Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thiệt hại do ô nhiễm khơng khí

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá mức độ gây ô nhiễm không khí trong việc giải quyết tranh chấp môi trường (Trang 122 - 132)

3.4. Giải pháp hoàn thiện cơ sở khoa học và pháp lý xác định mức độ

3.4.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thiệt hại do ô nhiễm khơng khí

khí trong giải quyết tranh chấp mơi trường

3.4.2.1. Hồn thiện các quy định cụ thể về thời hiệu khởi kiện, nghĩa vụ chứng minh trong giải quyết tranh chấp mơi trường do ơ nhiễm khơng khí

a) Điều chỉnh quy định về thời hiệu khởi kiện

Khó có thể áp dụng các quy định về thời hiệu khởi kiện của các vụ án

dân sự hoặc vụ án kinh tế. Đối với các vụ án về môi trường khơng khí, việc quy định thời hiệu khởi kiện quá ngắn sẽ không bảo đảm được quyền lợi của người bị hại, vì những tổn hại do khơng khí bị ô nhiễm gây nên có thể để lại

nhiều hậu quả nghiêm trọng, lâu dài.

Cần tham khảo kinh nghiệm của một số nước đi trước về vấn đề này,

chẳng hạn theo quy định của pháp luật Trung Quốc [52], thời hạn khởi kiện đối với các vụ việc dân sự là hai năm. Tuy nhiên, với tính riêng biệt của tranh chấp mơi trường, Luật BVMT (Điều 42) quy định thời hạn khởi kiện là ba năm kể từ thời điểm biết hoặc phải biết thiệt hại do ô nhiễm môi trường. Đối với những

tổn thất về tài sản, thời hiệu được tính từ khi thiệt hại xảy ra, còn đối với tổn

thất về sức khỏe, thời hiệu được tính từ khi phát hiện được bệnh do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường. Thời gian tối đa cho các quyền dân sự của một người

thường, tịa án có thể kéo dài thời gian này nếu xét thấy hoàn cảnh đặc biệt về biểu hiện của sức khỏe.

Ngồi ra, để khuyến khích các chủ thể mua bảo hiểm môi trường, nên

chăng thời hiệu khởi kiện đối với các vụ án về môi trường cần được quy định

tương ứng với khoảng thời gian mà người mua bảo hiểm phải có trách nhiệm

thơng báo với cơ quan bảo hiểm về sự kiện có tranh chấp của mình.

b) Điều chỉnh quy định về nghĩa vụ và chứng minh

Đối với các vụ án về mơi trường khơng khí khó có thể áp dụng các quy định về nghĩa vụ chứng minh như trong tranh chấp dân sự, kinh tế thông

thường. Nên chăng, pháp luật môi trường cần quy định rõ nghĩa vụ này đối

với cả bên gây thiệt hại và bên bị hại [52].

Trong các vụ việc tranh chấp môi trường, bên nguyên đơn thường là

những người dân. Vì vậy họ không đủ kiến thức chuyên môn và nguồn lực để chứng minh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bị đơn. Hơn nữa, hiện trạng kiến thức khoa học có thể không đủ để thiết lập các liên kết trực tiếp về quan hệ nhân quả giữa ô nhiễm và người gây ô nhiễm, giữa ô nhiễm và ảnh hưởng sức khỏe do ô nhiễm gây ra.

Đối với bên bị hại, chỉ cần các bên nguyên đơn kê khai đầy đủ, chi tiết

những thiệt hại mà mình phải gánh chịu, cùng các yêu cầu của mình, đồng

thời phải chịu trách nhiệm về việc phản ánh, kê khai không đúng sự thật. Bên bị đơn có nghĩa vụ chứng minh các vấn đề về hoạt động của mình có gây/

khơng gây ơ nhiễm khơng khí (thơng qua việc quan trắc môi trường thường xuyên, thông qua nhật ký vận hành cơng trình xử lý bụi, khí độc hại).

Việc xác định mức độ thiệt hại, nguyên nhân gây thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả sẽ do công tác giám định môi trường tiến

122

hành. Những chi phí cho việc giám định thiệt hại có thể được nhà nước hỗ trợ từ nguồn kinh phí chi sự nghiệp môi trường hoặc từ Quỹ BVMT Việt Nam.

3.4.2.2. Hoàn thiện các quy định cụ thể về áp dụng các phương thức

giải quyết bồi thường thiệt hại do ơ nhiễm khơng khí

a) Giải quyết bằng phương thức hịa giải

Tranh chấp mơi trường do ô nhiễm không khí có thể được giải quyết

bằng phương thức hòa giải giữa các bên tranh chấp thông qua tham vấn và

đàm phán. Phương thức này được sử dụng trước hoặc trong q trình tố tụng

hành chính, tư pháp. Trường hợp sử dụng trước q trình tố tụng nói trên, nếu các bên đạt được đồng thuận thì sự thỏa thuận sẽ có hiệu lực ngay mà khơng

cần đến sự phê duyệt của bên thứ ba.

Tuy nhiên, nếu hoà giải xảy ra trong quá trình tố tụng này, các thỏa thuận giải quyết sẽ có hiệu lực khi nó được phê duyệt bởi cơ quan giải quyết tranh chấp môi trường.

Phương thức hòa giải được sử dụng phổ biến trong việc giải quyết các tranh chấp môi trường do ô nhiễm khơng khí. Phương thức này tỏ ra nhanh chóng, linh hoạt, tiết kiệm và hiệu quả nếu các bên tranh chấp sẵn sàng đạt được sự thỏa hiệp. Tuy nhiên để việc hòa giải đạt được sự thành công, cần

chú ý đến bốn yếu tố cơ bản [56]:

- Việc đàm phán cần được thực hiện sớm để tăng cơ hội hoà giải thành

công. Các cuộc đàm phán giữa doanh nghiệp và cộng đồng tỏ ra có hiệu quả hơn nếu được tiến hành sớm, trước khi cộng đồng bị thất vọng hoặc mâu

thuẫn đạt đến cực điểm.

- Những người tham gia đàm phán đóng vai trị quan trọng trong việc

thường là những người có trách nhiệm, hiểu biết những lợi ích và sự quan tâm của các bên để tìm kiếm được tiếng nói chung trong q trình giải quyết tranh chấp mơi trường.

- Các bên tranh chấp cần sẵn sàng thỏa hiệp và thảo luận về các vấn đề trên tinh thần thẳng thắn để đạt được một sự đồng thuận hoàn toàn khả thi.

Một mặt, các doanh nghiệp gây ô nhiễm mơi trường cần nhận ra rằng chi phí

để chiến thắng một vụ tranh chấp môi trường thường lớn hơn rất nhiều so với

lợi ích mà họ có được từ sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, các nạn nhân ô

nhiễm hiểu rằng sẽ mất rất nhiều chi phí và khó khăn để giải quyết các tranh chấp môi trường bằng cách kiện tụng. Cả hai bên cần hiểu rằng nhiều vấn đề

được giải quyết bởi sự thỏa hiệp tốt hơn là tiếp tục tạo ra xung đột.

- Một thỏa thuận giải quyết tranh chấp mơi trường bằng hịa giải chỉ thành công khi cả hai bên đạt được một thỏa thuận từ ý chí tự do của mình.

Khơng có bên nào thể hiện sự gian lận hoặc cưỡng ép, áp đặt một cách không công bằng đối với bên kia.

b) Giải quyết bằng phương thức trung gian hòa giải

Trung gian hòa giải là một phương thức truyền thống và được sử dụng

nhiều để giải quyết tranh chấp môi trường ở nhiều nước trên thế giới. Phương thức này đã tỏ ra rất hiệu quả để chấm dứt vụ kiện và giảm bớt xung đột trong xã hội có tồn tại các giá trị lợi ích khác nhau. Khi các bên tranh chấp khơng tự hịa giải được thì họ thường hướng tới việc sử dụng phương thức trung gian hịa giải vì họ nhận biết rằng sẽ phải tốn kém về công sức, chi phí và sự khơng chắc chắn thắng lợi khi kiện tụng. Mặt khác, bên gây ra ô nhiễm thường muốn tránh giới báo chí đưa tin làm xấu đi hình ảnh và giảm uy tín của doanh

124

Trung gian hịa giải khác với hồ giải bởi sự tham gia thực hiện của bên thứ ba với vai trò như là một người hỗ trợ. Bên thứ ba độc lập sẽ giúp các bên tranh chấp đạt được những gì họ mong muốn được giải quyết. Trung gian hịa giải thường khơng có thẩm quyền pháp lý để áp đặt một quyết định, buộc

nhượng bộ, hoặc thậm chí địi hỏi phải tham dự tại các cuộc họp chung. Vai

trò cụ thể của hòa giải được xác định bởi các nhu cầu cụ thể của các bên và

đại diện. Quá trình trung gian hịa giải tranh chấp, người hòa giải xem xét

những lợi ích cốt lõi của cả hai bên có thể đáp ứng được và xác định những

lợi ích của mỗi bên sẽ khơng áp đặt thiệt hại đáng kể cho bên kia. Quá trình này là để xác định một số khả năng mà hai bên có thể chấp nhận được. Tùy

thuộc vào vai trò của người hòa giải, phương thức trung gian hòa giải được

được chia thành ba loại [52]:

* Trung gian hòa giải nhân dân

Trung gian hòa giải nhân dân được thực hiện bởi hòa giải viên. Người này được các bên tranh chấp mời với tư cách cá nhân. Họ có sự am hiểu về

pháp luật để đóng vai trị trung gian hịa giải và giúp các bên giải quyết tranh chấp. Hòa giải viên thường nằm trong các ủy ban hòa giải. Ủy ban này là một tổ được thành lập theo quyết định của UBND tại các khu vực đô thị và nông

thôn, hoạt động theo sự lãnh đạo của UBND địa phương và TAND cùng cấp.

Những quy định về hoạt động của ủy ban hòa giải nhân dân cần được Bộ Tư pháp ban hành. Theo đó, ủy ban này cung cấp dịch vụ hịa giải miễn phí, tạo điều kiện thuận lợi và giúp cho các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận. Thỏa

thuận này được lập thành văn bản, được ký bởi các bên trong tranh chấp cùng với chữ ký hịa giải viên và được đóng dấu bởi uỷ ban hòa giải nhân dân.

Các loại tranh chấp mơi trường được hịa giải viên thực hiện thường là các tranh chấp giữa các cơ sở sản xuất với cộng đồng dân cư xung quanh. Tuy

nhiên trong quá trình thực hiện cần chú ý đến các yếu tố tác động đến chất

lượng của vụ việc hịa giải như trình độ, sự am hiểu về pháp luật, kiến thức

chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn của hòa giải viên. * Trung gian hòa giải hành chính

Tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ơ nhiễm khơng khí có thể được các bên yêu cầu giải quyết bởi cơ quan hành chính địa phương.

Phương thức này được áp dụng phổ biến ở nhiều nước vì hiệu quả hơn và ít

tốn thời gian hơn so với quá trình giải quyết tại tòa án. Các nạn nhân của ơ nhiễm mơi trường thường có xu hướng đặt niềm tin vào cơ quan QLMT tại

địa phương. Họ tin rằng vụ việc tranh chấp có thể được giải quyết một cách

cơng bằng, nhanh chóng do cơ quan này có chun mơn nghiệp vụ và có được cơ sở dữ liệu thơng tin về môi trường, đồng thời cơ quan này bảo đảm được

sự hài hịa lợi ích mơi trường của cộng đồng. * Trung gian hòa giải tư pháp

Hòa giải tư pháp cần được thực hiện trong phiên tòa dân sự. Theo đó,

TAND thực hiện vai trị làm trung gian hịa giải khi có u cầu của một bên tranh chấp. Nếu các bên thỏa thuận được với nhau trên nguyên tắc tự nguyện thì sự thỏa thuận này được lập thành văn bản có sự ký kết của các bên và của thẩm phám. Văn bản thỏa thuận này là cơ sở để các bên thực hiện việc giải

quyết tranh chấp với sự bảo đảm của tịa án. Việc hịa giải khơng những cần

được thực hiện trong xét xử sơ thẩm mà còn cần được thực hiện cả trong thủ

tục phúc thẩm.

c) Giải quyết bằng phương thức khởi kiện tại tịa án

Khi các bên tranh chấp mơi trường không giải quyết được bằng phương thức thỏa thuận, sự bất đồng vẫn tiếp tục gia tăng và đạt đến mức cao điểm,

126

đến sự tác động của pháp luật. Nhìn chung, thủ tục tố tụng của tòa án được

coi là phương thức cuối cùng trong giải quyết tranh chấp môi trường [52]. Tranh tụng là một công cụ quan trọng để xác định rõ ràng quyền và

trách nhiệm của các bên trong tranh chấp môi trường theo quy định của pháp luật. Phương thức này thường phức tạp, tốn kém, đòi hỏi phải tuân thủ một

quy trình giải quyết theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đây là phương

thức có những ưu việt: Vụ việc tranh chấp được đưa ra giải quyết bằng các

quy định pháp luật; tạo ra hiệu ứng lan tỏa giúp nâng cao nhận thức về pháp

luật đối với các bên; Tạo sức ép đối với các doanh nghiệp trong việc thực hiện các biện pháp BVMT, xử lý chất thải để hạn chế gây ô nhiễm và giải quyết

phát sinh tranh chấp môi trường.

Các bên tranh chấp về trách nhiệm pháp lý có thể yêu cầu giải quyết bằng biện pháp hành chính hoặc yêu cầu TAND giải quyết. Để xác định được trách nhiệm pháp lý trong vụ kiện tụng, cần thiết xác định được bốn vấn đề:

Hành vi xả, thải hoặc phát ra các chất gây ô nhiễm trái pháp luật; Có xảy ra thiệt hại về tài sản, con người và mơi trường; Có quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm môi trường và tác hại môi trường; Có lỗi cố ý hoặc lỗi vơ ý của người gây thiệt hại.

3.4.2.3. Giải pháp kiện toàn hệ thống cơ quan QLMT để tổ chức xác định thiệt hại do ơ nhiễm khơng khí trong giải quyết tranh chấp môi trường

Chủ thể giải quyết tranh chấp ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác giải quyết tranh chấp. Năng lực chủ thể cần đáp ứng được những u cầu có tính phức tạp của việc giải quyết tranh chấp loại tranh chấp này. Nhiệm vụ

đặt ra là cần phải nâng cao chất lượng chủ thể trong giải quyết tranh chấp môi

trường trước khi vụ việc được khởi kiện ra toà án [52]. Điều này có nghĩa là ngay trong hoạt động QLMT cần có cơ chế ngăn chặn và loại bỏ tranh chấp

bởi vì hậu quả của tranh chấp môi trường phần lớn là khó có thể khắc phục một cách toàn diện. Việc kiện toàn hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp môi trường do ô nhiễm khơng khí cần được thực hiện theo các nội dung :

a) Hoàn thiện các định chế tổ chức

Hiện tại, hệ thống cơ quan quản lý chuyên môn về môi trường ở nước ta được tổ chức theo Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010), Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ

phận chuyên môn về BVMT tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, cơ quan chuyên môn về QLMT được thành lập ở các bộ, ngành

trung ương và bốn cấp địa phương. Đây là điều rất thuận lợi cho cơng tác

QLMT nói chung và cơng tác giải quyết tranh chấp mơi trường nói riêng. Tuy nhiên, để khắc phục những điểm chưa rõ ràng trong các quy định về thẩm

quyền giải quyết tranh chấp môi trường, pháp luật môi trường cần quy định cụ thể một số nội dung sau:

- Cấp trung ương:

Bộ TN&MT đã có tổ chức Tổng cục Môi trường. Cơ quan này được

thành lập theo Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ

tướng Chính phủ, có nhiệm vụ giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về môi trường. Tuy nhiên, trong cơ quan này cần thành lập phòng giải quyết các tranh chấp mơi trường nói chung và tranh chấp mơi trường do ơ nhiễm khơng khí có quy mơ lớn, liên ngành, liên tỉnh.

- Cấp địa phương:

+ Sở TN&MT được giao nhiệm vụ giải quyết tranh chấp về môi trường trong phạm vi tỉnh. Sở này cần bố trí một ban đảm nhiệm việc giải quyết tranh chấp mơi trường nói chung và tranh chấp mơi trường do ơ nhiễm khơng khí

128

trong phạm vi của tỉnh mình, tranh chấp liên huyện và phối hợp giải quyết các vụ việc tranh chấp có liên quan đến tỉnh khác.

+ Phòng TN&MT đảm nhiệm giải quyết tranh chấp môi trường trong

phạm vi của mình. Trong phịng này cần có biên chế cán bộ chuyên trách đảm nhiệm việc giải quyết tranh chấp môi trường nói chung và tranh chấp mơi trường do ơ nhiễm khơng khí trong phạm vi của huyện mình và phối hợp giải quyết các vụ việc tranh chấp có liên quan đến huyện khác.

+ Cán bộ công chức địa chính- xây dựng xã, phường, thị trấn đảm

nhiệm việc giải quyết các tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn và

tham mưu cho UBND trong việc giải quyết tranh chấp mơi trường nói chung

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá mức độ gây ô nhiễm không khí trong việc giải quyết tranh chấp môi trường (Trang 122 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)