Tình hình trồng sa nhân của người dân địa phương

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ sa nhân tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 29 - 34)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.2.Tình hình trồng sa nhân của người dân địa phương

4.2. Tình hình sản xuất sa nhân của huyện Tiên Phước

4.2.2.Tình hình trồng sa nhân của người dân địa phương

a. Kỹ thuật trồng sa nhân của người dân địa phương

Sau khi khảo sát tình hình trồng sa nhân ở xã Tiên Lập cho thấy người dân trồng sa nhân rất đơn giản và khơng có một chu trình kỹ thuật cụ thể. Họ thường trồng sa nhân vào các tháng mưa, khoảng tháng 8 đến tháng 1 âm lịch, chủ yếu là

vào tháng 8, từ nguồn giống có sẵn ở địa phương. Theo người dân, sa nhân rất dễ trồng. Nếu trồng bằng hạt thì chỉ cần lấy hạt của trái chín vãi ngồi vườn để kiếm tha đi, cây cũng mọc rất tốt. Cịn trồng bằng cây con thì nhổ những cây con mọc ra từ cây mẹ để trồng. Trong quá trình trồng, họ chỉ chăm sóc khi thu hoạch, vừa dùng liềm hái trái vừa cắt bỏ những cây già, héo, cây cỏ, dây leo xung quanh để tạo khơng gian quang, thống cho cây ra hoa. Theo kinh nghiệm của người dân, nếu không làm như vậy vụ sau sẽ không cho quả nhiều. Một số hộ muốn sa nhân cho sản lượng cao hơn đã thử bón phân NPK sau thu hoạch và kết quả mang lại như mong đợi.

Sở dĩ người dân khơng chú trọng việc chăm sóc, phân bón cho sa nhân trong quá trình trồng vì họ cho rằng đất ở đây đã rất tốt, thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây. Hơn nữa, sa nhân phát triển nhanh, sau một thời gian trồng nó lan ra xung quanh làm diện tích khơng ngừng tăng lên. Người dân cịn cho rằng những nơi có đất thịt pha lẫn đá rất thích hợp để trồng sa nhân và thu được quả nhiều.

Hình 6: Đất thịt pha đá (thích hợp trồng sa nhân)

Sa nhân phát triển tốt dưới các tán cây có lá nhỏ như dầu trãy, keo, sầu đơng…, cịn những tán cây lá lớn như mít, quế… thì hạn chế hơn. Như vậy, sa nhân thích ứng dưới tán cây khơng q quang cũng không quá rậm. Việc chọn khu vực trồng sa nhân cũng rất quan trọng, thường thì đất vườn đồi trồng sa nhân tốt hơn vườn nhà vì ít bị gà, trâu bị phá hại mỗi khi đến mùa quả.

Bên cạnh đó, năng suất sa nhân còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Thời điểm cây ra hoa (tháng 1, 2 âm lịch) nếu trời hay mưa cây đậu quả nhiều, sản lượng thu được cao, còn ngược lại nếu trời nắng thì coi như mất mùa. Do khơng chú trọng đến khâu chăm sóc nên lợi nhuận thu được từ cây sa nhân thường không ổn định. Dù biết thiếu nước năng suất thấp người dân cũng không tưới nước để khắc phục. Có thể thấy việc trồng sa nhân chưa phải là hoạt động sản xuất được quan tâm của họ.

Hình 7: Sa nhân trồng trong vườn nhà (Tiên Lập – Tiên Phước)

* Kỹ thuật trồng sa nhân theo quy trình kỹ thuật chung

- Chọn thời vụ trồng: Đầu vụ xuân - tháng 3, tốt nhất là vụ thu - tháng 8 đến tháng 10, thường trồng đầu mùa mưa khi đất đủ ẩm.

- Chọn giống:

+ Chọn cây bánh tẻ 1 - 2 tuổi, cây to mọc khỏe, lá xanh đậm, khơng sâu bệnh, nhổ nhẹ gốc có mang một đến hai đoạn thân ngầm và rễ dài 30 - 50 cm.

Cắt ngang bỏ phần thân khí sinh, chú ý giữ ẩm để rễ và thân ngầm không bị khô, không làm xay sát thân ngầm.

+ Hạt giống: Tỉ lệ nảy mầm > 90%.

+ Chọn quả giống: Quả đẫy, hạt to, vỏ quả màu xám thịt ngọt, hạt đen. Chú ý không gieo hạt để lâu năm. Đất gieo hạt: Cày bừa phơi ải. Phân chuồng + tro + phân gà + ủ đống để hoai, dùng phân khô đập nhỏ lấp lên trên (1.350 kg/ha). Làm luống cao 7 - 20 cm rộng 1 m. Rạch sâu 1,7 cm; rộng 3 cm. - Xử lý hạt: Ngâm nước lạnh 1 - 2 giờ, chuyển sang ngâm nước ấm 20 phút. Cuối cùng ngâm nước lạnh 1 ngày 1 đêm rồi vớt hạt ra hong cho ráo. 1 ha gieo 1 kg hạt.

+ Chăm sóc: Che râm, tháo tưới nước, làm cỏ, bón phân.

Cây cao 17 - 20 cm giỡ bỏ giàn che. Tuổi cây con 7 - 8 tháng cao 30 - 50 cm. - Mật độ trồng: khoảng 3.300 cây/ha. Cự ly trồng 1,5 m x 2 m.

- Xử lý thực bì: phát dọn cây bụi, dây leo cục bộ quanh hố trồng đường kính khoảng 1 m hoặc làm theo băng.

- Đào hố: kính thước hố 20 x 20 x 15 cm theo đường đồng mức. Hàng cách hàng 2 m, hố cách 2 m.

- Cách trồng: đặt hom thân ngầm nằm ngang (cây con), lấp đất đầy hố, giậm chặt, tiếp tục lấp đất cao hơn mặt hố 4 - 5 cm, phủ kín mặt hố.

- Kỹ thuật chăm sóc:

+ Làm cỏ: 1 tháng sau khi trồng nhổ cỏ, xới đất, vun gốc, củng cố cho cây vững chắc. Hàng năm làm cỏ, vun xới, bón phân 1 lần. Sau thu hoạch tỉa bỏ cây già. Mỗi năm làm cỏ 2 - 3 lần. Lần đầu: Trước lúc ra hoa (tháng 3); lần 2: Đã hái quả (tháng 8).

+ Luôn kiểm tra và phát dọn cây cỏ xâm lấn xung quanh cây trồng. + Một tháng sau mới xới nhẹ, phá váng quanh gốc.

+ Cây con cao 40 - 50 cm phải vun gốc tạo điều kiện tốt cho cây đẻ nhánh. + Bón thúc 100 - 200 g/bụi phân hữu cơ vi sinh.

+ Phòng trừ sâu bệnh: Vệ sinh rừng, thu hoạch kịp thời quả chín, đề phịng gia súc trâu bò phá hoại.

* So sánh kỹ thuật trồng sa nhân của người dân địa phương so với kỹ thuật trồng sa nhân theo quy trình chung

Mặc dù người dân chỉ trồng theo kinh nghiệm và khơng có quy trình kỹ thuật cụ thể nhưng có thể thấy cách trồng của họ về cơ bản có nhiều điểm giống với quy trình chung. Thời vụ trồng vào tháng 8 hoặc các tháng mùa mưa. Chăm sóc lúc thu hoạch, tỉa bỏ cây già, dọn cỏ, dây leo xung quanh để ra hoa nhiều cho vụ sau, kết hợp bón phân sau thu hoạch. Nhằm đề phòng gia súc phá hoại nên họ thường trồng xa nhà, xa khu vực chăn thả.

Do người dân xem nhẹ hoạt động sản xuất sa nhân và thực tế cho thấy nó sinh trưởng, phát triển rất nhanh trong tự nhiên mà khơng cần chăm sóc nhiều, vì vậy quy trình kỹ thuật tại địa phương khá sơ sài. Hơn nữa, việc trồng sa nhân chưa được chính quyền địa phương quan tâm, chưa có một dự án nào hỗ trợ, người dân không được tập huấn kỹ thuật và phổ biến kiến thức, nên chỉ trồng theo kinh nghiệm và tự phát trong cộng đồng. Họ không đầu tư nhiều từ tư liệu đầu vào cho đến cơng lao động. Khơng có quy trình kỹ thuật cụ thể nên họ khơng biết cách thực hiện các hoạt động: chọn giống, cách trồng, mật độ trồng, thời điểm bón phân, lượng phân bón, cách chăm sóc, thu hoạch… như thế nào để mang lại hiệu quả cao, vì vậy sản lượng thấp và không ổn định.

b. Đặc điểm các hộ trồng sa nhân

Bảng 07. Đặc điểm nông hộ trồng sa nhân xã Tiên Lập

Chỉ tiêu ĐVT Hộ trồng sa nhân (N=20)

Tuổi chủ hộ tuổi 46,00

Số nhân khẩu người 4,20

Số lao động người 1,90

Số lao động chính người 1,60

Tỉ lệ lao động (lao động/số khẩu) 0,45

Tỉ lệ hộ nghèo % 25,00

Số năm trồng sa nhân năm 9,10

Thu nhập hộ/năm triệu đồng 21,00

Nhìn vào bảng 7 ta thấy các hộ trồng sa nhân ở xã Tiên Lập có độ tuổi bình qn khá cao, tương đương với các hộ khai thác sa nhân ở xã Tiên Châu. Những hộ này đều có truyền thống trồng sa nhân lâu năm, thời gian trồng sa nhân trung bình của mỗi hộ hơn 9 năm, hộ trồng lâu nhất đến 30 năm, hộ này cũng là hộ cung cấp giống cho các hộ lân cận và có sản lượng cao nhất trong xã. Số nhân khẩu, số lao động trung bình tương đối thấp. Mỗi hộ chỉ có 2 lao động, hoạt động chính vẫn là nơng nghiệp (chiếm 85%) nhưng chun về trồng rừng, làm vườn, ít trồng lúa. Tỉ lệ hộ nghèo khá thấp, chiếm 25% tổng số hộ điều tra. Thu nhập bình quân của hộ /năm là 21 triệu đồng/năm, cao hơn nhiều so với những hộ được khảo sát ở xã Tiên Châu.

Trình độ học vấn của các hộ trồng sa nhân cao hơn các hộ khai thác sa nhân, số người học phổ thông trung học và cao đẳng, đại học chiếm tới 45%. Như vậy, có thể thấy trình độ học vấn có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tạo thu nhập của hộ. Thay vì việc khai thác trong tự nhiên với thu nhập khơng ổn định thì họ đã biết trực tiếp trồng sa nhân trong vườn nhà, vườn đồi vừa tận dụng được đất vừa nâng cao thu nhập cho gia đình.

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ sa nhân tại huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 29 - 34)