Thống kê các triệu chứng thường gặp chúng tôi thấy các dấu hiệu có tỷ lệ gặp cao nhất gồm: nhịp thở nhanh > 20 lần/ phút (44 BN chiếm 93%), RRPN giảm hoặc mất (100%), giảm biên độ hô hấp bên tổn thương (95.8%). Các triệu chứng khác gặp với mức độ khác nhau: xây xát tụ máu thành ngực (21.3%), biến dạng lồng ngực (27.7%), tràn khí dưới da (23.4%),...
Hầu như tất cả các bệnh nhân vào viện đều có nhịp thở nhanh > 20 lần/phút (93%),tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân có nhịp thở trên 25 lần/phút chỉ chiếm 21.3%, thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Hữu Ước (tỷ lệ bệnh nhân có nhịp thở nhanh > 25 l/p là 77,2%) [57]. Có thể là do trong nghiên cứu của chúng tôi đã loại trừ các trường hợp nặng như chấn thương ngực hai bên, các trường hợp có tổn thương tim, mạch máu lớn, hoặc có các thương tổn nặng kèm theo: CTSN, vỡ các tạng trong ổ bụng).
Các dấu hiệu cho thấy tình trạng gắng sức của các cơ hô hấp cũng gặp khá nhiều như: Phập phồng cánh mũi và co kéo cơ hô hấp (21.3%).
Xây xước tụ máu thành ngực:
Đây cũng là dấu hiệu khá đặc hiệu gợi ý có CTN, chiếm 21.3% các trường hợp. Thấp hơn nghien cứu của Ngô Gia Khánh (35,57%) [30], theo Nguyễn Hữu Ước dấu hiệu này là (19%) [57] - có thể vì nghiên cứu của chúng tôi và Nguyễn Hữu Ước là nghiên cứu hồi cứu và dấu hiệu này có thể không được ghi nhận trong hồ sơ. Theo Adegboye VO, chỉ có 13,6% các trường hợp CTNK là không thấy tổn thương thành ngực [55].
Biến dạng lồng ngực:
Do TMMP, TKMP nhiều, hoặc TKDD lan rộng làm phồng một bên phổi hoặc gãy nhiều xương sườn lớn làm xập thành ngực xuống. Đây là triệu chứng khá đặc hiệu cho CTN, nhất là khi phối hợp với dấu hiệu giảm biên độ di động hô hấp. Dấu hiệu này gặp trong 27.7% các trưòng hợp. Theo Vi Hồng Đức tỷ lệ này gặp 29,4% [18].
Tràn khí dưới da:
Đây là dấu hiệu rất có giá trị để chẩn đoán TMTKMP, do khí trong khoang MP thoát ra qua màng phổi len vào giữa tổ chức dưới da thành ngực.
TKDD ít khu trú xung quanh vị trí chấn thương, TKDD nhiều thì lan rộng ở cổ ngực có khi lan xuống bụng thậm chí xuống tận bìu. Triệu chứng này không phải là hiếm gặp, chiếm (23.4%) các trường hợp (bảng 3.2). Tỷ lệ này thấp hơn của Ngô Gia Khánh 27.88%[30] có thể do nhóm nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là nghiên cứu hồi cứu nên việc thu thập thông tin phụ thuộc vào người tiếp nhận bệnh nhân có ghi đầy đủ vào trong bệnh án hay không.
Trong bảng 3.3 cho thấy 100% các bệnh nhân có triệu chứng tràn khí dưới da có biểu hiện TKMP, vì vậy đây có thể coi là triệu chứng chỉ điểm của TKMP, đứng trước một bệnh nhân CTN có tràn khí dưới da cần nghĩ tới TKMP.
Điểm đau chói:
Là dấu hiệu chứng tỏ có thể có gãy xương sườn, triệu chứng này trong nghiên cứu của chúng tôi gặp 29.7% không có sự khác biệt với nghiên cứu của Nguyễn Hứu Ước 23,8% [57] nhưng thấp hơn nghiên cứu của Ngô Gia Khánh (64,42%) [30]. Sự khác biệt này có thể do trong nghiên cứu của chúng tôi bao gồm cả vết thương ngực hở (14/47 ca), Nguyễn Hữu Ước (204/703 ca) nên ít gặp gãy xương sườn hơn so với nghiên cứu của Ngô Gia Khánh chỉ lấy những BN CTNK, mặt khác lại là nghiên cứu hồi cứu nên có thể hồ sơ bệnh án không ghi nhận dấu hiệu này.
Gõ vang:
Là dấu hiệu cho thấy có khí trong khoang MP, tuy nhiên triệu chứng này chỉ phát hiện được khi có TKMP nhiều, dấu hiệu này thường đi kèm theo với tràn khi dưới da, chúng tôi gặp 19.1% các trường hợp. Theo thống kê của Đoàn Anh Tuấn tỷ lệ này là 16,15% [54].
Là dấu hiệu cho thấy có máu trong khoang MP, tuy nhiên đây là dấu hiệu khá muộn - khi lượng máu trong khoang MP đủ nhiều để phát hiện trên lâm sàng [24]. Chúng tôi gặp 65,9% các trường hợp, Đoàn Anh Tuấn gặp tỷ lệ này 70,77% [54].
RRPN giảm hoặc mất:
Dấu hiệu này chứng tỏ có máu hoặc khí trong khoang MP, làm ngăn cách nhu mô phổi vói thành ngực, nên nghe RRPN giảm hoặc mất. Dấu hiệu này gặp ở hầu hết các bệnh nhân (100%) kết quả này cũng tương tự như của nhiều nghiên cứu khác, theo Nguyễn Hữu Ước tỷ lệ này gặp 97,4% [57], theo Vi Hồng Đức tỷ lệ này là 88,2% [18].
4.3. MỐT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG