Yêu cầu quản lí nghiệp vụ xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán hoạt động thương mại và dịch vụ: Phần 1 (Trang 101 - 103)

- Trị giá hàng hố cịn lại chưa tiêu thụ cuối kỳ

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

3.1.2.1. Yêu cầu quản lí nghiệp vụ xuất khẩu

Quản lí tốt nghiệp vụ xuất khẩu là phải xác định đúng được phạm vi và thời điểm xác định hàng xuất khẩu.

* Về xác định phạm vi hàng xuất khẩu

Hàng hoá xuất ra khỏi biên giới với nhiều mục đích khác nhau

nhưng chỉ được coi là hàng xuất khẩu trong những trường hợp sau: - Hàng xuất bán cho các doanh nghiệp nước ngoài theo hợp đồng

kinh tế đã ký kết.

- Hàng gửi đi triển lãm sau đó bán thu ngoại tệ.

- Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế

quan, hàng bán cho cửa hàng miễn thuế

- Hàng viện trợ cho nước ngồi thơng qua các hiệp định, nghị định

thư do Nhà nước ký kết với nước ngoài nhưng được thực hiện qua doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

- Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ được cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan.

- Các dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngồi.

Các trường hợp khơng thuộc phạm vi của hàng xuất khẩu bao gồm: - Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật về hải quan.

- Hàng hóa xuất viện trợ nhân đạo - Hàng tạm xuất tái nhập

- Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngồi

- Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu.

* Về xác định thời điểm hàng xuất khẩu

Vấn đề quan trọng trong quản lí hàng xuất khẩu là xác định thời điểm hàng xuất khẩu. Nhìn chung, thời điểm xác định là hàng xuất khẩu

khi có sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá và tiền tệ hoặc phát sinh quyền đòi tiền từ người mua. Là thời điểm mà mọi rủi ro, phí tổn, chịu

trách nhiệm về hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua khi người bán đã hoàn tất nghĩa vụ giao hàng của mình. Thời điểm này được xác định phụ thuộc vào từng điều kiện cơ sở giao hàng được thỏa thuận giữa người mua và người bán trong hợp đồng mua bán ngoại thương.

Tuy nhiên, khi xét dưới góc độ của Nhà nước thì được coi là hàng xuất khẩu để tính thuế xuất khẩu khi doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã

hoàn tất các thủ tục xuất khẩu và có sự xác nhận của Hải quan. Cụ thể như sau:

- Nếu hàng vận chuyển bằng đường biển hàng xuất khẩu tính ngay

từ thời điểm thuyền trưởng ký vào vận đơn, hải quan đã ký xác nhận mọi thủ tục hải quan để rời cảng.

- Nếu hàng vận chuyển bằng đường sắt hàng xuất khẩu được tính từ

ngày hàng được giao tại ga cửa khẩu theo xác nhận của hải quan cửa khẩu. - Nếu hàng xuất khẩu vận chuyển bằng đường khơng thì hàng xuất

khẩu được xác nhận từ khi cơ trưởng máy bay ký vào vận đơn và hải

- Hàng đưa đi hội chợ triển lãm thì hàng xuất khẩu được tính khi

hồn thành thủ tục bán hàng thu ngoại tệ.

Việc xác định đúng thời điểm xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng trong việc ghi chép doanh thu hàng xuất khẩu, giải quyết các nghiệp vụ thanh tốn, tranh chấp, khiếu nại, thưởng phạt trong bn bán ngoại thương.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán hoạt động thương mại và dịch vụ: Phần 1 (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)