- Trị giá hàng hố cịn lại chưa tiêu thụ cuối kỳ
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
3.3. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP 1 Chứng từ kế toán
3.3.1. Chứng từ kế toán
Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp sử dụng các chứng từ sau: - Hoá đơn thương mại (Invoice): Là chứng từ phản ánh tổng giá trị lô hàng xuất khẩu, là căn cứ để thanh toán giữa 2 bên mua bán, và là cơ
sở quan trọng để xác định trị giá hải quan của hàng hóa để tính thuế. - Vận tải đơn (bill of lading) (B/L), (bill of air) (B/A)...: Là chứng
từ chuyên chở hàng hóa được người chuyên chở kí phát cho người gửi hàng xác nhận việc người chuyên chở đã nhận hàng để vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu của người gửi hàng.
Chứng từ này là căn cứ để xác định chi phí vận chuyển hàng hóa. - Chứng từ bảo hiểm (Insurance policy): Là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm, nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo
hiểm và được dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm. Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận bồi
thường cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải nộp cho
người bảo hiểm một số tiền nhất định là phí bảo hiểm. Chứng từ bảo
hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm. Chứng từ này là căn cứ để xác định chi phí bảo hiểm hàng hóa.
- Giấy thơng báo thuế: Là chứng từ do Hải quan cấp trên cơ sở Tờ khai hải quan do doanh nghiệp tự kê khai. Chứng từ này là căn cứ để xác
định số thuế xuất khẩu mà doanh nghiệp phải nộp.
Ngoài ra theo quy định trong thư tín dụng, bộ chứng từ thanh tốn cịn có:
- Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of quality)
- Bảng kê đóng gói bao bì (Packing Lits)
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Original) - Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với hàng nông sản thực phẩm - Hối phiếu
- Giấy phép XNK, Tờ khai HQ, Giấy chứng nhận xuất xứ…
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, sử dụng chứng từ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm lệnh điều động nội bộ: Các chứng từ
này làm căn cứ để lưu thơng hàng hóa trên đường;
Hàng hóa khi đã xuất khẩu, doanh nghiệp phải lập Hóa đơn GTGT cho tồn bộ lơ hàng XK, chứng từ này làm căn cứ để ghi nhận doanh thu và được hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng mua để xuất khẩu.
Các chứng từ thanh tốn tiền hàng: Báo có, báo nợ, phiếu thu, phiếu chi…
3.3.2. Vận dụng tài khoản kế toán
3.3.2.1. Tài khoản sử dụng
Kế toán xuất khẩu hàng hoá sử dụng các tài khoản sau:
- Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng. Trong nghiệp vụ xuất khẩu, tài khoản này dùng để ghi chép, phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu. Tài khoản này có thể mở chi tiết cho từng loại doanh thu tuỳ theo phương thức xuất khẩu như: Doanh thu xuất khẩu trực tiếp, doanh thu xuất khẩu uỷ thác, doanh thu dịch vụ xuất khẩu...
- Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán. Trong nghiệp vụ xuất khẩu, tài khoản này dùng để ghi chép, phản ánh trị giá vốn của hàng xuất khẩu đã tiêu thụ.
- Tài khoản 157 - Hàng gửi đi bán. Trong nghiệp vụ xuất khẩu, tài
khoản này dùng để ghi chép phản ánh trị giá vốn của hàng gửi đi xuất
khẩu.
- Tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu khách hàng từ nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá.
Ngồi ra kế tốn xuất khẩu hàng hố cịn sử dụng các TK 111 - Tiền mặt, TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, 156 - Hàng hóa TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính, TK 635 - Chi phí tài chính, TK 333 - Thuế và các
khoản phải nộp Nhà nước…
3.3.2.2. Kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Sau khi ký hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp ký hợp đồng mua
hàng xuất khẩu hoặc gia công hàng xuất khẩu. Khi hàng mua về hoặc gia cơng hồn thành nhập kho, doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu và kế toán hàng xuất khẩu như sau:
- Khi xuất kho hàng gửi xuất khẩu, căn cứ vào phiếu xuất kho hàng xuất khẩu, ghi:
Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán Có TK 156 - Hàng hố
- Khi mua hàng gửi xuất khẩu ngay, căn cứ vào hóa đơn GTGT hoặc HĐBH và các chứng từ thanh toán, ghi:
Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112
- Chi phí phát sinh trong q trình xuất khẩu + Nếu chi bằng tiền Việt Nam, ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111 (1111), 112 (1121), 331…
+ Nếu chi bằng tiền ngoại tệ, ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (TGTT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (CLTG)
Có TK 111 (1112), 112 (1122) - (TGGS)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (CLTG)
- Khi hàng xuất khẩu đã làm thủ tục giám định và kiểm nhận, bốc
xếp lên phương tiện vận chuyển tại cảng, ga cửa khẩu theo hợp đồng đã ký, hoàn tất nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng, kế toán ghi nhận doanh
thu:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (TGTT) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (TGTT)
Đồng thời kết chuyển giá vốn số hàng hoá được xác định là xuất
khẩu, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 157 - Hàng gửi đi bán
- Căn cứ vào giấy thông báo thuế, xác định thuế xuất khẩu phải nộp, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng
Có TK 333 (3333) - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước - Khi nộp thuế xuất khẩu, ghi:
Nợ TK 333 (3333) - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Có TK 111, 112
- Khi doanh nghiệp nhận được giấy báo có của ngân hàng về thanh
toán tiền hàng xuất khẩu, kế toán ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (TGTT) Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (CLTG)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (TGGS) Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (CLTG)
Đồng thời kế tốn ghi Nợ TK 007 - Ngoại tệ các loại...
- Khi doanh nghiệp được xét hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng
mua để xuất khẩu, ghi: Nợ TK 111,112
- Trường hợp bán cho người nước ngoài tại Việt Nam thu bằng ngoại tệ (ở một số điểm giao dịch được phép thu bằng ngoại tệ), kế toán ghi nhận doanh thu hàng xuất khẩu:
Nợ TK 111 (1112), 112 (1122) - (TGTT) Có Tk 511 - Doanh thu bán hàng (TGTT)
Đồng thời ghi Nợ TK 007 - Ngoại tệ các loại
Kết chuyển giá vốn hàng đã bán: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 156 - Hàng hóa
3.3.3. Sổ kế tốn
Để phản ánh nghiệp vụ xuất khẩu, tuỳ thuộc vào hình thức kế tốn đơn vị áp dụng mà sử dụng các sổ kế tốn sau:
- Nếu áp dụng hình thức nhật ký chung, kế toán xuất khẩu sử dụng các sổ sau:
+ Sổ Nhật ký chung: Sổ Nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng
để ghi chép các nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa phát sinh theo trình tự thời
gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (Định khoản kế toán) để phục vụ việc ghi Sổ Cái. Số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi vào Sổ Cái.
+ Sổ Nhật ký bán hàng: là Nhật ký đặc biệt, được dùng để ghi chép các nghiệp vụ xuất khẩu của doanh nghiệp theo hình thức thu tiền sau (xuất khẩu cho người mua trả chậm). Trường hợp người nhập khẩu trả tiền trước thì khi xuất khẩu hàng hóa cũng ghi vào sổ này.
Hàng ngày, khi phát sinh nghiệp vụ xuất khẩu trả chậm hoặc xuất khẩu liên quan đến tiền hàng người mua trả trước, kế tốn căn cứ vào Hóa đơn GTGT để ghi nhận doanh thu bán hàng. Nếu nghiệp vụ đã được ghi vào Nhật ký bán hàng sẽ không được ghi vào Nhật ký chung. Số liệu ghi trên sổ Nhật ký bán hàng được dùng làm căn cứ để ghi vào Sổ Cái.
+ Sổ Nhật ký thu tiền: là Nhật ký đặc biệt, dùng để ghi chép các nghiệp vụ thu tiền của doanh nghiệp. Sổ được mở riêng cho thu tiền mặt,
thu qua ngân hàng, cho từng loại tiền (đồng Việt Nam, ngoại tệ) hoặc cho từng nơi thu tiền (Ngân hàng A, Ngân hàng B...). Sổ Nhật ký thu tiền được ghi hàng ngày căn cứ vào Phiếu thu (đối với Nhật ký thu tiền mặt), các chứng từ ngân hàng (đối với Nhật ký thu TGNH). Nếu nghiệp vụ đã được
ghi vào Nhật ký thu tiền sẽ không được ghi vào Nhật ký chung. Số liệu ghi trên sổ Nhật ký thu tiền được dùng làm căn cứ để ghi vào Sổ Cái.
+ Sổ cái các tài khoản 511, 512, 521, 531, 532, 632, 157, 156, 515, 635…: là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy
định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Mỗi tài
khoản được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên Sổ Cái để ghi chép
trong một niên độ kế toán.
Căn cứ ghi Sổ Cái hoặc là Nhật ký chung (nếu nghiệp vụ phát sinh hàng ngày được phản ánh trên Nhật ký chung), hoặc là các Nhật ký đặc biệt (nếu nghiệp vụ phát sinh hàng ngày đã được phản ánh trên các Nhật ký đặc biệt).
+ Sổ chi tiết bao gồm:
Sổ chi tiết theo dõi doanh thu chi tiết theo từng mặt hàng, từng nhóm hàng.
Sổ chi tiết thanh toán người mua: Dùng để theo dõi chi tiết tình hình cơng nợ và thanh tốn cơng nợ phải thu ở người mua. Sổ này được mở cho từng khách hàng và theo dõi từng khoản nợ phải thu từ khi phát sinh cho đến khi người mua thanh toán hết các khoản nợ. Phần theo dõi cơng nợ và thanh tốn phải được chia thành 2 cột để theo dõi chi tiết theo số nguyên tệ và theo tiền Việt Nam.
- Nếu áp dụng hình thức nhật ký chứng từ, kế toán xuất khẩu sử dụng các sổ sau:
+ Sổ nhật ký chứng từ số 8
Dùng để phản ánh số phát sinh bên Có TK 155, 156, 157, 158, 159, 131, 511, 512, 515, 521, 531, 532, 632, 635, 641, 642, 711, 811, 821, 911. Kết cấu và phương pháp ghi sổ:
NKCT số 8 gồm có các cột số thứ tự, số hiệu tài khoản ghi Nợ và các cột phản ánh số phát sinh bên Có của các TK 155, 156, 157, 158, 159, 131, 511, 512, 515, 521, 531, 532, 632, 635, 641, 642, 711, 811, 821, 911, các dòng ngang phản ánh số phát sinh bên Nợ của các tài khoản liên quan với các tài khoản ghi Có ở các cột dọc. Cơ sở và phương pháp ghi NKCT số 8:
Căn cứ vào Bảng kê số 8 và Bảng kê số 10 phần ghi Có để ghi vào các cột ghi Có TK 155, 156, 157, 158.
Căn cứ vào Bảng kê số 11 phần ghi Có để ghi vào cột ghi Có TK 131. Căn cứ vào sổ chi tiết bán hàng dùng cho TK 511, 512 phần ghi Có
để ghi vào các cột ghi Có TK 511, 512.
Căn cứ vào sổ chi tiết dùng chung cho các tài khoản 159, 515, 521, 531, 532, 632, 635, 641, 642, 711, 811, 821, 911 phần ghi Có để ghi vào các cột ghi Có TK 159, 515, 521, 531, 532, 632, 635, 641, 642, 711, 811, 821, 911.
Cuối tháng hoặc cuối quý khoá sổ NKCT số 8 xác định tổng số phát sinh bên Có của các TK 155, 156, 157, 158, 159, 131, 511, 512, 515, 521, 531, 532, 632, 641, 642, 711, 811, 821, 911 đối ứng Nợ các tài
khoản liên quan và lấy số tổng cộng của NKCT số 8 để ghi Sổ Cái. + Các bảng kê: bảng kê số 1 (phản ánh Nợ tài khoản 111), bảng kê 2 (phản ánh Nợ tài khoản 112), bảng kê 10 (phản ánh Nợ tài khoản 157), bảng kê 11 (phản ánh Nợ tài khoản 131).
Các Bảng kê: bảng kê số 1 (phản ánh Nợ tài khoản 111), bảng kê 2 (phản ánh Nợ tài khoản 112), bảng kê 10 (phản ánh Nợ tài khoản 157)
được ghi hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc. Bảng kê số 11 (phản ánh
Nợ tài khoản 131) được ghi một lần vào cuối tháng trên cơ sở số liệu từ sổ chi tiết thanh toán với người mua.