Trong nghiên cứu gặp CTN bên phải là 34.1%, bên ngực trái là 63.8%. Trường hợp chấn thương cả 2 bên ngực chiếm tỷ lệ rất thấp 2.1%(1BN), trường hợp này được chỉ định PTNSLN bên trái (biểu đồ 3.6). Điều này có thể do phần lớn các BN có chấn thương ngực hai bên nằm trong tiêu chuẩn loại trừ của nghiên cứu do không đảm bảo về thông khí một bên phổi.
4.2. MỘT SÔ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 4.2.1. Triệu chứng cơ năng:
Dấu hiệu đau ngực và khó thở : Đau ngực là do chấn thương phần mềm thành ngực, do gãy xương sườn. Khó thở do đau làm bệnh nhân không dám hít thở sâu, do phổi bị chèn ép bởi máu khí màng phổi.
Đây là 2 triệu chứng xuất hiện rất thường xuyên tương ứng với tỷ lệ 93% và 91.5% (bảng 3.1). Một số nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự Nguyễn Hữu Ước và cs thấy tỷ lệ đau ngực khó thở là 93,7% [57], hay của Đặng Ngọc Hùng và cs là 97,8% đau ngực; 79,1% khó thở [27].
Ho khạc máu: Gặp trong các trường hợp chấn thương khí phế quản hoặc đụng giập phổi nặng. Dấu hiệu này không gặp trong nghiên cứu của chúng tôi. Trong nghiên cứu của Nguyễn Hữu Ước [57] và của Vi Hồng Đức [18], cũng không thấy thống kê triệu chứng này; có thể do đây là các nghiên cứu
hồi cứu trong khi các thông tin này lại không được đề cập trong bệnh án.Theo thống kê của Đặng Ngọc Hùng, tỷ lệ này chiếm 7,2 % [27].
Tuy nhiên, đây là triệu chứng rất có giá trị chẩn đoán, do đó cần chú ý khai thác khi thăm khám và hoặc chỉ định các thăm dò cận lâm sàng cần thiết (soi khí - phế quản) để chẩn đoán.