Hình thành quan niệm về thiệt hại và bồi thường thiệt hại do ô

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá mức độ gây ô nhiễm không khí trong việc giải quyết tranh chấp môi trường (Trang 120 - 122)

3.4. Giải pháp hoàn thiện cơ sở khoa học và pháp lý xác định mức độ

3.4.1. Hình thành quan niệm về thiệt hại và bồi thường thiệt hại do ô

nhiễm khơng khí gây ra từ hoạt động SXCN

3.4.1.1. Quan niệm về thiệt hại do ơ nhiễm khơng khí

Luật BVMT năm 2005 mới chỉ có những quy định mang tính chất

nguyên tắc chung về thiệt hại do ô nhiễm, suy thối mơi trường gồm thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường; thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường gây ra (Điều 130). Khơng khí được xác định là một thành phần của môi trường, do

vậy thiệt hại do ô nhiễm khơng khí từ hoạt động SXCN cần được hiểu bao

gồm hai nhóm sau đây [50]:

- Nhóm thiệt hại đối với môi trường tự nhiên do ô nhiễm khơng khí

phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp thể hiện bởi sự suy giảm chức

năng, tính hữu ích của các thành phần mơi trường có liên quan đến khí thải

cơng nghiệp. Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường xảy ra khi giá trị các thông số trong môi trường vượt quá giới hạn tiêu chuẩn cho phép. Hậu quả tiếp theo của sự ơ nhiễm khơng khí từ nguồn cơng nghiệp đó là gây ra ảnh hưởng đến môi trường nước, đất, hệ sinh thái, gia tăng hiệu ứng nhà

kính, mưa axít, biến đổi khí hậu, .... gây ra những thiệt hại về kinh tế, xã hội.

- Nhóm thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi

ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do ơ nhiễm khơng khí phát sinh từ nguồn cơng nghiệp được thể hiện qua các chi phí để cứu chữa, bồi dưỡng, chăm

thực tế bị mất, bị giảm sút do bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe. Thiệt hại về tài sản được biểu hiện qua những tổn thất về cây trồng, vật nuôi, suy giảm chất lượng cơng trình xây dựng, độ bền của vật liệu, chi phí cho việc sửa

chữa, thay thế, ngăn chặn và phục hồi tài sản bị thiệt hại do ơ nhiễm khơng khí từ SXCN gây nên.

Quan niệm về thiệt hại cần thiết được chia ra làm ba loại: có thiệt hại, thiệt hại nghiêm trọng và thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng để làm cơ sở tính

tốn, xác định mức độ bồi thường thiệt hại cho các đối tượng trong quá trình giải quyết tranh chấp môi trường. Việt phân loại thiệt hại này cần được tiếp cận trên cơ sở mức độ gây ơ nhiễm khơng khí thơng qua chỉ số nồng độ chất gây ô nhiễm so với quy chuẩn kỹ thuật môi trường 50.

3.4.1.3. Quan niện về bồi thường thiệt hại và việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do ô nhiễm khơng khí:

Việc bồi thường thiệt hại về mơi trường bao gồm cả thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp. Đối với những tổn thất về tài sản, thiệt hại được xác định bao gồm thiệt hại kinh tế thực tế và dự kiến mất lợi nhuận. Đối với tổn

thất về sức khỏe con người, thiệt hại bao gồm: Chi phí trực tiếp khám, chữa bệnh, chi phí mai táng. Khoản chi phí này được tính tốn theo giá cả thị

trường; Chi phí gián tiếp do tổn thất về tâm lý, tinh thần, cảm xúc. Khoản chi phí này khơng thể đo được bằng tiền, vì vậy hình thức bồi thường là những

lời xin lỗi, chấm dứt hành vi gây hại hoặc sự hỗ trợ số tiền nhất định để làm giảm bớt sự đau khổ về tinh thần gây ra bởi ô nhiễm môi trường.

Việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do ơ nhiễm khơng khí bao gồm: Biện pháp chấm dứt vi phạm nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm đang

diễn ra để ngăn chặn tác hại mơi trường hiện có và khả năng nặng hoặc xảy ra thảm họa nếu như khơng thể kiểm sốt được; Biện pháp phục hồi mơi trường

120

bị ô nhiễm thông qua các giải pháp kỹ thuật, công nghệ để đưa môi trường về trạng thái ban đầu hoặc đạt được tiêu chuẩn chất lượng môi trường; Biện pháp loại bỏ các nguy hiểm (đóng cửa hoặc di chuyển nhà máy ra vị trí khác) thường được áp dụng cho những đối tượng ô nhiễm gây ra tác hại thực tế

nhưng không khắc phục được hoặc có những mối đe dọa đáng kể, gây nguy

hiểm cho người hoặc tài sản [50].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá mức độ gây ô nhiễm không khí trong việc giải quyết tranh chấp môi trường (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)