Việc tạo khoang trong PTNS nói chung rất quan trọng vì nó cho phép PTV quan sát trường mổ và thao tác mổ được thuận lợi. Trong phẫu thuật nội soi ổ bụng việc tạo khoang được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp bơm hơi dưới áp lực, hoặc đôi khi bằng treo thành bụng cơ học. Trong PTNSLN việc tạo khoang có khác hơn do lồng ngực được cấu tạo bởi 1 khung xương cứng vì vậy rất khó để thay đổi thể tích khoang lồng ngực, phổi là 1 tạng lớn trong lồng ngực và chiếm phần lớn diện tích của lồng ngực, vì vậy việc tạo khoang cho PTNSLN chủ yếu là làm giảm thể tích của phổi bên ngực cần PT. Các tác giả trong nước và nước ngoài chủ trương sử dụng ống NKQ 2 nòng
nhằm thông khí từng bên phổi độc lập, khi ngừng thông khí tạm thời phổi bên PT sẽ làm thu nhỏ phổi lại tạo ra phẫu trường rộng rãi, rõ ràng Phan Thanh Lương sử dụng thông khí bằng ống NKQ 2 nòng cho 67.1% các trường hợp [32], tỷ lệ này trong nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn là 67.4% [53]. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ BN được đặt ống NKQ 2 nòng là 40.4%, một nòng là 59.6% (bảng 3.12). Chúng tôi nhận thấy việc đặt ống NKQ 1 nòng kết hợp với bơm khí CO2 với áp lực 5mmHg là có thể tạo khoang đủ rộng rãi cho PTNSLN như đối với ống NKQ 2 nòng. Ống NKQ 1 nòng có một thuận lợi là do tất cả các bác sỹ GMHS đã quen với thao tác đặt NKQ 1 nòng còn ống NKQ 2 nòng vẫn còn tương đối mới là đối với các bác sỹ GMHS tại các tuyến dưới, bên cạnh đó ống NKQ 2 nòng có giá thành cao hơn