Các phương thức xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán hoạt động thương mại và dịch vụ: Phần 1 (Trang 97 - 98)

- Trị giá hàng hố cịn lại chưa tiêu thụ cuối kỳ

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

3.1.1.1. Các phương thức xuất khẩu

Hoạt động xuất nhập khẩu là một bộ phận thuộc lĩnh vực lưu thơng

hàng hóa, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng trên phạm vi quốc tế, với chức năng tổ chức lưu thơng hàng hố giữa trong nước và nước ngồi. Trong đó, hoạt động xuất khẩu góp phần mở rộng thị trường cho sản xuất trong nước, có vai trị tạo vốn cho hoạt động nhập khẩu, tạo tiền đề vật

chất để giải quyết những mục tiêu kinh tế - đối ngoại khác của Nhà nước.

Để thực hiện hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tùy

thuộc vào khả năng, kinh nghiệm và điều kiện thực tế có thể lựa chọn một trong hai phương thức xuất khẩu là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác.

a. Phương thức xuất khẩu trực tiếp

Là phương thức xuất khẩu trong đó đơn vị tham gia hoạt động xuất

khẩu được Bộ Thương mại cấp giấy phép có thể trực tiếp đàm phán, ký

kết hợp đồng với nước ngồi, trực tiếp giao hàng và thanh tốn tiền hàng phù hợp với luật pháp của các bên tham gia. Các doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu trực tiếp trên cơ sở tự cân đối về tài chính, tìm kiếm bạn hàng,

định đoạt giá cả, lựa chọn phương thức thanh toán, xác định phạm vi

kinh doanh trong khn khổ chính sách quản lý xuất khẩu của Nhà nước.

b. Phương thức xuất khẩu uỷ thác

Là phương thức xuất khẩu được áp dụng đối với các doanh nghiệp được Nhà nước cấp giấy phép xuất khẩu, có nguồn tài nguyên, hàng hóa

nhưng chưa đủ kinh nghiệm để trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế với nước ngồi, hoặc khơng thể trực tiếp lưu thơng đưa hàng hóa ra thị

trường nước ngồi nên phải ủy thác cho các doanh nghiệp xuất nhập

khẩu khác có đủ điều kiện xuất khẩu hộ mình. Phương thức xuất khẩu ủy thác được thực hiện thông qua hợp đồng uỷ thác xuất khẩu và hợp đồng

mua bán ngoại thương. Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu được kí kết giữa bên giao ủy thác và bên nhận ủy thác, trong đó, bên giao ủy thác xuất khẩu có quyền pháp lý thực hiện hoạt động xuất khẩu nhưng uỷ thác cho một bên khác đứng ra thực hiện giao dịch thương mại quốc tế. Sau khi được uỷ thác của bên giao, bên nhận xuất khẩu uỷ thác sẽ đứng ra thực hiện kí kết hợp đồng mua bán ngoại thương với đối tác nước ngoài. Theo phương

thức này, đơn vị giao ủy thác xuất khẩu phản ánh doanh số, nộp thuế xuất khẩu cho ngân sách. Đơn vị nhận ủy thác là người cung cấp dịch vụ xuất khẩu hộ và hưởng hoa hồng theo sự thỏa thuận của các bên trong hợp

đồng ủy thác.

Một doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc xuất nhập khẩu ủy thác hoặc có thể kết hợp cả hai hình thức trên.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán hoạt động thương mại và dịch vụ: Phần 1 (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)