Yêu cầu quản lý nghiệp vụ bán hàng

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán hoạt động thương mại và dịch vụ: Phần 1 (Trang 48 - 50)

- Trị giá hàng hố cịn lại chưa tiêu thụ cuối kỳ

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG HÓA 2.1 ĐẶC ĐIỂM NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG VÀ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN

2.1.2.1. Yêu cầu quản lý nghiệp vụ bán hàng

Trong quá trình bán hàng, tài sản của doanh nghiệp chuyển từ hình thái hàng hố sang hình thái tiền tệ. Do đó để quản lý nghiệp vụ bán hàng, các doanh nghiệp thương mại cần phải quản lý cả hai mặt tiền và hàng, cụ thể quản lý nghiệp vụ bán hàng cần phải đảm bảo các chỉ tiêu sau:

- Xác định đúng phạm vi hàng bán

Theo quy định hiện hành, được coi là hàng bán phải thoả mãn các

điều kiện:

+ Hàng hố phải thơng qua q trình mua, bán và thanh tốn theo một phương thức thanh toán nhất định;

+ Hàng hoá phải được chuyển quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát

từ doanh nghiệp thương mại (bên bán) sang bên mua và doanh nghiệp thương mại đã thu được tiền hay một loại hàng hoá khác hoặc được

người mua chấp nhận nợ;

+ Hàng hoá bán ra phải thuộc diện kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp mua vào hoặc gia cơng chế biến rồi bán ra.

Ngồi ra, một số trường hợp sau cũng được coi là hàng bán:

+ Hàng hoá xuất bán cho các đơn vị nội bộ doanh nghiệp có tổ chức kế tốn riêng.

+ Hàng hoá dùng để trao đổi lấy hàng hóa khác khơng tương tự về bản chất và giá trị.

+ Doanh nghiệp xuất hàng hố của mình để tiêu dùng nội bộ.

+ Hàng hoá xuất để biếu tặng, để trả lương, trả thưởng cho cán bộ

công nhân viên, chia lãi cho các bên góp vốn hoặc đối tác liên doanh.

- Quản lý về doanh thu bán hàng hoá, đây là cơ sở quan trọng để xác

định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước, đồng thời là cơ sở để

xác định chính xác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.

Trong nền kinh tế thị trường, quản lý doanh thu bao gồm:

+ Quản lý doanh thu thực tế: Doanh thu thực tế là doanh thu được tính theo giá bán ghi trên hố đơn hoặc trên hợp đồng bán hàng.

+ Quản lý các khoản giảm trừ doanh thu: Là các khoản phát sinh trong quá trình bán hàng, theo quy định cuối kỳ được trừ khỏi doanh thu thực tế. Các khoản giảm trừ khỏi doanh thu bao gồm:

• Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.

• Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác

định là tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại và từ chối thanh tốn.

• Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.

+ Quản lý doanh thu thuần: là doanh thu thực về bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ kế toán sau khi đã trừ các khoản giảm trừ doanh thu và là cơ sở để xác định kết quả bán hàng.

- Quản lý tình hình thu hồi tiền, tình hình cơng nợ và thanh tốn cơng nợ phải thu ở người mua. Kế toán phải theo dõi chặt chẽ thời hạn

thanh toán tiền hàng để kịp thời thu hồi tiền ngay khi đến hạn để tránh bị chiếm dụng vốn kinh doanh.

- Quản lý giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ là cơ sở để xác định

chính xác kết quả bán hàng của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán hoạt động thương mại và dịch vụ: Phần 1 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)