CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.5. ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP CAN THIỆP TRONG QUẢN LÝ SỬ
1.5.1. Đánh giá kinh tế
1.5.1.1. Khía cạnh kinh tế của pha chế tập trung thuốc chống ung thư
Vấn đề sử dụng tiết kiệm, giảm lãng phí cũng rất quan trọng do thuốc CUT thường đắt tiền và là thuốc độc tế bào, nếu sử dụng khơng hết phải xử lý thuốc thừa dư sẽ tốn kém hoặc lượng thuốc đĩ thải ra mơi trường sẽ gây ảnh hưởng khơng tốt. Giải pháp được áp dụng trong quản lý sử dụng thuốc CUT là pha chế tập trung tại khoa Dược đã cho thấy tiết kiệm chi phí [32], [44].
a. Trên thế giới
Nghiên cứu được thực hiện ở Pháp năm 1998, so sánh pha chế thuốc CUT tập trung tại khoa Dược với pha chế thuốc CUT tại các khoa lâm sàng [91]. Nghiên cứu đã chỉ ra cơ cấu chi phí của thực hiện pha chế thuốc CUT tập trung tại khoa Dược bên ngồi chi phí về thuốc và so sánh chi phí thực hiện trên một lượt pha chế tại khoa Dược so với khoa lâm sàng. Các chi phí được đưa vào tính tốn bao gồm:
- Chi phí bảo trì: Đối với Isolator được thực hiện theo các khuyến nghị của nhà sản xuất (thay đổi tay găng, bộ lọc HEPA, bộ lọc thơ......).
- Chi phí vận hành: dựa trên kiểm kê hàng ngày danh mục sử dụng của hệ thống
- Chi phí khấu hao: thường được tính chia cho 5 năm sử dụng thiết bị: Isolator,
tủ bảo quản thuốc, hệ thống máy tính.....
- Chi phí nhân cơng: chi phí nhân cơng thực tế của từng đối tượng liên quan đến
Kết quả nghiên cứu cho biết cơ cấu chi phí cho việc pha chế tập trung thuốc CUT tại khoa Dược bằng thiết bị Isolator được thể hiện ở hình 1.4.
Hình 1.4. Cơ cấu chi phí cho việc pha chế tập trung thuốc CUT tại khoa Dược
Chi phí trung bình trên một lượt pha chế thuốc CUT tập trung tại khoa Dược là 138,3 FF (franc pháp) so với pha chế tại khoa lâm sàng là 63,4 FF. Chênh lệch lớn giữa thực hiện quy trình tập trung tại khoa Dược so với khoa lâm sàng nằm ở chi phí đầu tư trang thiết bị pha chế (Isolator) cùng với chi phí bảo trì, vận hành cũng tăng thêm đáng kể. Chi phí nhân cơng cho việc thực hiện tại khoa Dược cũng tăng 62% so với việc thực hiện tại các khoa lâm sàng cho thấy sự huy động nhân lực nhiều hơn cho việc pha chế thuốc CUT tập trung tại khoa Dược. Tuy nhiên, ngân sách thuốc tiết kiệm được 3,5% khi thực hiện pha chế thuốc CUT tập trung so với thực hiện tại khoa lâm sàng [91].
Một số nghiên cứu đã được tiến hành để đánh giá về lợi ích tiết kiệm được thuốc CUT khi pha chế tập trung nhờ vào việc ghép bệnh nhân sử dụng cùng một loại thuốc và dùng loại lọ thuốc đa liều cĩ hàm lượng lớn. Tỉ lệ tiết kiệm là 8,5% theo Tilleul, 9,2% theo Favier, 9,7% theo Husson, 10% theo Augry, 10,5% theo Kinoo và 14,7% theo Pinguet [86], [90]. Nghiên cứu Fasola thực hiện ở Italy năm 2005 đã theo dõi và đánh giá chính xác chi phí này. Nghiên cứu tiến hành phân tích chi phí và tiết kiệm của 29 thuốc, xem xét đơn giá và lượng thuốc thừa dư, chủ yếu tập trung vào sáu loại thuốc: cetuximab, docetaxel, gemcitabine, oxaliplatin, pemetrexed và trastuzumab. Sự lãng phí của các thuốc này tương đương 4,8% chi phí thuốc hàng năm. Sau khi áp dụng một số phương pháp chi phí do lãng phí này đã giảm 45% trong năm 2006 [32].
Chi phí bảo trì : chiếm 6%
Chi phí vận hành : chiếm 8%
Chi phí khấu hao : chiếm 17%
Ngồi ra, cĩ rất nhiều nghiên cứu đã được triển khai để chứng minh hoạt động pha chế tập trung giúp tiết kiệm chi phí. Nghiên cứu thực hiện bởi tác giả Gianpiero Fasola năm 2008 hay tác giả Adriano năm 2014, Varun Monga năm 2017 cho thấy hoạt động pha chế tập trung giúp tiết kiệm chi phí thuốc CUT. Các tác giả tiến hành tính tốn, phân tích số lượng tiêu thụ của từng thuốc giữa số lượng kê đơn và số lượng sử dụng từ đĩ tính tốn được lượng thuốc tiết kiệm hay lượng thuốc lãng phí cũng như chi phí tiết kiệm hay lãng phí [32], [44], [58].
b. Tại Việt Nam:
Một số nghiên cứu tại Việt Nam đã chỉ ra hoạt động pha chế tập trung sẽ giúp tiết kiệm chi phí. Nghiên cứu đầu tiên thực hiện bởi nhĩm nghiên cứu tại Bệnh viện TWQĐ 108 đã chỉ ra tỉ lệ giá trị tiết kiệm được là 2,93% trên tổng giá trị thuốc CUT đưa vào pha chế. Hiệu suất tiết kiệm của lượng thuốc thừa dư tại Bệnh viện TWQĐ 108 trong năm 2011 đạt 60,79% [9]. Sau đĩ, một số nghiên cứu đánh giá về tiết kiệm chi phí do pha chế tập trung thuốc CUT cũng được thực hiện. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Quang thực hiện năm 2013 tại bệnh viện Ung thư Đà Nẵng cho thấy lượng thuốc điều trị ung thư lãng phí do khơng ghép liều cho bệnh nhân là 67,5 triệu chiếm 2,4% giá trị sử dụng thuốc điều trị ung thư [10]. Nghiên cứu của tác giả Bùi Đức Trung tại bệnh viện Hữu Nghị năm 2015 đã cho biết giá trị tiết kiệm do pha chế tập trung là 224,1 triệu đồng. Tỉ lệ giá trị thuốc tiết kiệm so với giá trị thuốc phân liều là 1,6% và hiệu suất tiết kiệm là 26,6% [13]. Các nghiên cứu này đều đánh giá lượng tiết kiệm do pha chế thuốc CUT được thực hiện trong một năm.
1.5.1.2. Tiết kiệm chi phí của việc sử dụng mơ-đun chuyên dụng trong kê đơn thuốc chống ung thư
Mơ-đun phần mềm chuyên dụng kê đơn thuốc CUT với khả năng kết nối nội bộ giữa các bước mà cịn tương thích với mơ-đun khác về quản lý bệnh nhân, quản lý tồn kho thuốc, quản lý tài chính để thực hiện các bước liên hồn đảm bảo chính xác và tiết kiệm thời gian cho CBYT từ đĩ giúp tiết kiệm nhân lực, chi phí cho bệnh viện. Năm 2011, V.Nerich và các cộng sự nghiên cứu tại Pháp cho thấy việc áp dụng phần mềm kê đơn đối với thuốc CUT đã hạn chế được 1,5% lỗi kê đơn trong một năm, chi phí tiết kiệm tính được 16,82 Euro cho mỗi dược phẩm được phân tích trong nghiên cứu [60]. Nghiên cứu của C.Z. Prina thực hiện năm 2015 cho thấy hiệu quả về kinh tế và lâm sàng của can thiệp dược đối với việc kê đơn thuốc CUT dạng tiêm. Trong 5284 lần chuẩn bị thuốc của 200 đơn kê đã cĩ tổng cộng 237 can
thiệp dược được thực hiện, 105 can thiệp (44,3%) đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, trong đĩ 83 can thiệp được chấp nhận bởi bác sĩ. Giá trị tiết kiệm được 15.096,2 euro, trung bình 181,9 euro cho một can thiệp được chấp nhận [89].