Nội dung quy trình tính tốn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá mức độ gây ô nhiễm không khí trong việc giải quyết tranh chấp môi trường (Trang 90 - 95)

3.1. Xác định quy trình tính tốn mức độ ô nhiễm không khí và thiệt

3.1.2. Nội dung quy trình tính tốn

Để xác định phạm vi, mức độ ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm khơng

khí, cần thực hiện các bước gồm: Xác định chủ thể gây ơ nhiễm khơng khí;

Tính toán phạm vi, mức độ gây ơ nhiễm khơng khí; Xác định đối tượng bị

thiệt hại do ơ nhiễm khơng khí; Tính tốn mức độ tác động do ơ nhiễm khơng khí; Tính tốn thiệt hại do ô nhiễm khơng khí. Tương ứng với các bước này, cần thiết thực hiện các cơng việc có liên quan. Tổng hợp các công việc được thể hiện trong quy trình tính tốn được đề xuất trong Sơ đồ 3.1:

3.1.2.1. Xác định chủ thể gây ơ nhiễm khơng khí

Thơng thường trong một khu vực nhất định có thể chỉ có một chủ thể

hoặc một nguồn phát thải khí độc hại gây ra ơ nhiễm và phát sinh tranh chấp môi trường. Tuy nhiên đối với đô thị hoặc KCN, có thể có nhiều chủ thể khác nhau cùng gây ra ơ nhiễm khơng khí. Vì vậy, khi nghiên cứu giải quyết tranh chấp môi trường, cần xác định được đầy đủ các nguồn gây ô nhiễm không khí của các chủ thể khác nhau để gắn trách nhiệm của họ trong việc bồi thường thiệt hại. Đối với mỗi chủ thể gây ô nhiễm cần xác định những thơng tin gồm:

- Vị trí nguồn ơ nhiễm (tại khu đô thị, nông thôn, vùng đảo, bờ biển); - Các thông số về nguồn thải (độ cao và đường kính miệng ống khói,

lưu lượng khí thải, nhiệt độ khí thải, ...);

XÁC ĐỊNH

CHỦ THỂ GÂY Ô NHIỄM MƠI TRƯỜNG KHƠNG KHÍ

TÍNH TỐN PHẠM VI, MỨC ĐỘ Ơ NHIỄM KHƠNG KHÍ TÍNH TỐN MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG DO Ơ NHIỄM KHƠNG KHÍ TÍNH TỐN

THIỆT HẠI DO Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG KHƠNG KHÍ

XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG BỊ THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM

KHƠNG KHÍ

Thống kê, xác định:

- Số lượng nguồn ô nhiễm; - Thông số về nguồn thải;

Sử dụng mơ hình tính tốn phạm vi, mức độ ô nhiễm:

- Phân bố nồng độ các chất

ô nhiễm môi trường;

- Hiệu chỉnh mơ hình; - Lập bản đồ ơ nhiễm.

Sử dụng hàm tương quan về ô nhiễm và thiệt hại để

tính tác động của:

Bụi PM10, SO2, NOx, ...

Chi phí thiệt hại đối với:

- Sức khỏe con người; - Cây trồng (hoa màu); - Cơng trình xây dựng; - Thiệt hại khác.

Xem xét các đối tượng có thể bị thiệt hại:

- Sức khỏe cộng đồng - Cây trồng

- Cơng trình xây dựng - Đối tượng khác

- Loại, số lượng nhiên liệu sử dụng (than, dầu, ...);

- Các loại chất ô nhiễm (bụi, SO2, NOx,...) và lượng phát sinh đối với mỗi loại chất ô nhiễm.

Các thơng tin nói trên có thể được xác định thơng qua các báo cáo kinh tế- kỹ thuật, hồ sơ thiết kế hoặc báo cáo ĐTM của chủ thể gây ô nhiễm hoặc thu thập từ cơ quan QLMT.

3.1.2.2. Tính tốn phạm vi, mức độ gây ơ nhiễm khơng khí

Đây là bước rất quan trọng vì nó liên quan đến việc khẳng định khơng

có ơ nhiễm hoặc gây ơ nhiễm mơi trường. Trong trường hợp có gây ơ nhiễm thì việc xác định mức độ gây ơ nhiễm (có ơ nhiễm, ơ nhiễm nghiêm trọng, ơ

nhiễm đặc biệt nghiêm trọng) thông qua việc so sánh giá trị nồng độ của các

chất ô nhiễm với quy chuẩn kỹ thuật về mơi trường khơng khí. Bên cạnh đó,

bước này cịn thể hiện sự quan trọng vì việc xác định được phạm vi, mức độ ô nhiễm sẽ làm cơ sở cho việc xác định diện tích bị ô nhiễm dẫn đến thiệt hại và xác định được đối tượng được bồi thường.

Khu vực cần tính tốn phạm vi và mức độ ơ nhiễm khơng khí được xác định và chia ra bởi lưới các ô vuông. Số lượng và kích thước các ô vuông được lựa chọn sao cho phủ kín khu vực nghiên cứu. Như vậy, trong bước này

cần xác định các thông tin:

- Diện tích khu vực nghiên cứu (km2); - Số lượng của mỗi ơ trong lưới ơ vng;

- Kích thước của mỗi ơ trong lưới ơ vng (m2);

Bên cạnh đó, các số liệu về khí tượng khu vực tính tốn cần được xác

- Nhiệt độ khơng khí xung quanh;

- Mức phân tầng khí quyết, độ cao lớp xáo trộn của khí quyển;

Trong tính tốn thử nghiệm đối với CTCP Nhiệt điện phát lại, khu vực nghiên cứu được xác định có diện tích là 900 km2, mỗi chiều là 30km, chia ra làm 60 x 60 ô vng, mỗi ơ có kích thước là (500 x 500 )m để tính tốn đối với bụi, khí NO2) và (200 x 200)m để tính tốn đối với khí SO2. Đối với Nhà máy gách tuynel Việt Long, khu vực nghiên cứu được xác định có diện tích

4km2, mỗi chiều là 2km, chia ra làm 20 x 20 ơ vng, mỗi ơ có kích thước là (100 x 100 )m để tính tốn đối với bụi và các chất khí độc hại.

Trong quy trình nói trên và khi tính tốn thử nghiệm, chúng tơi sử dụng các mơ hình ISC, Meti-lis vì những mơ hình này đã được sử dụng phổ biến

trên thế giới và ở Việt Nam đã được nghiên cứu, sử dụng trong một số đề tài, dự án để đánh giá ô nhiễm khơng khí [17], [21], [37]. Mặt khác, những mơ hình này có thể tính tốn trong điều kiện có thể bảo đảm được các số liệu đầu

vào như số liệu khí tượng, số liệu địa hình. Việc tính tốn nồng độ chất ô

nhiễm được xác định theo công thức trong các mơ hình được lựa chọn và

phân tích trong Chương 2 của Luận án.

3.1.2.3. Xác định đối tượng bị thiệt hại do ơ nhiễm khơng khí

Những kết quả nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã khẳng

định rằng ô nhiễm khơng khí gây ra thiệt hại đối với: Sức khỏe con người;

Cây trồng (cây trồng); Hệ sinh thái; Cơng trình xây dựng; Gia tăng hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, … Tuy nhiên, trong giải quyết tranh chấp môi

trường ở quy mô địa phương, phần lớn các bên thường yêu cầu bồi thường

thiệt hại do gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cây trồng. Trong nội dung này, cần xác định những thông tin làm số liệu đầu vào cho việc tính tốn thiệt hại do ơ nhiễm khơng khí gồm:

- Đặc điểm và phân bố mật độ dân cư (người/ km2)

- Chủng loại và phân bố và năng suất trung bình của cây trồng (tấn/ ha). - Đặc điểm, phân bố và diện tích của các cơng trình xây dựng (m2)

3.1.2.4. Tính tốn mức độ tác động do ơ nhiễm khơng khí

Sự tác động của chất ô nhiễm đối với con người thể hiện thông qua sự

thâm nhập do hít thở, ăn, uống, tiếp xúc với da; Đối với cây trồng, sự tác động này được thể hiện bằng sự thâm nhập vào lá, hấp thụ từ đất; Đối với vật liệu

của cơng trình xây dựng, sự tác động được thể hiện từ việc thâm nhập qua tiếp xúc bề mặt hoặc tiếp xúc do sự lắng đọng ướt của chất ô nhiễm. Trong bước

này, các dữ liệu được sử dụng để tính tốn bao gồm:

- Phân bố nồng độ chất ô nhiễm: bụi, khí SO2, NOx, …;

- Giá trị tổn thất đối với sức khỏe con người do sự gia tăng nồng độ

chất ô nhiễm trong khu vực nghiên cứu;

- Sự thay đổi năng suất trung bình của cây trồng do ơ nhiễm khơng khí. Mức độ tác động của ô nhiễm khơng khí đối với các đối tượng được

tính tốn thơng qua sự gia tăng giá trị nồng độ chất ô nhiễm và giá trị của hàm tổn thất tương ứng. Giá trị của hàm tổn thất tương ứng đã được nhiều nước

trên thế giới xác định thông qua những kết quả nghiên cứu về sức khỏe- môi trường, nghiên cứu về sự phơi nhiễm của cây trồng, cơng trình xây dựng trong mơi trường bị ơ nhiễm các chất khí độc hại.

Đối với sức khỏe, mức độ tác động do ô nhiễm khơng khí được xác định bằng số trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp hoặc tử vong do tiếp

xúc với bụi, khí SO2, NO2 (chẳng hạn số trường hợp bị hen suyễn do ô nhiễm bụi). Đối với cây trồng, mức độ tác động do ô nhiễm khơng khí được xác định thơng qua sự suy giảm năng suất thu hoạch so với năng suất trung bình được

tính tốn đối với khí SO2. Việc tính tốn được áp dụng theo các công thức

trong các mơ hình được lựa chọn và phân tích trong Chương 2 của Luận án.

3.1.2.5. Tính tốn thiệt hại do ơ nhiễm khơng khí

Thiệt hại đối với sức khỏe do ơ nhiễm khơng khí được tính tốn thơng qua mức độ tác động và chi phí tiền tệ do những tổn thất gây ra. Trong luận

án, đề tài sử dụng mơ hình SUW và RUW để tính tốn chi phí thiệt hại đối

với sức khỏe con người.

Thiệt hại đối với sức khỏe con người, chi phí thiệt hại này được xác định bao gồm các khoản chi phí sau đây: Chi phí do bị giảm số năm tuổi thọ;

Chi phí do viêm phế quản mãn tính; Chi phí do giảm số ngày làm việc; Chi phí nhập viện do bệnh hơ hấp; Chi phí do mắc bệnh ho mãn tính ở trẻ em; Chi phí do suy tim ở người cao tuổi; Chi phí do gia tăng mắc bệnh hen ở người lớn; Chi phí

do giãn phế quản ở người lớn mắc bệnh hen; Chi phí do giảm khả năng hơ hấp ở người lớn bị hen; Chi phí do trẻ em hen bị ho; Chi phí do giãn phế quản ở trẻ em bị hen; Chi phí do giảm khả năng hô hấp ở trẻ em bị hen.

Đối với cây trồng, mức độ thiệt hại được tính tốn thơng qua mức độ

tác động đến năng suất và giá thành của sản lượng cây trồng trên thị trường.

Thiệt hại do ô nhiễm khơng khí được tính tốn bằng các cơng thức trong các

mơ hình được lựa chọn và phân tích trong Chương 2 của Luận án.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá mức độ gây ô nhiễm không khí trong việc giải quyết tranh chấp môi trường (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)