Căn cứ để xây dựng quy trình tính tốn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá mức độ gây ô nhiễm không khí trong việc giải quyết tranh chấp môi trường (Trang 88 - 90)

3.1. Xác định quy trình tính tốn mức độ ô nhiễm không khí và thiệt

3.1.1. Căn cứ để xây dựng quy trình tính tốn

Quy trình tính tốn mức độ ơ nhiễm khơng khí và thiệt hại do ơ nhiễm khơng khí trong giải quyết tranh chấp môi trường được xây dựng dựa trên

những căn cứ về mặt pháp lý và khoa học bao gồm:

3.1.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT:

Luật BVMT cũng đã có quy định về nội dung thiệt hại do ơ nhiễm, suy thối mơi trường; xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thối mơi trường; thực

hiện giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường; các hình thức giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường; bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường (các Điều từ 130-134). Các điều

khoản có liên quan được quy định trong Bộ Luật Dân sự năm 2005, Bộ luật

Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3.1.1.2. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mơi trường khơng khí:

Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mơi trường khơng khí phục vụ cho việc đánh giá chất lượng khơng khí. Theo đó, việc đánh giá chất lượng khơng khí được xác định dựa trên cơ sở so sánh giá trị nồng độ chất ô nhiễm tại khu vực đánh giá với giá trị nồng độ chất ô nhiễm được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Các quy chuẩn bao gồm:

- QCVN 05: 2009/BTNMT- Chất lượng khơng khí xung quanh, được

ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ TN&MT. Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản,

gồm lưu huỳnh đioxit (SO2), cacbon (CO), nitơ oxit (NOx), ôzôn (O3), bụi lơ lửng, bụi PM10 (bụi ≤ 10μm) và chì (Pb) trong khơng khí xung quanh. Trong nội dung của đề tài luận án, việc tính tốn đối với Cơng ty CP Nhiệt điện Phả Lại và Nhà máy gạch tuynel Việt Long. Các nhà máy này sử dụng nhiên liệu là than đá. Do vậy, các thống số phát thải chủ yếu là SO2, NO2, CO, bụi, khi

so sánh, đánh giá sẽ dựa vào QCVN 05: 2009/BTNMT được ban hành kèm

theo Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Bộ TN&MT.

Đối với các cơ sở sản xuất cơng nghiệp khác, khi có phát thải nhiều thơng số

khác thì sẽ sử dụng QCVN 06: 2009/BTNMT để so sánh, đánh giá.

- QCVN 19: 2009/BTNMT- Khí thải công nghiệp đối với bụi và các

chất vô cơ được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày

16/11/2009 của Bộ Bộ TN&MT. Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải cơng nghiệp khi phát thải vào mơi trường khơng khí.

- QCVN 20: 2009/BTNMT - Khí thải cơng nghiệp đối với một số chất hữu cơ được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày

16/11/2009 của Bộ TN&MT. Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho

phép các chất hữu cơ trong khí thải cơng nghiệp khi phát thải vào khơng khí.

Đối với một số ngành cơng nghiệp đặc thù có các quy chuẩn riêng,

chẳng hạn khí thải ngành cơng nghiệp nhiệt điện áp dụng theo QCVN 22:

2009/BTNMT, khí thải ngành cơng nghiệp sản xuất xi măng áp dụng QCVN 23: 2009/BTNMT được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT

3.1.1.3. Những kết quả nghiên cứu về ô nhiễm và ảnh hưởng của ô

nhiễm khơng khí đối với sức khỏe con người và cây trồng

- Những kết quả nghiên cứu về phương pháp đánh giá ơ nhiễm mơi

trường khơng khí bằng phương pháp mơ hình tốn học.

- Những kết quả nghiên cứu về phương pháp mơ hình trong tính tốn thiệt hại do ơ nhiễm khơng khí.

- Những kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa ô nhiễm khơng khí và xác định thiệt hại đối với sức khỏe con người; thiệt hại đối với cây trồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá mức độ gây ô nhiễm không khí trong việc giải quyết tranh chấp môi trường (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)