Hiệu quả kinh tế của cây keo mang lại ở cấp nông hộ

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ sa nhân tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 40 - 46)

TT Các chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1 Chu kỳ sản xuất năm 6,00

2 Năng suất/sào cây 75,00

3 Giá bán trung bình/cây 1000 đồng 50,00

4 Bình quân thu nhập/sào 1000 đồng 3.750,00

5 Chi phí sản xuất 5.1 Giống 1000 đồng 40,00 5.2 Cơng lao động 1000 đồng 525,00 5.2.1 Công làm đất 1000 đồng 150,00 5.2.2 Cơng trồng 1000 đồng 150,00 5.2.3 Cơng chăm sóc 1000 đồng 225,00 5.3 Phân bón (NPK) 1000 đồng 160,00

5.4 Thuế nơng nghiệp 1000 đồng 185,50

5.5 Chi phí khác 1000 đồng 50,00

6 Tổng chi phí 1000 đồng 960,50

7 Tổng thu 1000 đồng 3.750,00

8 Thu nhập 1000 đồng 2.789,50

9 Hiệu quả kinh tế (thu nhập/chi phí) 1000 đồng 2,90

(Nguồn : Phỏng vấn hộ và người am hiểu, 2011)

Qua bảng 09 và 10 có thể thấy chi phí cho hoạt động sản xuất keo khá cao 960.500 đồng/sào, trong khi trồng sa nhân là 507.000 đồng/sào. Tuy hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng keo là 2,9 - cao hơn sa nhân 0,71 lần - nhưng điều đó chưa thể kết luận trồng keo hiệu quả hơn sa nhân. Vì trồng keo 6 năm mới cho thu hoạch trong khi trồng sa nhân chậm nhất là năm thứ 3 bắt đầu cho thu hoạch, và tiếp tục cho thu hoạch trong những năm tiếp theo. Như vậy, thu nhập của sa nhân đến năm thứ 6 là 4.444.000 đồng/sào, cao hơn trồng keo 1.654.500 đồng. Hơn nữa, chu kỳ sản xuất của hoạt động trồng keo quá dài nên không thể giải quyết những nhu cầu trước mắt của hộ trồng, đặc biệt là những hộ có kinh tế khó

khăn. Chưa kể đến những hộ trồng keo ở xa đường giao thơng chính, xe tải khơng thể đến được, thì giá bán chỉ bằng khoảng phân nửa những hộ gần đường vì phí khn vác q cao.

Tóm lại, hoạt động sản xuất sa nhân mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng keo. Bên cạnh đó, trồng sa nhân còn giúp các hộ ở vùng sâu, vùng xa nâng cao thu nhập. Ngoài ra, nếu kết hợp trồng xen keo và sa nhân cịn lấy ngắn ni dài, góp phần hạn chế xói mịn, lũ lụt nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Sa nhân không tranh chấp đất với một số loại cây trồng khác mà chỉ tận dụng quỹ đất hiện có để tăng nguồn thu nhập trên một đơn vị diện tích. Ngồi giá trị kinh tế sa nhân cịn có ý nghĩa trong việc đóng góp vào bảo tồn đa dạng sinh học.

4.4. Thị trường tiêu thụ sa nhân tại huyện Tiên Phước 4.4.1. Tình hình tiêu thụ sa nhân tại huyện Tiên Phước 4.4.1. Tình hình tiêu thụ sa nhân tại huyện Tiên Phước

Sa nhân là một mặt hàng xuất khẩu truyền thống có giá trị của nước ta, nó được thị trường Châu Á ưa chuộng từ lâu. Đây là một trong các tiềm năng về xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ của đất nước. Tuy vậy trong các năm gần đây hoạt động buôn bán, cũng như sản xuất mặt hàng này cịn bị thả nổi vì sản lượng chưa cao. Việc buôn bán, thu mua, xuất khẩu phần lớn do tư thương tự điều phối dựa vào thị trường, Nhà nước không độc quyền quản lý như thời bao cấp trước đây. Đa số sản phẩm sa nhân được buôn bán vận chuyển lưu thông tự do trên thị trường.

Khảo sát tại Tiên Phước, sa nhân được bán trực tiếp cho các đại lý hoặc thông qua những người thu mua lưu động. Người thu mua lưu động thường là những người sở hữu phương tiện vận chuyển đơn giản (xe đạp, xe 50), vốn nhỏ, mua bán nhiều mặt hàng khác nhau. Chênh lệch giá bán giữa người thu mua lưu động và đại lý thường từ 10 – 20 % giá trị sản phẩm, sa nhân cũng vậy.

Trung tâm huyện có hơn 20 tiệm thuốc Đơng y sử dụng sa nhân, 3 đại lý thu mua lớn. Điều đặc biệt ở đây là các tiệm thuốc này không mua lại sa nhân từ các đại lý thu mua trong huyện mà chủ yếu mua lại từ các đại lý ở tỉnh. Lý do mà các đại lý thu mua trong huyện không bán sản phẩm cho các tiệm thuốc tại

huyện vì họ khơng muốn bán nhỏ lẻ, hơn nữa các đại lý này nguồn hàng khơng ổn định. Có khi một số thầy lang muốn có sa nhân chất lượng tốt để làm thuốc họ trực tiếp đến các hộ trồng sa nhân ở xã Tiên Lập để mua.

Các đại lý thu mua nông lâm thổ sản ở huyện Tiên Phước bán sản phẩm chủ yếu cho các đại lý thu mua lớn của tỉnh, các đại lý này tập trung tại thị trấn Hà Lam huyện Thăng Bình, thành phố Tam Kỳ, xã Hương An huyện Quế Sơn, Việt An huyện Hiệp Đức,… Đây cũng là những điểm thu mua tập trung các loại thuốc nam, bắc để bỏ lẻ cho các tiệm thuốc Đơng y trong, ngồi tỉnh và xuất khẩu đi Trung Quốc.

Theo nguồn phỏng vấn hộ, những năm gần đây giá sa nhân liên tục tăng. Riêng chỉ có năm 2005, giá sa nhân đột nhiên giảm xuống từ 100.000 đồng/kg cịn 60.000 đồng/kg khơ. Vì vậy vào thời điểm đó, rất nhiều hộ ở Tiên Lập bỏ sa nhân chuyển sang trồng keo hoặc các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn nên diện tích trồng sa nhân đã giảm nhiều so với trước. Hiện nay họ đang gây trồng và phát triển trở lại .

Theo đánh giá của các nhà bn nơng lâm thổ sản thì sa nhân được tiêu thụ với số lượng nhiều nhất và giá mua cao nhất so với tất cả các loại thuốc nam khác tại tỉnh Quảng Nam. Xu hướng sử dụng sa nhân ngày càng tăng trong khi sản lượng ngày càng giảm.

Nhìn chung, thị trường tiêu thụ sa nhân những năm gần đây không phải là vấn đề khó khăn của người sản xuất cũng như người thu mua. Tuy nhiên, sau đợt hạ giá năm 2005 đã một phần khiến người dân lo lắng khi muốn mở rộng sản xuất.

4.4.2. Chuỗi giá trị của sa nhân tại huyện Tiên Phướca. Các kênh tiêu thụ sa nhân a. Các kênh tiêu thụ sa nhân

Các kênh tiêu thụ sa nhân tại huyện Tiên Phước được minh họa qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1. Sơ đồ chuỗi kênh thị trường sa nhân tại huyện Tiên Phước

(Nguồn: Phỏng vấn hộ và tác nhân thu gom, 2011)

Người khai thác (tự nhiên)

Người thu mua lưu động

Đại lý thu mua huyện

Đại lý thu mua tỉnh

Các nguồn thu mua ngoài tỉnh Tiệm thuốc Đông y Người tiêu dùng trong nước Xuất khẩu Người tiêu dùng ngoài nước

Người khai thác và thu hoạch sa nhân thường phân phối sản phẩm qua các kênh:

Kênh 1: Người khai thác sa nhân tự nhiên và người thu hoạch sa nhân

trồng bán cho người thu mua lưu động, người thu mua lưu động bán cho người thu mua tại huyện. Đại lý thu mua tại huyện lại bán cho đại lý thu mua tỉnh. Tùy theo giá cả, số lượng, chất lượng, … mà đại lý thu mua tỉnh sẽ tiếp tục bán cho (1) các tiệm thuốc Đơng y, (2) các nguồn thu mua ngồi tỉnh hay (3) xuất khẩu sang Trung Quốc.

Kênh 2: Người khai thác tự nhiên và người thu hoạch sa nhân trồng có thể

bán cho đại lý thu mua huyện để thu lợi nhuận cao hơn. Đại lý thu mua huyện có 3 sự lựa chọn bán cho đối tượng nào tùy thuộc vào giá cả, vốn lưu động, thời tiết… (1) bán cho các đại lý thu mua tỉnh, (2) bán cho tiệm thuốc và (3) bán cho các nguồn thu ngoài tỉnh.

Kênh 3: Người thu hoạch sa nhân trồng bán cho tiệm thuốc Đông y rồi đến

tay người tiêu dùng. (Vì chất lượng của sa nhân trồng tốt hơn nên các thầy lang thường không mua sa nhân khai thác tự nhiên).

b. Các tác nhân tham gia vào chuỗi

Sơ đồ 2. Các tác nhân chính tham gia vào chuỗi giá trị của sa nhân

Hộ nông dân Thu gom Bán buôn Tiệm thuốc Người tiêu dùng Khai thác trong tự nhiên hoặc trồng, chăm sóc, thu hái rồi bán Mua từ hộ KThác hay SXuất, vận chuyển và bán cho người bán buôn Mua từ người thu gom, Vchuyển và bán lại các đại lý lớn để bán cho tiệm thuốc, xkhẩu Mua từ người bán buôn để bán cho người tiêu dùng Sử dụng sản phẩm

Hộ nông dân

Nông dân bao gồm hộ khai thác sa nhân trong tự nhiên, hộ trồng sa nhân. Họ là tác nhân tham gia vào ngành hàng để tạo ra sản phẩm. Đối tượng bán chủ yếu và gần như duy nhất của họ là người thu gom tại địa phương. Họ hầu như rất ít nhận được những thơng tin sát thực về giá cả thị trường, thậm chí biết là giá bán thấp phải chịu thiệt, nhưng vẫn phải bán để trang trải những khoản chi trong gia đình. Do vậy, trên thị trường họ dường như là người chấp nhận giá. Có thể nói, các giao dịch mua bán trong kênh hồn tồn phụ thuộc vào thị trường, chứ khơng liên quan tới sự hợp tác cụ thể nào.

Sa nhân khơng phải là hoạt động sản xuất chính của các nơng hộ, song nó cũng đóng góp một phần đáng kể vào thu nhập của hộ. Giúp xóa đói giảm nghèo đối với các hộ sống dựa vào rừng và lấy ngắn nuôi dài đối với các hộ trồng rừng.

Tác nhân thu gom

Tác nhân thu gom chủ yếu là những người ở địa phương và một số người ở xã lân cận. Họ đi thu mua sa nhân và các sản phẩm khác như chuối, tiêu, chè, quế, mít, ốc, bịn bon,… từ các hộ gia đình sau đó vận chuyển đi bán cho các lái buôn ở chợ huyện. Các lái bn này có thể là người từ nơi khác tới mua (như ở thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An, thành phố Đà Nẵng…) hoặc là các đại lý thu mua nông lâm thổ sản trong huyện. Chợ huyện nằm tại thị trấn Tiên Kỳ - trung tâm huyện Tiên Phước - là địa điểm tiêu thụ quan trọng của các mặt hàng nông lâm thổ sản của tác nhân thu gom. Số lượng người thu gom bán khá nhiều, đa số là phụ nữ nên quy mô khối lượng vận chuyển chỉ vào khoảng 50 - 120 kg/ngày.

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ sa nhân tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w