Sổ kế toán

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán hoạt động thương mại và dịch vụ: Phần 1 (Trang 91 - 97)

- Trị giá hàng hố cịn lại chưa tiêu thụ cuối kỳ

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG HÓA 2.1 ĐẶC ĐIỂM NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG VÀ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN

2.3.3. Sổ kế toán

Để phản ánh nghiệp vụ bán hàng, kế toán tuỳ thuộc vào hình thức kế

tốn đơn vị áp dụng mà sử dụng các sổ kế toán bao gồm:

- Nếu áp dụng hình thức nhật ký chung, kế tốn sử dụng các sổ sau:

+ Sổ Nhật ký chung: Sổ Nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng

để ghi chép các nghiệp vụ bán hàng phát sinh theo trình tự thời gian đồng

thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (Định khoản kế toán) để

phục vụ việc ghi Sổ Cái. Số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi vào Sổ Cái.

+ Sổ Nhật ký bán hàng: Là Nhật ký đặc biệt, được dùng để ghi chép các nghiệp vụ bán hàng của doanh nghiệp như: Bán hàng hoá, bán thành phẩm, bán dịch vụ theo hình thức thu tiền sau (bán hàng trả chậm). Trường hợp người mua trả tiền trước thì khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng cũng ghi vào sổ này.

Hàng ngày, khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng trả chậm hoặc bán hàng liên quan đến tiền hàng người mua trả trước, kế tốn căn cứ vào Hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn GTGT để ghi nhận doanh thu bán hàng. Nếu nghiệp vụ đã được ghi vào Nhật ký bán hàng sẽ không được ghi vào Nhật ký chung. Số liệu ghi trên sổ Nhật ký bán hàng được dùng làm căn cứ để ghi vào Sổ Cái.

+ Sổ Nhật ký thu tiền: Là Nhật ký đặc biệt, dùng để ghi chép các nghiệp vụ thu tiền của doanh nghiệp. Sổ được mở riêng cho thu tiền

mặt, thu qua ngân hàng, cho từng loại tiền (đồng Việt Nam, ngoại tệ) hoặc cho từng nơi thu tiền (Ngân hàng A, Ngân hàng B...). Sổ Nhật ký thu tiền được ghi hàng ngày căn cứ vào Phiếu thu (đối với Nhật ký thu

tiền mặt), các chứng từ ngân hàng (đối với Nhật ký thu qua Ngân hàng). Nếu nghiệp vụ đã được ghi vào Nhật ký thu tiền sẽ không được ghi vào Nhật ký chung. Số liệu ghi trên sổ Nhật ký thu tiền được dùng làm căn cứ để ghi vào Sổ Cái.

+ Sổ Cái các tài khoản 511, 512, 521, 531, 532, 632, 156…: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Mỗi tài khoản được

mở một hoặc một số trang liên tiếp trên Sổ Cái để ghi chép trong một niên độ kế toán.

Căn cứ ghi Sổ Cái hoặc là Nhật ký chung (nếu nghiệp vụ phát sinh hàng ngày được phản ánh trên Nhật ký chung, hoặc là các Nhật ký đặc biệt (nếu nghiệp vụ phát sinh hàng ngày đã được phản ánh trên các Nhật ký đặc biệt).

+ Sổ chi tiết bao gồm:

• Sổ chi tiết theo dõi doanh thu chi tiết theo từng mặt hàng, từng nhóm hàng.

• Sổ chi tiết thanh tốn người mua: Dùng để theo dõi chi tiết tình hình cơng nợ và thanh tốn cơng nợ phải thu ở người mua. Nó được mở cho từng khách hàng và theo dõi từng khoản nợ phải thu từ khi phát sinh cho đến khi người mua thanh toán hết các khoản nợ.

- Nếu áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ, kế toán sử dụng các sổ sau:

+ Sổ nhật ký chứng từ số 8

Dùng để phản ánh số phát sinh bên Có TK 155, 156, 157, 158, 159, 131, 511, 512, 515, 521, 531, 532, 632, 635, 641, 642, 711, 811, 821, 911. Kết cấu và phương pháp ghi sổ:

NKCT số 8 gồm có các cột số thứ tự, số hiệu tài khoản ghi Nợ và các cột phản ánh số phát sinh bên Có của các TK 155, 156, 157, 158, 159, 131, 511, 512, 515, 521, 531, 532, 632, 635, 641, 642, 711, 811, 821, 911, các dòng ngang phản ánh số phát sinh bên Nợ của các tài khoản liên quan với các tài khoản ghi Có ở các cột dọc. Cơ sở và phương pháp ghi NKCT số 8:

Căn cứ vào Bảng kê số 8 và Bảng kê số 10 phần ghi Có để ghi vào các cột ghi Có TK 155, 156, 157, 158.

Căn cứ vào Bảng kê số 11 phần ghi Có để ghi vào cột ghi Có TK 131. Căn cứ vào sổ chi tiết bán hàng dùng cho TK 511, 512 phần ghi Có

để ghi vào các cột ghi Có TK 511, 512.

Căn cứ vào sổ chi tiết dùng chung cho các tài khoản 159, 515, 521, 531, 532, 632, 635, 641, 642, 711, 811, 821, 911 phần ghi Có để ghi vào các cột ghi Có TK 159, 515, 521, 531, 532, 632, 635, 641, 642, 711, 811, 821, 911.

Cuối tháng hoặc cuối quý khoá sổ NKCT số 8 xác định tổng số phát sinh bên Có của các TK 155, 156, 157, 158, 159, 131, 511, 512, 515, 521, 531, 532, 632, 641, 642, 711, 811, 821, 911 đối ứng Nợ các tài

khoản liên quan và lấy số tổng cộng của NKCT số 8 để ghi Sổ Cái. + Các bảng kê: Bảng kê số 1 (phản ánh Nợ tài khoản 111), bảng kê 2 (phản ánh Nợ tài khoản 112), bảng kê 10 (phản ánh Nợ tài khoản 157), bảng kê 11 (phản ánh Nợ tài khoản 131).

Trong đó, các Bảng kê: bảng kê số 1 (phản ánh Nợ tài khoản

111), bảng kê 2 (phản ánh Nợ tài khoản 112), bảng kê 10 (phản ánh Nợ tài khoản 157) được ghi hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc. Bảng kê số 11 (phản ánh Nợ tài khoản 131) được ghi một lần vào cuối tháng trên cơ sở số liệu từ sổ chi tiết thanh toán với người mua.

Câu hỏi ơn tập

1. Ngun tắc kế tốn “Dồn tích”, “Phù hợp”? Vận dụng ngun tắc kế tốn này trong kế toán nghiệp vụ bán hàng theo qui định của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành?

2. Qui định về điều kiện ghi nhận doanh thu và xác định doanh thu trong chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”?

2. Sự khác nhau trong ghi nhận kế toán nghiệp vụ bán hàng tại doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX và KKĐK ?

3. Các trường hợp phát sinh trong quá trình bán hàng và nguyên tắc ghi nhận của kế toán theo qui định của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành?

Bài tập vận dụng

Tại doanh nghiệp X hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng phát sinh một số nghiệp vụ sau: (đơn vị đồng)

1. Xuất kho bán một lô hàng giá xuất kho 70.000.000, hóa đơn GTGT: Giá bán chưa có thuế: 80.000.000

Thuế GTGT: 0 8.000.000

Để đổi lấy một lô hàng trị giá chưa thuế 75.000.000, thuế GTGT 5%, hàng về nhập kho đủ, phiếu nhập kho số 5.

2. Khách hàng thanh toán 99.000.000 bằng tiền mặt, biết chiết khấu được hưởng do trả sớm là 1%.

3. Xuất kho bán trả góp một lơ hàng, hóa đơn GTGT: Giá bán trả ngay chưa có thuế 55.000.000

Giá bán trả góp: 58.000.000 Thuế GTGT 10% 05.500.000

Tiền mặt thu được tại thời điểm bán là 18.000.000 đã nhập quỹ, thời hạn trả góp 6 tháng, thặng số bán 10%.

4. Xuất kho gửi bán cho công ty M một lơ hàng, hóa đơn GTGT: Giá bán hàng hóa chưa thuế: 280.000.000 Bao bì tính giá riêng chưa thuế: 00 5.600.000 Thuế GTGT của hàng hóa và bao bì 10%: 28.560.000 Tổng giá thanh tốn: 314.160.000 Chi phí vận chuyển giá chưa thuế 1.500.000, thuế GTGT 10% trả bằng tiền mặt (theo hợp đồng bên bán chịu). Biết thặng số tiêu thụ của lô hàng là 12%.

5. Bảng kê bán lẻ hàng hóa của mậu dịch viên:

Hàng A: Doanh số bán 22.000.000, thuế GTGT 10% Hàng B: Doanh số bán 42.000.000, thuế GTGT 5% Hàng C: Doanh số bán 110.000.000, thuế GTGT 10%

Biết giá xuất kho hàng A: 18.000.000, hàng B: 35.000.000, hàng C: 80.000.000. Tiền bán hàng thu bằng tiền mặt nhập quỹ đủ, thủ quỹ đã nộp vào ngân hàng nhưng chưa có giấy báo Có.

6. Nhận được giấy báo của công ty M cho biết khi kiểm nhận phát hiện thiếu một số hàng trị giá chưa có thuế 16.800.000, xác định do bên bán xuất thiếu và chấp nhận thanh toán theo số thực nhận.

7. Xuất kho gửi bán cho cơng ty N, theo hóa đơn GTGT: Giá bán hàng hóa chưa thuế: 230.000.000 Thuế GTGT của hàng hóa 10%: 23.000.000 Tổng giá thanh toán: 253.000.000

Chi phí vận chuyển trả thay bên mua 3.300.000 bằng tiền mặt (hóa đơn đặc thù, thuế GTGT 10%). Biết thặng số tiêu thụ của lô hàng là 15%.

8. Nhận bán đại lý 500 chiếc hàng E: Giá bán chưa có thuế: 100.000/chiếc Hoa hồng đại lý 3%

9. Nhận được giấy báo có của ngân hàng cơng ty N thanh tốn lơ hàng gửi bán ở nghiệp vụ (7).

10. Nhận được giấy báo của công ty N cho biết khi kiểm nhận hàng phát hiện có một số hàng trị giá chưa có thuế 34.500.000 sai quy cách trả lại và một số hàng trị giá chưa có thuế 10.000.000 kém phẩm chất yêu cầu giảm giá 20%, đơn vị đã chấp thuận và trả lại cho khách bằng tiền mặt.

11. Nhập kho hàng bị trả lại ở nghiệp vụ (10), chi phí vận chuyển theo Hoá đơn GTGT giá chưa thuế 1.000.000, thuế GTGT 10%, chi bằng tiền mặt.

12. Báo cáo bán hàng của nhân viên bán hàng có 300 chiếc hàng E đã bán thu bằng tiền mặt nhập quỹ đủ, đơn vị đã gửi bảng kê hàng đại lí bán cho bên giao đại lí.

13. Nhận được hóa đơn GTGT của bên giao đại lí về số hàng đã bán, đơn vị lập hóa đơn GTGT hoa hồng đại lí gửi bên giao đại lí.

14. Trả tiền cho bên giao đại lý về số hàng E đã bán bằng tiền gửi ngân hàng, đã có báo Nợ.

15. Khấu trừ thuế GTGT đầu vào 30.000.000. Phần thuế GTGT còn phải nộp đơn vị đã nộp bằng tiền gửi ngân hàng (đã có báo Nợ).

Yêu cầu:

1. Lập định khoản phản ánh các nghiệp vụ kinh tế trên và nêu cơ sở ghi chép.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán hoạt động thương mại và dịch vụ: Phần 1 (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)