PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Tình hình sản xuất sa nhân của huyện Tiên Phước
4.2.3. Tình hình chế biến và bảo quản sa nhân tại huyện Tiên Phước
Sa nhân đã được người dân thu hái, chế biến sử dụng từ lâu đời. Tuy nhiên cho đến nay, từ việc thu hái đến chế biến sa nhân trong các hộ gia đình cũng chỉ với quy mơ nhỏ, theo phương pháp thủ công. Lực lượng chủ yếu tham gia thu hái sa nhân gồm phụ nữ và trẻ em, vì đây là cơng việc nhẹ, địi hỏi sự kiên trì. Người dân thường sử dụng cơng lao động nhàn để đi thu hái sa nhân nhằm kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Khi đi thu hái, họ bới lớp thảm mục dưới gốc cây để tìm quả. Dùng liềm cắt cuống chùm quả hoặc hái bằng tay cho vào bao tải hay giỏ.
Đối với khai thác từ rừng tự nhiên, người dân thường tranh thủ vào rừng thu hái từ quả non đến khi quả chín thuần thục. Nên chất lượng sa nhân khai thác thường kém do lẫn nhiều quả non, quả lép. Sau đó, họ bán tươi cho người đi thu gom tại nhà hoặc mang lên chợ huyện bán cho các lái buôn nếu hái được số lượng nhiều để bán giá cao hơn. Vì vậy, các hộ này khơng có cơng đoạn chế
biến, bảo quản sa nhân. Sau khi thu mua, tư thương mới tiến hành chế biến (phơi, sấy, phân loại) và bảo quản rồi đem bán ra thị trường.
Đối với các hộ trồng, khi hái người dân chỉ chọn những chùm quả già, chín, cịn quả non để lại thu sau (do hoa nở muộn). Lúc bới tìm, cắt quả họ thường cẩn thận không làm gãy cây, rụng hoa ảnh hưởng đến sản lượng. Chọn những ngày nắng ráo, đất tương đối khô để khi hái chân không dẫm đè làm gãy thân ngầm, tác động nhiều đến hệ rễ, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Quả
được thu về tiến hành việc loại bỏ tạp chất, bao gồm nhặt bỏ rác và quả non, lép, bóc các lá vảy, lá bắc cùng tồn tại trên chùm quả. Quả còn lại để nguyên cả chùm để khi phơi tạo độ thống cho chóng khơ. Khi phơi gần khô mới tiến hành tách lấy từng quả, bỏ cuống, sau đó phơi tiếp đến khơ. Có trường hợp, tiến hành đồng thời việc loại bỏ tạp chất như trên và ngắt rời quả luôn (bỏ cuống).
Kỹ thuật phơi sấy sa nhân rất đơn giản phụ thuộc vào thời tiết nắng mưa. Người dân phơi quả trực tiếp trên sân gạch, sân xi măng. Nhiệt độ trung bình ban ngày 32 - 350C, phơi liên tục từ 5 - 6 ngày quả sẽ khô. Sau khi phơi khô, họ cũng bán ngay cho người thu mua tại nhà. Người dân thường không cất trữ hay bảo quản nếu để lâu thường bị hao hụt và mốc. Sa nhân bị mốc coi như bỏ, không thể cải thiện được. Họ cịn cho rằng sa nhân khơng giống các mặt hàng khác như tiêu, chè… dù có trữ lâu giá cũng khơng chênh lệch bao nhiêu, số lượng sa nhân bị hao trong lúc bảo quản bằng với lợi nhuận tăng lên trong quá trình chờ giá nên bán sớm tốt hơn.
Trong quá trình thu mua, các tư thương thường phân loại quả sa nhân khô thành 4 loại thương phẩm, trong đó sa nhân loại 1 có giá trị cao nhất, có thể xuất khẩu, bao gồm:
- Loại 1: Sa nhân hạt cau, hạt to mẩy, vỏ hạt không bị nhăn nheo, màu nâu sẫm, cứng, nhấm hạt có vị chua, cay nồng.
- Loại 2: Hạt già, khơng to mẩy, có vết nhăn nheo, màu vàng răng ngựa, có vị cay nhưng không chua.
- Loại 3: Sa nhân vụn, hạt sa nhân hơi non,vỏ nhăn nheo, ít cay, thường khơng có mùi, gọi là sa nhân cứt gián.
- Loại 4: Sa nhân bị ẩm, lẫn nhiều quả non, q trình phơi sấy hoặc bảo quản khơng tốt bị màu đen. Và sa nhân để chín quá mới thu hái gọi là sa đường, hơi dính, vị chua ngọt, dễ bị mốc, khó bảo quản.
Tóm lại, hoạt động thu hái, sơ chế sa nhân được thực hiện theo phương pháp thủ công với quy mô nhỏ, lực lượng tham gia phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Hộ khai thác thường bán sa nhân tươi, còn phần lớn hộ trồng thì tiến hành sơ chế thơng hoạt động phơi sấy và làm sạch. Việc phân loại, chế biến, bảo quản sa nhân chủ yếu do tư thương tiến hành để phân phối thường xuyên cho các tiệm thuốc bắc và xuất khẩu.