II. THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
2. Nội dung thẩm định tín dụng tại ngân hàng
2.4. Thẩm định tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo là tài sản của ngƣời vay để bảo đảm với ngƣời cho vay khi ngƣời vay không trả đƣợc nợ. Thẩm định TSĐB nhằm dự đốn giá trị của tài sản đó và quyết định xem nhƣ vậy đã đủ để bảo đảm cho khoản cho vay của Ngân hàng trong trƣờng hợp ngƣời vay không trả đƣợc nợ chƣa.
* Nguồn thông tin để thẩm định
Việc thẩm định TSĐB đƣợc tiến hành trên cơ sở các nguồn thông tin: - Hồ sơ tài liệu và thông tin do khách hàng cung cấp.
- Khảo sát thực tế: khẳng định lại các thông tin thu thập đƣợc từ khách hàng và phát hiện những vấn đề mới cần thẩm định tiếp. Nên có ít nhất từ hai CBTĐ trở lên thực hiện công tác này. Kết quả khảo sát thực tế cần ghi lại dƣới dạng Biên bản làm việc và có ít nhất hai chữ ký nhằm bảo đảm tính khách quan của các thông tin đã nêu.
- Các cơ quan có thẩm quyền cấp các loại giấy tờ liên quan tới TSĐB.
- Các nguồn khác (Chính quyền địa phƣơng, cơng an, tịa án, các Ngân hàng khác, báo chí…): thơng tin thu thập từ các nguồn này thƣờng mang tính khách quan và chính xác cao, đặc biệt đối với việc xác định quyền sở hữu, xác định giá trị TSĐB.
10
* Nội dung thẩm định
- Tính pháp lý của các giấy chứng nhận quyền sở hữu và các giấy tờ có liên quan tới TSĐB. CBTD yêu cầu khách hàng kê khai có bao nhiêu bản gốc của mỗi loại giấy tờ, ai quản lý…
- Nguồn gốc của TSĐB, đặc điểm của TSĐB.
- Quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất của bên bảo đảm: CBTĐ kiểm tra bên bảo đảm có xuất trình đủ các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất dùng đảm bảo không. Chú ý các dấu hiệu sửa chữa, mâu thuẫn, tính pháp lý của các loại giấy tờ ủy quyền…
- Tài sản hiện khơng có tranh chấp - Tài sản đƣợc phép giao dịch. - Tài sản dễ bán, dễ chuyển nhƣợng - Tài sản phải mua bảo hiểm hay không?
- Xác định giá trị TSĐB: Xác định giá trị TSĐB nhằm làm cơ sở xác định mức cho vay tối đa và tính tốn khả năng thu hồi nợ vay trong trƣờng hợp buộc phải xử lý TSĐB.
- Khả năng thu hồi nợ vay trong trƣờng hợp phải xử lý TSĐB - Đề xuất các biện pháp quản lý TSĐB an toàn và hiệu quả
- Đề xuất hƣớng xử lý trong một số tình huống nhƣ thỏa thuận rút bớt hay bổ sung TSĐB, thời điểm Ngân hàng có quyền xử lý TSĐB, quyền đƣợc bảo đảm cùng lúc cho nhiều nghĩa vụ khác nhau…