Phục vụ bạn đọc

Một phần của tài liệu Nhập môn khoa học thư viện (Trang 60 - 63)

1. Cơ sở thư viện học

1.5. Phục vụ bạn đọc

Công tác bạn đọc hoặc tổ chức phục vụ sách báo cho bạn đọc và nhân dân lao động. Đây là hoạt động của thư viện thúc đẩy phát triển và thoả mãn nhu

cầu , hứng thú đọc sách của bạn đọc. Công tác bạn đọc bao gồm việc tuyên truyền, hướng dẫn, lãnh đạo đọc sách, tổ chức những hình thức phục vụ độc giả trong và ngoài thư viện.

Những hình thức phục vụ bạn đọc trong thư viện là phòng mượn và phòng đọc.

- Tổ chức cơng tác bạn đọc trong phịng mượn. Phịng mượn là trung tâm hoạt động của tất cả các loại hình thư viện. Nhiệm vụ của cán bộ thư viện là nhận đăng ký bạn đọc. Hoàn thành mẫu đăng ký bạn đọc và cấp thẻ, sẽ giúp cho cán bộ thư viện nắm vững lai lịch, hoạt động, tuổi tác, trình độ, nghề nghiệp , thành phần dân tộc, nơi làm việc và nơi ở của bạn đọc, để hướng dẫn đọc sách đúng đối tượng, đúng yêu cầu; đồng thời giới thiệu cho bạn đọc về nội quy sử dụng thư viện, kho sách và bộ máy tr a cứu tìm tin của thư viện để bạn đọc khai thác sử dụng có hiệu qủa tài liệu, sách báo phục vụ cho nghiên cứu, học tập và hoạt động cơng tác...

- Nhiệm vụ của cán bộ phịng mượn:

+ Nhận đăng ký bạn đọc mới vào thư viện, nhận sách bạn đọc trả, ghi phiếu cho độc giả mượn sách;

+ Mạn đàm với độc giả về những cuốn sách đã đọc và giới thiệu sách mới;

+ Cung cấp sách theo phiếu yêu cầu (có trong kho sách hay khơng).

Phịng mượn của thư viện có thể phân chia phục vụ bạn đọc theo các hình thức sau đây:

- Phục vụ độc giả theo chức năng; - Phục vụ độc giả theo nhóm;

- Phục vụ độc giả theo từng ngành khoa học.

Có hai loại phịng mượn: Phịng mượn tổng hợp trong thư viện phổ thông cơng cộng và phịng mượn khoa học chuyên ngành trong các viện nghiên cứu, các trường đại học. Những hình thức tổ chức phịng mượn trong các trường đại học và thư viện khoa học cần tổ chức cho bạn đọc mượn sách về nhà theo thành phần bạn đọc: Phịng mượn cho giáo sư, phó giáo sư , tiến sĩ, phó tiến sĩ, giảng viên chính, thạc sĩ, nghiên cứu sinh; phòng mượn cho cán bộ quản lý và lãnh đạo, cho các phòng chức năng, phòng mượn cho cán bộ nghiên cứu, các trung tâm, các phịng thí nghiệm... phòng mượn phục vụ sinh viên theo chuyên ngành đào tạo từng khoa, từng bộ môn, theo lớp, theo từng năm học. Trong phần này giới thiệu các loại hình phịng mượn, chứng minh thư viện đã tìm mọi biện pháp phục vụ bạn đọc hợp lí và có hiệu quả hơn.

- Phịng đọc: Tổ chức cơng tác độc giả trong phòng đọc dựa trên những nguyên tắc phục vụ có phân biệt từng nhóm độc giả khác nhau, công tác với

từng độc giả là cơ sở cơng tác của phịng đọc.

Phục vụ độc giả trong phịng đọc có đặc điểm riêng của nó. Độc giả khơng chỉ có quyền sử dụng kho sách của phòng đọc mà còn được sử dụng tất cả kho sách của thư viện kế cả những xuất bản phẩm đặc biệt quý hiếm không được mượn về nhà. Ngoài ra độc giả được sử dụng xuất bản phẩm có định kì, các loại sách dẫn, sách tra cứu: bách khoa toàn thư, từ điển, niên giám... Phòng đọc áp dụng kho mở tự chọn, do đó độc giả phải làm quen với hệ thống sắp

xếp kho sách. Điều đó có thể đạt được bằng phương pháp xây dựng sơ đồ sắp xếp kho, hướng dẫn cho độc giả sử dụng kho sách mở tự chọn tài liệu trong kho.

Trong thư viện các trường đại học và cao đẳng, tổ chức phòng đọc cho giảng viên và sinh viên. Phịng đọc khoa học cho giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ... phịng đọc tổng hợp phục vụ cho tất cả cán bộ , công nhân viên trong tồn trường; phịng đọc chun ngành về khoa học xã hội và nhân văn , khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và cơng nghệ, sáng chế phát minh... Ngồi ra cịn có những phịng đọc chun mơn: giáo học pháp, phương pháp giảng dạy đại học; phịng đọc tạp chí chun ngành và liên ngành, tạp chí tóm tắt, phịng đọc micro film , phòng đọc vi phiếu, phòng đọc âm nhạc, phòng đọc tiếng nước ngồi, phịng đọc sách quý hiếm, phòng đọc bản thảo, bản chép tay, phòng đọc sách hán nơm , phịng đọc phương pháp nghiên cứu thư viện học, thông tin học và thư mục học...

Thống kê cơng tác phịng đọc và phịng mượn chính là thống kê hoạt động cơ bản nhất của toàn thư viện, nhằm đánh giá chất lượng, hiệu quả phục vụ của thư viện nói chung và cơng tác độc giả nói riêng về tình hình luân chuyển sách, tình hình độc giả đến thư viện nghiên cứu (kể cả số lượng lẫn chất lượng).

Thống kê cơng tác ở phịng mượn và phòng đọc cần đảm bảo 3 yêu cầu: chính xác, kịp thời và đầy đủ. (5, 6)

1.5.2. Phục vụ độc giả ngoài thư viện

Tổ chức phục vụ độc giả ngoài thư viện là phục vụ nguyên tắc phổ cập tri thức, nhằm nâng cao dân trí . Để thực hiện được nguyên tắc đó, nhiệm vụ của thư viện là phải tổ chức luân chuyển sách báo đến tận tay mỗi người dân bất kỳ làm việc và sống ở đâu, từ thành thị cho đến nông thôn, từ đồng bằng cho đến vùng

sâu, vùng xa, hải đảo, ở đó khơng có thư viện cố định. Một số độc giả vì điều kiện lao động không thế đến thư viện một cách đều đặn như công nhân các trạm khai thác, chế biến gỗ, cán bộ vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không dân dụng... cần đảm bảo luân chuyển sách báo đến tay họ là nhiệm vụ quan trọng của thư viện. Trong những năm chống Mỹ cứu nước thư viện Việt Nam đã thực hiện “sách đi tìm người”, “sách ra trận địa pháo”, “sách trên mặt biển”, “sách trên đường Trường sơn”, “sách trên các chốt biên phòng ”, “sách ở thành cổ Quảng trị”...

Tổ chức phục vụ sách báo đến mỗi điểm dân cư, mỗi gia đình, nơi làm việc và sản xuất chỉ bằng con đường sử dụng một cách rộng rãi các hình thức khác nhau phục vụ độc giả ngồi thư viện. Những hình thức này đã được sử dụng rất sinh động trong thực tế các loại hình thư viện khác nhau bao gồm: Chi nhánh thư viện, thư viện lưu động, trạm giao sách, mượn sách giữa các thư viện, mượn sách bằng thư, phòng mượn quốc tế...

Một phần của tài liệu Nhập môn khoa học thư viện (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)