Các giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động khai thác tự nhiên và trồng sa nhân

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ sa nhân tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 54 - 56)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động khai thác tự nhiên và trồng sa nhân

trồng sa nhân

Qua buổi thảo luận nhóm và phỏng vấn bán cấu trúc, người dân và cán bộ trong 2 địa bàn nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả khai thác tự nhiên và trồng sa nhân như sau:

4.5.1. Giải pháp từ người dânHộ khai thác Hộ khai thác

- Cần tuyên truyền người dân không nên khai thác quá sớm, khai thác những

quả non, không những làm giảm chất lượng sa nhân mà còn bán giá thấp.

- Lượng sa nhân tự nhiên ngày càng giảm dần nên cần khuyến khích người dân tiến hành trồng để duy trì nguồn thu nhập từ loại cây này.

Ơng Nguyễn Văn Dũng, thơn 4 xã Tiên Châu cho biết: “Cách đây 4 – 5

năm trước, tôi thường thu hái được khá nhiều sa nhân, có khi một ngày hái được 30 – 40 kg nhưng giờ thì chỉ được 10 – 20 kg. Ở đây họ thường khai thác quá sớm nên chất lượng sa nhân kém, giá bán thấp. Hiện nay tôi đã tiến hành trồng xen sa nhân trên rẫy và đang chờ thu hoạch”.

Hộ trồng

- Mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chọn giống, trồng, chăm sóc và thu hoạch sa nhân cho bà con tham gia để nâng cao sản lượng và mạnh dạn trong sản xuất. Bà Huỳnh Thị Cảnh, thôn 4 xã Tiên Lập nói: “Trồng sa nhân mang lại lợi

nhuận cao hơn những cây trồng khác nhưng vì khơng được tập huấn kỹ thuật trồng nên khơng dám mở rộng diện tích. Ví dụ như cây lúa thường hay được tập huấn kỹ thuật nên biết khi nào bón phân, phón phân gì … để năng suất cao. Cịn sa nhân thì thấy lợi nên trồng chứ khơng biết gì”.

- Phổ biến cho các hộ ở những khu vực giao thơng đi lại khó khăn trồng sa nhân để cải thiện thu nhập. Ơng Nguyễn Xn Quang, thơn 4 xã Tiên Lập cho biết: “Hiện nay cây keo được xem là loại cây mang lại thu nhập cao nhất tại xã

này, hầu hết các hộ trong xã đều trồng keo. Tuy nhiên, chỉ những hộ gần đường chính mới bán được giá cao, cịn những hộ ở xa, giao thơng đi lại khó khăn thì

chỉ bán với giá phân nửa vì phí khn vác q cao. Vì vậy, những hộ này trồng sa nhân là lợi nhất”.

4.5.2. Giải pháp từ cán bộ địa phương

- Tập huấn và nâng cao kiến thức cho cán bộ địa phương về kỹ thuật trồng sa nhân để tư vấn, hướng dẫn cho người dân.

- Huy động các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ để tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng xen sa nhân trong vườn nhà, vườn đồi, rừng trồng cho cán bộ và người dân để tận dụng đất, phát triển kinh tế hộ. Đồng thời hỗ trợ vốn cho người dân mở rộng quy mô trồng sa nhân hiện tại.

- Tuyên truyên người dân trồng xen keo – sa nhân để nâng cao thu nhập, đảm tính đa dạng sinh học, hạn chế sâu bệnh và tận dụng đất.

Ông Thái Văn Vinh – cán bộ nơng nghiệp xã Tiên Lập nói: “Trồng sa nhân mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng vì khơng biết kỹ thuật trồng thế nào và thiếu kinh phí nên khơng thể phát động người dân mở rộng sản xuất.”

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ sa nhân tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w