữa bệnh tại các trạm xá và cũng có tới 73,19% khám chữa bệnh tại bệnh viện, 77,59% khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế t− nhân trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị chỉ có 22,41%. Đặc biệt, đối với loại hình dịch vụ y bác sỹ đến tận nhà, tỷ lệ ng−ời già đ−ợc bác sỹ đến tận nhà khám ở khu vực nông thôn cao hơn gấp 10 lần so với khu vực thành thị ( 9% ở thành thị so với 91% ở khu vực nông thơn).

Có một điều đáng chú ý là ở khu vực thành thị, điều kiện y tế phát triển hơn nhiều so với khu vực nông thôn nh−ng tỷ lệ ng−ời già đi đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh ch−a cao và thấp hơn khu vực nông thôn.

Trong số những ng−ời già đ−ợc hỏi về việc đi khám và điều trị bệnh thì có tới 33,7% ng−ời già không đi khám bệnh mà chỉ tự uống thuốc mỗi khi bị bệnh. Tình trạng này cũng gần giống với những kết quả thu đ−ợc qua các cuộc khảo sát của Viện Lão khoa đầu những năm 90. Thực tế cho thấy những nguời cao tuổi khi ốm đau có thể do lý do điều kiện kinh tế khó khăn hoặc ngại đi khám tại bệnh viện hoặc tại các cơ sở y tế nên dẫn tới kiểu khám bệnh tại các cửa hàng bán thuốc nghĩa là chỉ việc miêu tả bệnh cho ng−ời bán thuốc rồi sau đó mua ln thuốc theo sự chỉ dẫn của chính những ng−ời bán thuốc đó. Hoặc cũng có nhiều tr−ờng hợp mua thuốc theo kinh nghiệm. Ng−ời bị bệnh không đi khám

mà tự ý mua thuốc giống nh− loại thuốc lần tr−ớc đã mua với cùng triệu chứng bệnh t−ơng tự nh− nhau.

Tỷ lệ ng−ời cao tuổi không đi điều trị khá cao ( 46,68%) trong đó khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nơng thơn ( 51,43% so với 44,48%). Có rất nhiều lý do khiến các cụ cao tuổi không đến hoặc không thể đến những cơ sở y tế khám chữa bệnh mỗi khi ốm đau, chủ yếu là do điều kiện kinh tế có hạn khơng cho phép hoặc do đ−ờng xá đi lại q khó khăn. Trong các lý do khơng đi khám chữa bệnh thì lý do tự điều trị đ−ợc chiếm tỷ lệ cao nhất ( 86,73%). Phần lớn ng−ời già th−ờng tự đi mua thuốc về uống theo kinh nghiệm mỗi khi có bệnh vì tuổi già bệnh trở nên mãn tính gặp th−ờng xuyên mỗi khi trái nắng trời. Tiếp đến là khơng có tiền ( 10,14%), trong đó khu vực nơng thơn cao hơn rất nhiều so với khu vực thành thị, gấp hơn 7 lần ( 14,05% so với 2,83%). Có 2,18% các cụ cho là cơ sở y tế quá xa so với nhà trong đó tỷ lệ ở khu vực nơng thơn cao gấp 3 lần so với khu vực thành thị. Các lý do khác đều chiếm tỷ lệ nhỏ.

PHần II

thực trạng chăm sóc ng−ời cao tuổi tại một số địa ph−ơng

I. Thực trạng ng−ời cao tuổi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc trưng của người cao tuổi và đánh giá mô hình chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi đang áp dụng (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)