Chuỗi giá trị của sa nhân tại huyện Tiên Phước

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ sa nhân tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 42 - 52)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Thị trường tiêu thụ sa nhân tại huyện Tiên Phước

4.4.2. Chuỗi giá trị của sa nhân tại huyện Tiên Phước

a. Các kênh tiêu thụ sa nhân

Các kênh tiêu thụ sa nhân tại huyện Tiên Phước được minh họa qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1. Sơ đồ chuỗi kênh thị trường sa nhân tại huyện Tiên Phước

(Nguồn: Phỏng vấn hộ và tác nhân thu gom, 2011)

Người khai thác (tự nhiên)

Người thu mua lưu động

Đại lý thu mua huyện

Đại lý thu mua tỉnh

Các nguồn thu mua ngồi tỉnh Tiệm thuốc Đơng y Người tiêu dùng trong nước Xuất khẩu Người tiêu dùng ngoài nước

Người khai thác và thu hoạch sa nhân thường phân phối sản phẩm qua các kênh:

Kênh 1: Người khai thác sa nhân tự nhiên và người thu hoạch sa nhân

trồng bán cho người thu mua lưu động, người thu mua lưu động bán cho người thu mua tại huyện. Đại lý thu mua tại huyện lại bán cho đại lý thu mua tỉnh. Tùy theo giá cả, số lượng, chất lượng, … mà đại lý thu mua tỉnh sẽ tiếp tục bán cho (1) các tiệm thuốc Đông y, (2) các nguồn thu mua ngoài tỉnh hay (3) xuất khẩu sang Trung Quốc.

Kênh 2: Người khai thác tự nhiên và người thu hoạch sa nhân trồng có thể

bán cho đại lý thu mua huyện để thu lợi nhuận cao hơn. Đại lý thu mua huyện có 3 sự lựa chọn bán cho đối tượng nào tùy thuộc vào giá cả, vốn lưu động, thời tiết… (1) bán cho các đại lý thu mua tỉnh, (2) bán cho tiệm thuốc và (3) bán cho các nguồn thu ngoài tỉnh.

Kênh 3: Người thu hoạch sa nhân trồng bán cho tiệm thuốc Đông y rồi đến

tay người tiêu dùng. (Vì chất lượng của sa nhân trồng tốt hơn nên các thầy lang thường không mua sa nhân khai thác tự nhiên).

b. Các tác nhân tham gia vào chuỗi

Sơ đồ 2. Các tác nhân chính tham gia vào chuỗi giá trị của sa nhân

Hộ nông dân Thu gom Bán buôn Tiệm thuốc Người tiêu dùng Khai thác trong tự nhiên hoặc trồng, chăm sóc, thu hái rồi bán Mua từ hộ KThác hay SXuất, vận chuyển và bán cho người bán buôn Mua từ người thu gom, Vchuyển và bán lại các đại lý lớn để bán cho tiệm thuốc, xkhẩu Mua từ người bán buôn để bán cho người tiêu dùng Sử dụng sản phẩm

Hộ nông dân

Nông dân bao gồm hộ khai thác sa nhân trong tự nhiên, hộ trồng sa nhân. Họ là tác nhân tham gia vào ngành hàng để tạo ra sản phẩm. Đối tượng bán chủ yếu và gần như duy nhất của họ là người thu gom tại địa phương. Họ hầu như rất ít nhận được những thơng tin sát thực về giá cả thị trường, thậm chí biết là giá bán thấp phải chịu thiệt, nhưng vẫn phải bán để trang trải những khoản chi trong gia đình. Do vậy, trên thị trường họ dường như là người chấp nhận giá. Có thể nói, các giao dịch mua bán trong kênh hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường, chứ không liên quan tới sự hợp tác cụ thể nào.

Sa nhân không phải là hoạt động sản xuất chính của các nơng hộ, song nó cũng đóng góp một phần đáng kể vào thu nhập của hộ. Giúp xóa đói giảm nghèo đối với các hộ sống dựa vào rừng và lấy ngắn nuôi dài đối với các hộ trồng rừng.

Tác nhân thu gom

Tác nhân thu gom chủ yếu là những người ở địa phương và một số người ở xã lân cận. Họ đi thu mua sa nhân và các sản phẩm khác như chuối, tiêu, chè, quế, mít, ốc, bịn bon,… từ các hộ gia đình sau đó vận chuyển đi bán cho các lái buôn ở chợ huyện. Các lái bn này có thể là người từ nơi khác tới mua (như ở thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An, thành phố Đà Nẵng…) hoặc là các đại lý thu mua nông lâm thổ sản trong huyện. Chợ huyện nằm tại thị trấn Tiên Kỳ - trung tâm huyện Tiên Phước - là địa điểm tiêu thụ quan trọng của các mặt hàng nông lâm thổ sản của tác nhân thu gom. Số lượng người thu gom bán khá nhiều, đa số là phụ nữ nên quy mô khối lượng vận chuyển chỉ vào khoảng 50 - 120 kg/ngày.

Bảng 11. Đặc điểm hoạt động của tác nhân thu gom

Chỉ tiêu ĐVT Thu gom tại nhà

dân

Khối lượng vận chuyển kg/lần/ngày 50 - 120

Khối lượng sa nhân vận chuyển kg/lần/ngày 20 - 100

Số năm hoạt động trung bình năm 12,1

Thời gian thu mua sa nhân trong năm tháng/năm 2

Các loại hàng thu gom khác Chè, tiêu, bịn bon,

quế, chuối, mít, ...

Nguồn hàng đầu vào Nơng hộ

Chu kỳ sản xuất ngày 1

Nguồn bán ra

Các thương lái tại chợ, các đại lý thu mua tại nhà

(Nguồn: Phỏng vấn tác nhân thu gom, 2011)

Các tác nhân thu gom đi thu mua vào chiều hôm nay tại các hộ, bán ngay vào sáng sớm hôm sau. Khối lượng sa nhân thu gom trong ngày khoảng từ 20 – 100 kg tươi, thời gian thu mua sa nhân kéo dài 2 tháng, từ đầu tháng 4 đến hết tháng 5 âm lịch. Sở dĩ các tác nhân thu gom đều thu mua và bán ngay trong ngày vì họ đều là những người có vốn ít, nếu trữ một mặt hàng nào đó để chờ giá cao (như tiêu, gừng, nghệ,…), hoặc chế biến sản phẩm để có lợi nhuận cao hơn (như phơi khơ quế, sa nhân,…) thì họ khơng có khả năng.

Tuy khối lượng thu gom bình quân chỉ 50 - 120 kg/ngày nhưng tình hình tiêu thụ khơng ổn định. Theo các tác nhân thu gom thì có ngày bán được giá cao, có ngày bán giá thấp, hoặc bán khơng được phải để lại hơm sau. Có khi hàng hóa bị hư hỏng phải bỏ vì phần lớn đều là hàng tươi. Ngun nhân khó tiêu thụ vì các mặt hàng nơng lâm thổ sản thường có giá cả khơng ổn định, khó bảo quản trong q trình vận chuyển và số lượng hao hụt lớn. So với các mặt hàng khác thì sa nhân dễ bán, dễ vận chuyển,

giá bán ổn định hơn, thường khơng có rủi ro trong q trình tiêu thụ. Các tác nhân có thời gian hoạt động thu gom trung bình hơn 12 năm, có thể thấy họ đều là những người gắn bó rất lâu với nghề và hoạt động này tạo thu nhập chính cho gia đình họ.

Hoạt động của tác nhân này chỉ mang tính nhỏ lẻ, không chuyên nghiệp, tuy nhiên số lượng lại khá nhiều và đóng góp một phần quan trọng trong kênh tiêu thụ sa nhân cho các hộ nông dân. Người dân đều là những hộ khó khăn, khơng có phương tiện đi lại, giao thông cách trở, họ chỉ đi chợ huyện khi cần thiết. Việc thu mua tại nhà giúp người nông dân dễ dàng tiêu thụ sản phẩm.

Người thu gom hoạt động mang tính chất thời vụ, quy mơ nhỏ và chủ yếu tham gia vào kênh hàng nội tỉnh. Họ chưa có khả năng liên kết lại với nhau để tạo ra một kênh tiêu thụ có quy mơ và hồn chỉnh. Bên cạnh đó, trong q trình hoạt động thu mua họ cịn gặp những khó khăn trở ngại khác và chưa được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương.

Bảng 12. Chi phí hoạt động của tác nhân thu gom

(tính cho 1 lần đi)

Chỉ tiêu ĐVT Thu gom bán tại chợ

Xăng xe đồng 15.000

Bao bì đồng 4.000

Hao phí xe máy đồng 5.000

Tổng chi phí đồng 24.000

(Nguồn: Phỏng vấn tác nhân thu gom, 2011) Thuận lợi trong quá trình thu mua và tiêu thụ:

Chủ yếu là người tại địa phương nên họ gần gũi với các hộ nơng dân, do đó q trình thu gom dễ dàng. Mỗi khi đến mùa, họ thường dặn trước các hộ nơng dân vì vậy mà nguồn hàng thường ổn định. Hơn nữa, người dân cũng muốn có người thu gom thường xuyên các sản phẩm của mình nên rất giữ uy tín và tạo điều kiện thuận lợi cho người thu gom như có thể mua nợ.

Địa điểm thu mua, vận chuyển tiêu thụ gần nên giá thành thấp. Các điểm tiêu thụ sa nhân của tác nhân thu gom chủ yếu là chợ huyện và các đại lý thu mua tại nhà nên việc vận chuyển sa nhân cũng như các sản phẩm khác không xa, khoảng 8 – 12 km. Vì vậy, chi phí vận chuyển như xăng xe, khấu hao hay thiệt hại trong q trình vận chuyển khơng đáng kể, từ 10 – 15 % tiền lãi thu được từ sản phẩm, khoảng 24.000 đồng cho một lần đi thu mua.

Khó khăn trong q trình thu mua và tiêu thụ:

Vào mùa mưa thường gặp nhiều khó khăn, đường xa và khó đi. Hơn nữa, đặc thù của các mặt hàng nông lâm thổ sản, cũng như sa nhân là nếu thời tiết không thuận lợi, không phơi được sẽ bị hỏng nên họ thường bị các lái buôn ép giá.

Tác nhân bán buôn

Tác nhân bán buôn là những đại lý thu mua nông lâm thổ sản tại nhà và tại chợ ở trong và ngoài huyện, rộng hơn là ngoài tỉnh. Đây thường là những đối tượng đã làm nghề kinh doanh nông lâm thổ sản rất lâu, thời gian hoạt động trung bình là 19 năm, có người đã làm nghề này 25 năm, có khi kéo dài qua nhiều đời. Vì vậy, họ có địa điểm thu mua ổn định, người dân và các những người thu gom đều tập trung tới bán.

Bảng 13. Đặc điểm hoạt động của tác nhân bán bnTiêu chí Đơn vị Thu mua tại nhà Tiêu chí Đơn vị Thu mua tại nhà

Khối lượng sa nhân thu mua/ngày kg 150

Trung bình số năm tham gia nghề năm 19

Thời gian thu mua sa nhân/năm tháng 2

Các loại hàng thu mua

Nông lâm thổ sản (quế, sa nhân, gừng, thuốc nam…)

Tác nhân đầu vào Hộ nông dân, hộ thu gom

Tỷ lệ sản phẩm mua vào • Hộ nơng dân • Hộ thu gom % 30 – 35 70 – 75 Chu kỳ sản xuất tháng 1 – 2

Tác nhân đầu ra Đại lý thu mua thuốc bắc,

tiệm thuốc bắc.

Các tác nhân này thường thu mua sa nhân tươi và khô từ những người nông dân hoặc người thu gom, đối với sa nhân tươi thì phơi khơ, làm sạch. Sau đó, họ đem bán cho các đại lý bán bn lớn và các tiệm thuốc Đơng y ngồi huyện như thành phố Tam Kỳ, huyện Thăng Bình, … và ngồi tỉnh như thành phố Đà Nẵng. Họ có lượng vốn lớn hơn tác nhân thu gom nên các mặt hàng kinh doanh đa dạng và tiến hành chế biến trước khi bán, nhưng cũng khơng có khả năng dự trữ hàng lâu.

Chu kỳ sản xuất (từ khi thu mua đến khi bán sản phẩm) khoảng 1 tháng để quay vòng vốn. Nguồn hàng đầu vào của tác nhân bán buôn trong huyện phần lớn là lấy từ hộ thu gom (khoảng 70 – 75% lượng hàng).

Các đại lý bán bn ngồi huyện thì có vốn, quy mơ và chu kỳ sản xuất lớn hơn. Họ chỉ mua sa nhân và các mặt hàng nông lâm thổ sản khô, đã qua chế biến. Đối với sa nhân thì u cầu phải khơ, làm sạch cọng, rác, bụi,… mới thu mua. Các đại lý này có hệ thống nhà kho kiên cố để bảo quản sa nhân và các mặt hàng khác trong thời gian dài để phân phối quanh năm cho các tiệm thuốc.

Bảng 14. Chi phí hoạt động của tác nhân bán bn

(tính cho 1 chu kỳ sản xuất: 1 tháng)

Chỉ tiêu ĐVT Thu mua và xuất hàng tại nhà

Tiền cước xe chở hàng đồng 20.000

Bao bì đồng 8.000

Thuế kinh doanh đồng 75.000

Tổng chi phí đồng 103.000

(Nguồn: Phỏng vấn tác nhân thu gom, 2011) Thuận lợi trong hoạt động thu mua và tiêu thụ :

Nguồn hàng cung cấp của các tác nhân bán buôn khá đa dạng và ổn định, địa điểm thu mua tại nhà, vì vậy thời gian hoạt động gần như mọi ngày trong năm. Sau khi thu mua sa nhân cùng các mặt hàng khác họ thường phơi khô, bảo quản đến khi được giá mới bán nên không sợ bị ép giá.

Khó khăn trong hoạt động thu mua và tiêu thụ:

Thời tiết khơng thuận lợi gây khó khăn trong q trình phơi và bảo quản sa nhân. Các khoản chi phí có xu hướng tăng lên như tiền cước chở hàng, xăng xe, thuế kinh doanh… Bán trực tiếp các tiệm thuốc Đông y sẽ được giá cao hơn nên các tác nhân bán bn ln tìm cách tiếp cận các thầy lang, vì vậy ln xảy ra sự cạnh tranh giữa các tác nhân bán buôn.

Tiệm thuốc bắc

Nhu cầu sử dụng sa nhân trong các nhà thuốc nam, thuốc bắc trong huyện và một số khu vực lân cận như Tam Kỳ, Đà Nẵng, Hội An, Thăng Bình... rất cao. Lượng dùng 3 – 6 gam một ngày và thường phối hợp với các vị thuốc khác, khoảng 60 bài thuốc khác nhau có sử dụng sa nhân. Nguồn sa nhân trong huyện khá lớn nhưng các nhà thuốc thường phải nhập thêm sa nhân từ các nơi khác về sử dụng. Nguyên nhân các nhà thuốc phải nhập sa nhân từ nơi khác về một phần vì sa nhân trong khu vực chủ yếu là khai thác từ tự nhiên nên sản lượng không ổn định. Q trình tổ chức thu mua khó khăn vì điều kiện đi lại phức tạp, người dân địa phương cũng khơng thường xun có sa nhân để bán. Do đó, thay vì tổ chức các đợi thu mua từ nông hộ, các nhà thuốc đặt hàng từ các đại lý bán bn ngồi huyện.

c. Vị trí địa lý của các tác nhân

Bản đồ 1. Vị trí địa lý của các tác nhân thu mua sa nhân

Ghi chú: : Điểm nghiên cứu (sản xuất sa nhân) : Các điểm thu mua trong tỉnh

: Các điểm thu mua trong huyện

Nhìn vào bản đồ ta có thể thấy điểm sản xuất sa nhân là những khu vực ven sơng, suối; địa hình cách trở. Hơn nữa, khoảng cách từ các hộ sản xuất sa nhân đến những điểm thu mua khá xa nên họ muốn bán cho các điểm này để nâng cao lợi nhuận cũng rất khó. Phần lớn sa nhân đều được bán cho tác nhân thu gom tại nhà để thuận tiện cho việc đi lại và dành thời gian làm nhiều việc khác.

Các điểm thu mua sa nhân trong huyện gồm thị trấn Tiên Kỳ, xã Tiên Thọ và xã Tiên Châu. Đây là những điểm thuận tiện cho hoạt động thu mua. Thị trấn Tiên Kỳ có chợ huyện, nằm ở vị trí trung tâm của huyện. Xã Tiên Thọ có chợ Tiên Thọ và tuyến đường tỉnh ĐT 616; là điểm tập trung buôn bán của các xã Tiên Lập, Tiên An, Tiên Lộc, Tiên Mỹ, Tiên

(Tam Kỳ)

(Hương An) (Hà Lam)

Phong. Xã Tiên Châu dọc tuyến đường tỉnh ĐT 614, là điểm thu mua của các xã Tiên Hà, Tiên Sơn, Tiên Cẩm.

Các điểm thu mua trong tỉnh gồm thành phố Tam Kỳ, thị trấn Hà Lam huyện Thăng Bình, xã Hương An huyện Quế Sơn, Việt An huyện Hiệp Đức…

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ sa nhân tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w