Hiệu quả kinh tế của sa nhân mang lại ở cấp nông hộ

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ sa nhân tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 36 - 41)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Hiệu quả kinh tế của sa nhân mang lại ở cấp nông hộ

4.3.1. Hiệu quả kinh tế của sa nhân mang lại đối với hộ khai thác tự nhiên

Lượng sa nhân khai thác trong tự nhiên ngày càng giảm nhưng hiện nay vẫn góp phần tương đối vào nguồn thu nhập của các hộ ven rừng.

Bảng 08. Hiệu quả kinh tế của hộ khai thác sa nhân

TT Các chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1 Khối lượng sa nhân/lần khai thác kg (tươi) 11,70 2 Khối lượng sa nhân/vụ khai thác kg (tươi) 230,00 3 Giá bán trung bình/1kg tươi 1000 đồng 10,78 4 Bình quân thu nhập/lần khai thác 1000 đồng 126,13 5 Bình quân thu nhập/vụ khai thác 1000 đồng 2.480,00 6 Chi phí cho hoạt động khai thác

6.1 Công lao động 1000 đồng 577,50

6.2 Chi phí khác 1000 đồng 20,00

7 Tổng chi phí 1000 đồng 597,50

8 Tổng thu 1000 đồng 2.480,00

9 Thu nhập 1000 đồng 1.882,50

10 Hiệu quả kinh tế (thu nhập/chi phí) 1000 đồng 3,15

(Nguồn : Phỏng vấn hộ và thảo luận nhóm, 2011)

thác thấp hơn nhiều so với các hộ trồng. Do hộ trồng thường để quả chín mới hái, cịn các hộ khai thác trong tự nhiên thì để cạnh tranh với các hộ khác nên dù biết trái non giá bán thấp họ vẫn hái. Thường thì sa nhân khai thác giá khoảng 10.000 đồng/kg tươi còn sa nhân trồng trên 15.000 đồng/kg tươi.

Qua bảng 8 ta có thể thấy hiệu quả kinh tế của hộ khai thác sa nhân trong tự nhiên khá cao, cụ thể một đồng vốn bỏ ra người khai thác thu được 3,15 đồng lãi. Trong thời gian 2 tháng đi thu hái rải rác, thu nhập của người dân là 2.480.000 đồng, chiếm 18,79% thu nhập bình quân của hộ/năm. Sở dĩ cao như vậy vì họ chỉ tốn cơng lao động và một số chi phí khác nhằm phụ vụ cho quá trình đi núi như nước uống, bao bì,… Hơn nữa, khi đi thu hái họ còn kết hợp làm nhiều việc khác để nâng cao thu nhập như chăn gia súc, đốn củi, đốt than, lấy mật ong, … Tuy nhiên, nguồn thu nhập này không bền vững. Thực tế cho thấy diện tích sa nhân tự nhiên đang ngày càng giảm, để duy trì hoạt động khai thác sa nhân trong sinh kế người dân là điều không thể.

4.3.2. Hiệu quả kinh tế của sa nhân mang lại đối với hộ trồng

Các nông hộ ven núi ở huyện Tiên Phước nói chung và xã Tiên Lập nói riêng đã và đang tiến hành trồng sa nhân nhưng với quy mơ cịn rất nhỏ và mang tính tự phát trong cộng đồng. Hoạt động này hồn tồn chưa có sự quan tâm của chính quyền địa phương mặc dù phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại được xem là mũi nhọn để phát triển kinh tế huyện. Bảng 9 thể hiện hiệu quả kinh tế của cây sa nhân mang lại ở cấp nông hộ :

Bảng 09. Hiệu quả kinh tế của hộ trồng sa nhân

TT Các chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1 Bình qn diện tích đất trồng sa nhân/hộ Sào 2,33

2 Sản lượng trung bình/hộ kg (khô) 28,55

3 Năng suất/sào kg (khô) 12,28

4 Giá bán trung bình/1kg khơ 1000 đồng 131,80

5 Bình quân thu nhập/vụ 1000 đồng 3.762,50

6 Bình quân thu nhập/sào 1000 đồng 1.618,00

7 Chi phí sản xuất 7.1 Phân bón (NPK) 1000 đồng 107,00 7.2 Cơng lao động 1000 đồng 350,00 7.3 Chi phí khác 1000 đồng 50,00 8 Tổng chi phí 1000 đồng 507,00 9 Tổng thu 1000 đồng 1.618,00 10 Thu nhập 1000 đồng 1.111,00

11 Hiệu quả kinh tế (thu nhập/chi phí) 1000 đồng 2,19

(Nguồn : Phỏng vấn hộ và thảo luận nhóm, 2011)

Yếu tố đầu tiên phải kể đến trong hoạt động sản xuất là chi phí sản xuất - khoản tiền mà nơng dân bỏ ra nhằm tạo ra sản phẩm. Kết quả trên cho thấy để sản xuất ra được sản phẩm, người nơng dân chỉ bỏ ra các chi phí như cơng lao động, phân vơ cơ,... Trong đó, chi phí cho cơng lao động trong quá trình thu hoạch chiếm tỷ trọng lớn nhất tuy là công lao động phụ và lúc nhàn rỗi. Qua bảng số liệu ta nhận thấy rằng nhìn chung chi phí sản xuất cho một sào sa nhân tương đối thấp và ít tốn thời gian chăm sóc. Công lao động của hộ trồng sa nhân cũng thấp hơn hộ khai thác. Vì khi thu hái sa nhân trồng thường tập trung, vào thời điểm nhất định; còn khai thác sa nhân có khi được khi khơng, phải tìm nhiều nơi và đi xa nhưng chỉ có thể đi bộ nên tốn rất nhiều thời gian.

Hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng sa nhân khá cao, cứ một đồng vốn bỏ ra thì các hộ sản xuất thu được 2,1913 đồng lãi. Sau 3 năm trồng, mỗi năm thu được trung bình 1.618.000 đồng/sào và sản lượng không ngừng tăng. Hiệu quả kinh tế do hoạt động trồng sa nhân mang lại cao là do các nguyên nhân sau:

Trước hết đó là khơng tốn các chi phí như: giống, thủy lợi, thuốc bảo vệ thực vật…, ít tốn cơng chăm sóc.

Thứ hai, do trồng sa nhân tận dụng được đất vườn đồi, vườn nhà. Không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của các cây trồng khác trong vườn và tạo tính đa dạng sinh học nên ít bị sâu bệnh phá hại.

Thứ ba là trồng sa nhân thường thu hoạch khi quả đã chín nên chất lượng tốt, giá bán cao, khơng gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ.

Tuy hiệu quả kinh tế cao nhưng bình quân thu nhập từ sa nhân/năm chỉ chiếm 17,9% tổng thu nhập trung bình/năm của hộ. Do quy mơ trồng sa nhân cịn rất nhỏ, chưa được người dân chú trọng phát triển sản xuất. Hơn nữa, do khơng có quy trình kỹ thuật trồng cụ thể và sản lượng sa nhân bị ảnh hưởng rất nhiều bởi điều kiện tự nhiên, khí hậu. Vào mỗi lúc ra hoa, nếu trời mưa, cây đậu quả nhiều thì cho năng suất cao; ngược lại, nếu trời nắng coi như mất mùa. Vì vậy, người dân xem việc đầu tư mở rộng diện tích trồng sa nhân là khá mạo hiểm.

4.3.3. So sánh hiệu quả kinh tế của cây sa nhân và cây keo mang lại ở cấp nông hộ nông hộ

Để thấy rõ được hiệu quả kinh tế của sa nhân mang lại ở cấp nông hộ, tôi tiến hành so sánh hiệu quả kinh tế giữa hoạt động trồng sa nhân và trồng keo trên cùng một đơn vị diện tích và cùng một loại đất. Sở dĩ cây keo được chọn để so sánh vì hiện nay keo được xem là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, được người dân trên địa bàn xã trồng nhiều nhất. Theo báo cáo kinh tế xã hội xã Tiên Lập năm 2010, diện tích trồng keo là 1.206 ha, chiếm 62,26% diện tích đất lâm nghiệp trên tồn xã.

Bảng 10. Hiệu quả kinh tế của cây keo mang lại ở cấp nông hộ

TT Các chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1 Chu kỳ sản xuất năm 6,00

2 Năng suất/sào cây 75,00

3 Giá bán trung bình/cây 1000 đồng 50,00

4 Bình quân thu nhập/sào 1000 đồng 3.750,00

5 Chi phí sản xuất 5.1 Giống 1000 đồng 40,00 5.2 Cơng lao động 1000 đồng 525,00 5.2.1 Công làm đất 1000 đồng 150,00 5.2.2 Cơng trồng 1000 đồng 150,00 5.2.3 Cơng chăm sóc 1000 đồng 225,00 5.3 Phân bón (NPK) 1000 đồng 160,00

5.4 Thuế nơng nghiệp 1000 đồng 185,50

5.5 Chi phí khác 1000 đồng 50,00

6 Tổng chi phí 1000 đồng 960,50

7 Tổng thu 1000 đồng 3.750,00

8 Thu nhập 1000 đồng 2.789,50

9 Hiệu quả kinh tế (thu nhập/chi phí) 1000 đồng 2,90

(Nguồn : Phỏng vấn hộ và người am hiểu, 2011)

Qua bảng 09 và 10 có thể thấy chi phí cho hoạt động sản xuất keo khá cao 960.500 đồng/sào, trong khi trồng sa nhân là 507.000 đồng/sào. Tuy hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng keo là 2,9 - cao hơn sa nhân 0,71 lần - nhưng điều đó chưa thể kết luận trồng keo hiệu quả hơn sa nhân. Vì trồng keo 6 năm mới cho thu hoạch trong khi trồng sa nhân chậm nhất là năm thứ 3 bắt đầu cho thu hoạch, và tiếp tục cho thu hoạch trong những năm tiếp theo. Như vậy, thu nhập của sa nhân đến năm thứ 6 là 4.444.000 đồng/sào, cao hơn trồng keo 1.654.500 đồng. Hơn nữa, chu kỳ sản xuất của hoạt động trồng keo quá dài nên không thể giải quyết những nhu cầu trước mắt của hộ trồng, đặc biệt là những hộ có kinh tế khó

khăn. Chưa kể đến những hộ trồng keo ở xa đường giao thơng chính, xe tải khơng thể đến được, thì giá bán chỉ bằng khoảng phân nửa những hộ gần đường vì phí khn vác q cao.

Tóm lại, hoạt động sản xuất sa nhân mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng keo. Bên cạnh đó, trồng sa nhân còn giúp các hộ ở vùng sâu, vùng xa nâng cao thu nhập. Ngoài ra, nếu kết hợp trồng xen keo và sa nhân cịn lấy ngắn ni dài, góp phần hạn chế xói mịn, lũ lụt nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Sa nhân không tranh chấp đất với một số loại cây trồng khác mà chỉ tận dụng quỹ đất hiện có để tăng nguồn thu nhập trên một đơn vị diện tích. Ngồi giá trị kinh tế sa nhân cịn có ý nghĩa trong việc đóng góp vào bảo tồn đa dạng sinh học.

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ sa nhân tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 36 - 41)