Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá mức độ gây ô nhiễm không khí trong việc giải quyết tranh chấp môi trường (Trang 54 - 57)

1.3. Tình hình nghiên cứu về thiệt hại do ô nhiễm khơng khí trong

1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Trong những năm qua, đã có những bài viết, đề tài nghiên cứu về thiệt

hại đối với môi trường trong Bảng 1.6, chẳng hạn đề tài "Trách nhiệm pháp lý dân sự trong lĩnh vực môi trường" của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý- Bộ Tư pháp thực hiện năm 2002; Luận án tiến sĩ "Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam", của tác giả Vũ Thu Hạnh, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2004; Đề tài nghiên

cứu khoa học "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây nên tại Việt Nam" của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2007; Bài viết của TS Vũ Thu Hạnh "Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thối mơi trường" trên Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3(40), năm 2007; Đề tài nghiên cứu "Nghiên cứu áp dụng các phương pháp lượng giá thiệt hại do ơ nhiễm khơng khí phục vụ cơng tác xác định bồi thường thiệt hại và xử lý các vi phạm về môi trường" của Viện Khoa học Quản lý môi trường thực hiện năm 2009. Báo cáo năm 2009 của Viện Môi trường và Tài nguyên (ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh) về thiệt hại do ô nhiễm môi trường của Công ty VEADAN năm 2009.

Tuy nhiên những nghiên cứu trong thời gian vừa qua chủ yếu tập trung giải quyết những vấn đề: Làm rõ trách nhiệm pháp lý bồi thường thiệt hại về

môi trường; Nội dung thiệt hại về mơi trường; Hình thức giải quyết bồi thường thiệt hại; Trách nhiệm của một số cơ quan trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường; Xác định một số cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường. Một số nghiên cứu chỉ mới tập trung vào thiệt hại đối với thủy sản do môi trường nước; Một số nghiên cứu tập trung vào việc điều tra thiệt hại tại hiện trường mà không loại trừ được những thiệt hại do những nguyên

thiếu những nghiên cứu chuyên sâu về thiệt hại do ô nhiễm khơng khí gây ra

đối với sức khỏe con người, hoa màu, hệ sinh thái, cơng trình xây dựng.

Bảng 1.6. Một số nghiên cứu của Việt Nam về vấn đề thiệt hại do ơ nhiễm khơng khí

Số

tt Tên đề tài, chương trình nghiên cứu Tác giả/ cơ quan

1. Trách nhiệm pháp lý dân sự trong lĩnh vực môi trường (2002)

Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý- Bộ Tư pháp 2. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải

quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam (2004)

Vũ Thu Hạnh, Trường Đại học Luật Hà Nội

3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây nên tại Việt Nam (2007)

Trường Đại học Luật Hà Nội

4. Nghiên cứu áp dụng các phương pháp lượng giá thiệt hại do ô nhiễm khơng khí phục vụ cơng tác xác định bồi thường

thiệt hại và xử lý các vi phạm về môi trường (2009)

Viện Khoa học Quản lý môi trường- Tổng cục Môi

trường

5. Nghiên cứu về thiệt hại do ô nhiễm môi trường của Công ty VEADAN (2009)

Viện Môi trường và Tài nguyên

[Nguồn: Thống kê của tác giả]

Bên cạnh đó, các văn bản hướng dẫn kỹ thuật về lĩnh vực xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường cịn thiếu cụ thể. Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định số 113/2010/NĐ-CP ngày 03/10/2010 quy định xác định thiệt hại đối với môi trường. Nghị định này mới chỉ quy định về xác định thiệt hại đối

với môi trường nước, đất, các hệ sinh thái tự nhiên. Hiện tại, chưa có văn bản quy định hoặc hướng dẫn xác định thiệt hại đối với sức khỏe con người, hoa

quyết tranh chấp đã gặp phải nhiều khó khăn do khơng thống nhất được

những cách thức tính thiệt hại và bồi thường thiệt hại đối với sức khỏe, tính mạng con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của ô nhiễm khơng khí.

Kết luận Chương 1

1. Trên thế giới, tính đến cuối thập kỷ 70, thuật ngữ tranh chấp môi

trường được sử dụng khá phổ biến ở nhiều nước khi toà án phải thụ lý và xét

xử một số lượng lớn các vụ kiện có liên quan đến việc khai thác các nguồn tài nguyên gây ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều người, cũng như những vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại về môi trường, về sức khoẻ, tài sản của dân chúng do

hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên. Các nước trên thế giới đã có những nghiên cứu khá cụ thể về mặt lý luận và thực tiễn trong việc xác định nguồn gốc, đặc điểm của tranh chấp mơi trường, xác định thiệt hại và các hình thức

giải quyết. Nhiều nước đã thành lập hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp

mơi trường (ủy ban hịa giải tranh chấp, tịa án mơi trường).

2. Tranh chấp môi trường do ô nhiễm khơng khí xuất hiện chưa lâu trong đời sống xã hội ở nước ta, song nó có biểu hiện phức tạp và có chiều

hướng gia tăng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Từ những đặc điểm đã

phân tích trên đây, có thể nhận thấy rằng ảnh hưởng của tranh chấp trong lĩnh vực này ảnh hưởng đến cuộc sống dân cư và sự phát triển kinh tế- xã hội

thường sâu rộng hơn so với các tranh chấp trong các lĩnh vực khác. Ở nước ta, mặc dù đã có những quy định mang tính chất ngun tắc trong việc xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Tuy nhiên, hiện tại còn thiếu nhiều những nghiên cứu chuyên sâu về đánh giá thiệt hại do ô nhiễm khơng khí

Chương 2.

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ Ô NHIỄM

VÀ THIỆT HẠI DO Ơ NHIỄM KHƠNG KHÍ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá mức độ gây ô nhiễm không khí trong việc giải quyết tranh chấp môi trường (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)