Cơ sở để lựa chọn Công ty CP nhiệt điện Phả Lại

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá mức độ gây ô nhiễm không khí trong việc giải quyết tranh chấp môi trường (Trang 58 - 63)

2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu về ô nhiễm khơng khí và thiệt hạ

2.1.1. Cơ sở để lựa chọn Công ty CP nhiệt điện Phả Lại

2.1.1.1. Công ty CP nhiệt điện Phả Lại là một loại hình cơ sở SXCP

phổ biến ở nước ta có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường khơng khí nếu như

khơng thực hiện biện pháp xử lý khí thải

Theo Quy hoạch phát triển ngành điện đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011, cơ cấu nguồn điện đến năm 2020 đạt tổng công suất các nhà máy điện khoảng 75.000 MW. Trong đó, thủy điện chiếm 23,1%; thủy điện tích năng 2,4%; nhiệt điện

than 48,0%; nhiệt điện khí đốt 16,5%; nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo 5,6%; điện hạt nhân 1,3% và nhập khẩu điện 3,1% [116].

Công ty CP nhiệt điện Phả Lại là một trong những doanh nghiệp chủ

lực của ngành điện Việt Nam, chiếm khoảng 7,86% trong tổng nguồn điện

Công ty CP nhiệt điện Phả Lại (trước đây là Nhà máy nhiệt điện Phả

Lại) được thành lập từ năm 1982 theo Quyết định số 22ĐL/TCCB ngày

26/4/1982 của Bộ Điện lực. Đến năm 2005, đơn vị này có tên gọi là Cơng ty

nhiệt điện Phả Lại thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Năm 2006, Cơng ty này chuyển sang hình thức cơng ty cổ phần, hạch tốn độc lập theo Giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0800296853 do Sở Kế hoạch và Đầu tư

tỉnh Hải Dương cấp ngày 26/01/2006 .

23,10 48,00 16,50 5,60 1,30 2,40 3,10 Thủy điện

Nhiệt điện than

Nhiệt điện khí đốt

Năng lượng tái tạo

Điện hạt nhân

Thủy điện tích năng

Nhập khẩu điện

Hình 2.1. Cơ cấu ngành điện Việt Nam đến năm 2020

[Nguồn: Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ]

Theo thiết kế, Cơng ty CP nhiệt điện Phả Lại có 02 Nhà máy với tổng công suất là 1.040 MW, sản lượng điện 6,54 tỷ kWh/ năm. Trong đó Nhà máy 1 có cơng suất là 440 MW, sản lượng điện 2,86 tỷ kWh/ năm; Nhà máy 2 có cơng suất là 600 MW, sản lượng điện 3,68 tỷ kWh/ năm.

Công ty CP nhiệt điện Phả Lại đã từng bị liệt vào danh sách “đen” gây ô nhiễm môi trường theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của

Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, với những nỗ lực của mình trong việc xử lý ơ nhiễm môi trường, năm 2008, công ty đã được đưa ra khỏi danh sách những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Bảng 2.1. Các thông số thiết kế của Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại

Thông số thiết kế Nhà máy 1 Nhà máy 2

Công suất thiết kế 440 MW 600 MW

Sản lượng điện 2,86 tỷ kWh/ năm 3,68 tỷ kWh/ năm Kiểu БK-220-100-10C Than phun, ngọn lửa hình chữ W

Năng suất hơi 220 T/h 875 T/h

Áp lực hơi 100 kg/cm2 174,1 kg/cm2

Nhiệt độ hơi quá nhiệt 540 0C 541 0C Lị hơi

Hiệu suất thơ của lị 86,05 % 88,5 %

Kiểu K-100-90-7 250T 422/423

Công suất định mức 110 MW 300 MW

Áp suất hơi nước 90 kg/cm2 169 kg/cm2 Tua

bin

Nhiệt độ hơi nước 535 0C 538 0C

Kiểu TBФ-120-T3 290T-422/423

Máy phát

điện Công suất 123 MW 300 MW

Lượng than tiêu thụ 1.586.000 T/ năm 1.644.000 T/ năm Nhiệt trị than 5.035 kCal/kg than 5.080 kCal/kg than Nhiên

liệu tiêu

thụ Suất hao than tiêu chuẩn 439 g/kWh 320 g/kWh

Cao 200 m 200 m

Ống

khói Đường kính miệng thốt 7 m Phần bê tơng Ф 12,7m

Ống thép cho mỗi lò Ф 4,5 m

[Nguồn: Báo cáo thường niên 2011, Công ty CP nhiệt điện Phả Lại, 2011]

2.1.1.2. Trong lịch sử, vụ việc tranh chấp môi trường đã xảy ra giữa

Công ty CP nhiệt điện Phả Lại và người dân xung quanh Công ty này

Năm 1998, Cục Môi trường thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã nhận được 18 đơn thư khiếu nại của nhân dân, đề nghị nhà máy

nhiệt điện Phả Lại đền bù thiệt hại về môi trường do Nhà máy gây ra cho

nhân dân các xã thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.

Ngày 17/7/2003, Bộ TN&MT có Cơng văn số 1680/BTNMT-VP trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri Bắc Ninh về tình trạng ô nhiễm môi trường do Nhà máy nhiệt điện Phả Lại gây ra đã và đang ảnh hưởng xấu tới đời sống và sản xuất của nhân dân (Cử tri tỉnh Bắc Ninh) [7]. Trong Cơng văn này có nêu vào các năm 1995, 1996, 1997 hệ thống lọc bụi tĩnh điện của nhà máy Nhiệt

điện Phả Lại đã bị hỏng, gây ô nhiễm mơi trường khơng khí xung quanh Nhà

máy thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.

Với sự phối hợp tích cực của Tổng Cơng ty Điện lực Việt Nam, UBND các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Hải Dương trực tiếp là các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường của 3 tỉnh nói trên, đến tháng 11/1999, 3 xã được xác định bị ảnh hưởng nặng là Châu Phong, Đức Long, Phù Lãng thuộc

huyện Quế Võ. Nhân dân 3 xã này đã tiếp nhận số tiền là 900 triệu đồng (300 triệu đồng/xã) từ Tổng Công ty Điện lực Việt Nam hỗ trợ khắc phục ô nhiễm môi trường do khói bụi của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại (số tiền này đã được các xã sử dụng vào việc xây dựng trường học).

Năm 2008, thông qua việc giám sát và tiếp xúc cử tri ở các địa phương trong tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội khu vực tỉnh Bắc Giang đã nhận được

nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong

đó, cử tri huyện Yên Dũng tiếp tục phản ánh về tình trạng khói bụi do Nhà

máy nhiệt điện Phả Lại gây ô nhiễm môi trường, nhất là về mùa gió đơng

nam. Đề nghị Nhà nước có nghiên cứu khảo sát đánh giá tình trạng ơ nhiễm

môi trường do Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại gây ra đối với huyện Yên Dũng và có biện pháp giải quyết (http://www.baobacgiang.com.vn/18/31503.bgo).

Bộ TN&MT đã có ý kiến trả lời Đoàn Đại biểu quốc hội khu vực tỉnh Bắc Giang về một số vấn đề gây ô nhiễm môi trường của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại. Bộ này cũng nêu kế hoạch sẽ tổ chức kiểm tra, thanh tra công tác BVMT đối với các cơ sở, khu (cụm) công nghiệp và làng nghề trên lưu vực sơng Cầu, trong đó sẽ kiểm tra, thanh tra công tác BVMT của Nhà máy Nhiệt

điện Phả Lại để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2.1.1.3. Cơng ty CP nhiệt điện Phả Lại có khả năng gây ơ nhiễm trên phạm vi rộng lớn, liên quan đến nhiều xã thuộc một số tỉnh trong khu vực

Công ty CP nhiệt điện Phả Lại nằm bên bờ phải ngã ba sông Thương, sông Cầu và sơng Thái Bình, thuộc địa phận thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nhà máy cách Hà Nội khoảng 65 km về phía Đơng Bắc và

nằm trên quốc lộ 18 nối liền tỉnh Bắc Ninh, Hải Phòng và Quảng Ninh [22]. Mặt khác, theo thiết kế, hai ống khói của Cơng ty CP nhiệt điện Phả Lại có chiều cao 200 m, cơng suất lớn nên sử dụng rất nhiều nhiên liệu than làm phát thải khí độc hại nhiều và khả năng phát tán rộng. Do vậy, nếu không được xử lý bụi và khí độc hại, Cơng ty này có thể gây ơ nhiễm trên phạm vi

rộng đối với một số xã thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.

Trong thực tế, một số người dân thuộc các tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Bắc Giang đã từng khiếu kiện vì Cơng ty CP nhiệt điện Phả Lại gây ô nhiễm môi trường. Vụ việc đã buộc nhiều cơ quan phải vào cuộc để giải quyết: Tập đoàn

Điện lực Việt Nam, UBND các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Hải Dương.

Những vấn đề nói trên đã cho thấy một vụ việc tranh chấp môi trường

liên ngành, liên tỉnh. Điều này chứng tỏ tính chất phức tạp trong việc xác định cơ chế giải quyết tranh chấp và môi trường thiệt hại. Việc giải quyết vụ việc này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành liên quan và

những quy định cụ thể của pháp luật trong việc xác định thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan giải quyết tranh chấp mơi trường.

2.1.1.4. Có thể kế thừa được dữ liệu về môi trường của Công ty CP

nhiệt điện Phả Lại từ kết quả nghiên cứu của các đề tài trước đây

Do lịch sử phát triển lâu đời và tính chất đặc trưng của Công ty CP

nhiệt điện Phả Lại, trong những năm qua đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về Cơng ty này. Trong số đó có thể kể đến cơng trình nghiên cứu xây dựng báo cáo ĐTM Nhà máy nhiệt điện Phả Lại của tác giả Lê Trình- Giám đốc Trung tâm BVMT thực hiện vào năm 1996 theo Hợp đồng tư vấn với Liên danh

EPDC International Ltd., (Japan)- PPI Australia Joint Venture.

Việc lựa chọn Công ty CP nhiệt điện Phả Lại có thể kế thừa được nhiều thơng tin dữ liệu về môi trường của Công ty này từ kết quả nghiên cứu của các đề tài trước đây. Điều này sẽ có những thuận lợi cho tác giả trong việc thu thập các số liệu phục vụ tính tốn mức độ ô nhiễm và mức độ thiệt hại. Mặt

khác, có thể so sánh một số kết quả nghiên cứu của luận án với một số kết quả của các tác giả khác đã nghiên cứu về vấn đề môi trường của Công ty này.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá mức độ gây ô nhiễm không khí trong việc giải quyết tranh chấp môi trường (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)