- Trị giá hàng hố cịn lại chưa tiêu thụ cuối kỳ
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG HÓA 2.1 ĐẶC ĐIỂM NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG VÀ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN
2.1.1. Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng
Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh
của một doanh nghiệp thương mại, là quá trình chuyển giao quyền sở hữu hay quyền kiểm soát về hàng hoá từ người bán sang người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền được đòi tiền ở người mua.
Về mặt kinh tế, bán hàng là sự thay đổi hình thái giá trị của hàng hố. Hàng hóa của doanh nghiệp chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ - doanh nghiệp kết thúc một chu kỳ kinh doanh - vịng chu chuyển vốn được hồn thành.
Về mặt tổ chức kỹ thuật, bán hàng là quá trình kinh tế bao gồm từ việc tổ chức đến thực hiện trao đổi mua bán hàng hóa thơng qua các khâu nghiệp vụ kinh tế - kỹ thuật, các hành vi mua bán cụ thể nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp thương mại.
Bán hàng có vai trị quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Bán hàng là giai đoạn cần thiết, có tính quyết định đến việc thực
hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
- Đối với các doanh nghiệp bán hàng là khâu cuối cùng trong khâu
sản xuất kinh doanh, có tính chất quyết định sự thành bại của doanh
nghiệp. Mọi hoạt động khác của doanh nghiệp đều nhằm mục đích là bán
được hàng hố và chỉ có bán hàng mới thực hiện được mục tiêu trước
mắt của doanh nghiệp đó là lợi nhuận - chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra từ khâu bán hàng, hàng hố chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ, vịng chu chuyển vốn của doanh nghiệp được hồn thành và tiếp tục vịng mới, doanh nghiệp tiếp tục đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy
hoạt động bán hàng là hoạt động nghiệp vụ cơ bản nhất, chi phối và
quyết định các nghiệp vụ khác của doanh nghiệp.
- Hoạt động bán hàng được thực hiện sẽ phản ánh được khả năng
chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp; doanh nghiệp tạo được chữ tín
trên thị trường. Bán hàng là khâu có quan hệ mật thiết với khách hàng, vì vậy khâu này ảnh hưởng trực tiếp tới niềm tin, uy tín và tái tạo nhu cầu của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp. Đây chính là vũ khí cạnh
tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
- Bán hàng là hoạt động vừa liên quan đến người sản xuất - người
bán, vừa liên quan đến người tiêu dùng - người mua. Vì vậy, bán hàng thúc đẩy tính chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp. Qua hoạt động
bán hàng doanh nghiệp có thể thu hút được đầy đủ, chính xác các thơng tin về cung, cầu, giá cả, thị hiếu... của người tiêu dùng. Từ đó doanh
nghiệp có thể tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh những mặt hàng phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bán hàng đạt hiệu quả cao hơn.
Tóm lại, hoạt động bán hàng có tầm quan trọng đặc biệt với bất kỳ
một đơn vị sản xuất kinh doanh nào. Bán hàng thể hiện khả năng và trình
độ của doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu của mình cũng như đáp ứng cho các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội.