Tình hình khai thác sa nhân tự nhiên tại huyện Tiên Phước

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ sa nhân tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 27 - 29)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.1.Tình hình khai thác sa nhân tự nhiên tại huyện Tiên Phước

4.2. Tình hình sản xuất sa nhân của huyện Tiên Phước

4.2.1.Tình hình khai thác sa nhân tự nhiên tại huyện Tiên Phước

a. Thực trạng khai thác sa nhân tự nhiên tại huyện Tiên Phước

Do điều kiện địa hình phức tạp, nhiều đồi núi, các trạng thái sinh thái đa dạng, tiểu khí hậu khá ơn hịa, khu hệ thực vật cịn phong phú, nên các loại cây thuốc nam trên địa bàn huyện khá dồi dào, trong đó cây sa nhân cũng khơng ngoại lệ. Tuy nhiên, nhiều năm liền người dân đã khai thác thiếu kiểm soát đến

mức thái quá để bán ra thị trường, đồng thời do rừng tự nhiên bị xâm hại mạnh, nên số lượng cá thể của sa nhân cũng như nhiều loài khác bị giảm sút đến mức báo động, có một số lồi gần như đã mất dạng.

Sa nhân thuộc nhóm cây đặc sản rừng, hiện nay được gọi là nhóm cho lâm sản phi gỗ, là loại thực vật thân thảo nên việc quản lý nhìn chung rất lỏng lẻo. Ở tại xã nghiên cứu, tình trạng khai thác triệt để, thiếu kiểm soát cũng xảy ra như nhiều nơi khác trên toàn quốc. Một thời gian rất dài, đến tháng 4 âm lịch, người dân vào rừng, lên đồi nương khai thác bất kỳ quả sa nhân nào cho đến lúc cạn kiệt mới thơi. Vì vậy, hiện nay trên địa bàn khảo sát, số lượng cũng như chất lượng sa nhân đã giảm đi rất nhiều. Nguyên nhân là do phát rừng làm rẫy trồng keo, chuối, sắn... và tình trạng chăn thả gia súc trên núi đã làm diện tích sa nhân bị thu hẹp nghiêm trọng.

Tên địa phương của sa nhân là tré sa hoặc ché sa, thường mọc nhiều ở những khu vực như nơi ven suối, mát mẻ nhưng không quá rậm rạp và không phụ thuộc vào các lồi xung quanh. Hình thức khai thác sa nhân chủ yếu theo phương pháp thủ cơng, khơng dùng cơng cụ gì. Mỗi lần đi thu hái trung bình khoảng 11,7 kg tươi, nhiều nhất có khi được 20 kg. So với những năm trước, số lượng sa nhân thu được ngày càng giảm nhưng giá sa nhân mỗi lúc một cao nên nó ln đóng góp một phần không nhỏ vào nguồn thu nhập của người dân.

Cách đây 4 - 5 năm, đến mùa sa nhân, người dân ven rừng khai thác được khá nhiều sa nhân, nhưng 3 năm trở lại đây thì sản lượng giảm dần, có nhiều nhà khơng đi thu hái nữa vì hái khơng được bao nhiêu. Hiện nay, muốn khai thác được nhiều thì phải đi vào trong núi sâu, nơi ít người đến. Với đà này, trong một thời gian không lâu, sa nhân sẽ mất dần đi, một phần làm suy thoái đa dạng sinh học, một phần thiếu vật liệu bảo tồn, phát triển khi có điều kiện.

b. Đặc điểm hộ khai thác sa nhân tự nhiên

Đặc điểm chung của các hộ khai thác sa nhân được khảo sát trong nghiên cứu này thể hiện qua các chỉ tiêu về: tuổi chủ hộ, số nhân khẩu, số lao động, số lao động chính, tỉ lệ lao động, tỉ lệ hộ nghèo, thu nhập hộ/năm (bảng 6).

Bảng 06. Đặc điểm nông hộ khai thác sa nhân xã Tiên Châu

Chỉ tiêu ĐVT Hộ khai thác sa nhân (N=10)

Tuổi chủ hộ tuổi 45,0

Số nhân khẩu người 4,3

Số lao động người 2,2

Số lao động chính người 2,0

Tỉ lệ lao động (lao động/số khẩu) 0,5

Tỉ lệ hộ nghèo % 50,0

Thu nhập hộ/năm triệu đồng 13,2

(Nguồn: Điều tra nông hộ năm 2011)

Số liệu bảng trên cho thấy độ tuổi trung bình của các hộ khai thác sa nhân khá cao, là những người sống lâu trong vùng nên họ có nhiều kiến thức về đặc điểm ở địa phương, các loại lâm sản có thể khai thác và mang lại thu nhập, cũng như những khu vực phân bố, đặc điểm, mùa vụ của cây sa nhân. Số nhân khẩu, số lao động của các hộ tương đối thấp, mỗi gia đình khoảng 4,3 khẩu/hộ, 2 lao động chính. Khơng phải ở đây sinh con ít mà họ thường có gia đình sớm, hầu như những chủ hộ trên 45 tuổi đều có con đến tuổi lập gia đình, sau đó cắt khẩu ra ở riêng.

Các hộ khai thác sa nhân có trình độ học vấn thấp, chủ yếu học tiểu học, trung học cơ sở (chiếm 80%). Hoạt động tạo thu nhập chính của những hộ này là nghề nơng (chiếm 100%) nên đời sống người dân cịn rất nhiều khó khăn. Tỉ lệ hộ nghèo chiếm tới 50% tổng số hộ điều tra. Thu nhập bình quân của hộ khá thấp, chỉ có 13,2 triệu đồng/năm. Đã thế, điều kiện địa hình khơng thuận lợi để phát triển nơng nghiệp, vì vậy khai thác sa nhân cũng như các sản phẩm từ rừng ln đóng vai trị quan trọng trong cuộc sống của họ.

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ sa nhân tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 27 - 29)