Hệ thống trợ giúp tìm tin trực tuyến

Một phần của tài liệu Nhập môn khoa học thư viện (Trang 113 - 116)

- Thực hiện được tính tỷ mỉ, cẩn thận, phương pháp sắp xếp, làm việc khoa học; thực hành thành thạo kỹ năng, phương pháp sử dụng và khai thác bộ tra cứu, nguồn tin

2. Bộ máy tra cứu hiện đạ

2.6. Hệ thống trợ giúp tìm tin trực tuyến

Ngày nay, bộ máy tra cứu trực tuyến không chỉ giới hạn trong phạm vi các mạng lưới hay tổ hợp thư viện của một quốc gia hay đa quốc gia mà đã trở thành mạng tồn cầu thơng qua Internet.

Internet là mạng truyền dữ liệu diện rộng bao trùm cả thế giới. Thoạt đầu đây là hệ thống mạng liên kết các trung tâm nghiên cứu của Bộ quốc phòng Mỹ . Dần dần nó mở rộng đến các cơ quan nghiên cứu và thơng tin bên ngồi, trước tiên là các trường đại học . Các dịch vụ thương mại đã đẩy nhanh sự bành trướng của Internet ra khắp các giới, các ngành. Trong những năm 80, do khả năng tiềm tàng trong phục vụ nghiên cứu tổng hợp và kinh doanh, Internet đã vượt khỏi biên giới nước Mỹ sang nhiều nước công nghiệp khác. Đến năm 1993, các siêu mạng trong Internet tăng đến 25.000 mạng trên khắp thế giới với trên 40 triệu người sử dụng và hàng tháng tăng 15% số người gia nhập mạng.

Internet có cấu trúc hình “mạng nhện” để khi một đường dây bị cắt thơng tin vẫn khơng gián đoạn vì liên lạc sẽ tiến hành theo ngõ khác. Internet được coi là một xa lộ thông tin bao gồm mạng lưới các máy tính chủ được nối thơng qua mạng điện thoại hay các kênh chuyên dùng. Tất cả mọi người tham gia mạng Internet đều có thể để dữ liệu riêng của mình vào mạng và truy nhập, tìm kiếm thơng tin của mọi thành viên cũng như liên lạc trực tiếp với nhau. Các dịch vụ của Internet rất phong phú đa dạng gồm hàng chục loại trong đó một số loại có tác dụng rất lớn cho cơng tác tra cứu tìm tin. Trước tiên phải kể đến dịch vụ thư điện tử (E-Mail); dịch vụ truy nhập tự do, tìm kiếm các danh mục dữ liệu (Anonymous FPT); dịch vụ các thông tin cơ bản (Gopher Menu); dịch vụ tìm kiếm các cơ sở dữ liệu được sắp xếp theo khoá (Wais Server); dịch vụ tra cứu tìm kiếm tạp chí tin tức (Electronic Magazines)... nhiều hội nghị, hội thảo khoa học được truyền trực tiếp trên mạng. Các chuyên gia thông tin - thư

viện trên tồn thế giới có thể vào Internet để theo dõi hội thảo về Trung tâm thư viện máy tính trực tuyến của Hiệp hội thư viện Mỹ tháng 2-1994 “The Future i s Now : The Changing Face of Technical Services”. Rất nhiều công ty đã giới thiệu các cơ sở dữ liệu và nguồn tra cứu quan trọng trên mạng. Mỗi cơ sở dữ liệu này được truy nhập theo những cú pháp riêng của từng phần mềm ứng dụng. Người sử dụng mạng không những được giải đáp những câu hỏi mang tính chất tra cứu mà còn nhận được cả bản sao tài liệu gốc nếu cần. Đó là dịch vụ xuất bản sách trên Internet. Thông qua một khu vực thông tin được gọi là trạm điều khiển (Cyber-Station), người dùng Internet có danh sách các thư viện và danh mục các loại sách. Họ có thể truy nhập tới một vài chương liên quan trong một cuốn sách cụ thể hoặc truy tìm tài liệu cho đề tài nghiên cứu của mình.

Tại khu vực Châu á Thái Bình Dương, khách hàng chủ yếu của Internet vẫn là các trung tâm nghiên cứu khoa học , các viện và trường đại học. Nhiều quốc gia ở Châu á, một mặt rất muốn khai thác, sử dụng kho tàng tri thức khổng lồ này, mặt khác rất e ngại tính chất “mở”, “khơng kiểm sốt được” của nó sẽ là một

mối đe doạ tiềm tàng đối với các giá trị văn hoá truyền thống và an ninh quốc gia của họ.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Bộ máy tra cứu giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là cầu nối giữa bạn đọc và nguồn tin, là công cụ phục vụ đắc lực cho cán bộ thư viện và bạn đọc. Bộ máy tra cứu đã phần nào đáp ứng được các yêu cầu tra cứu tin, hỗ trợ cho người dùng tin tiếp cận nhanh tới nguồn tin, góp phần thúc đẩy cơng tác nghiên cứu khoa học; là nơi lưu giữ những di sản, thu thập, tổ chức khai thác và bảo quản vốn tài liệu trong xã hội, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục phục vụ cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Câu hỏi và bài tập thực hành

Câu hỏi 1. Phân tích các nguồn tài liệu tra cứu truyền thống (tài liệu in) Câu hỏi 2. Trình bày đặc điểm, tác dụng của mục lục đọc máy (MARC)

và Trung tâm thư viện máy tính trực tuyến (OCLC).

Câu hỏi 3. Trình bày cấu tạo, nguyên tắc sắp xếp của mục lục chữ cái,

mục lục phân loại và mục lục chủ đề.

điện tử: bách khoa toàn thư, nguồn tra cứu nhanh, từ điển, nguồn địa lý, chú dẫn và dạng thu nhỏ.

Bài tập thực hành 2. Phân tích đặc điểm các loại hình thư mục (in), so

sánh chức năng và đối tượng phục vụ của các loại thư mục.

Bài tập thực hành 3. Phân tích đặc điểm của mục lục truy nhập công cộng trực tuyến (OPAC); thực hiện thành thạo trên Hệ thống trợ giúp tìm tin trực tuyến.

GỢI Ý ĐÁP ÁNĐáp án bài tập 1. Đáp án bài tập 1.

Nguồn tra cứu điện tử: - Bách khoa toàn thư

- Nguồn tra cứu nhanh, từ điển

- Nguồn địa lý, chú dẫn và dạng thu nhỏ.

Đáp án bài tập 2.

- Đặc điểm các loại hình thư mục (in)

- So sánh chức năng và đối tượng phục vụ của các loại thư mục

Đáp án bài tập 3.

- Đặc điểm của mục lục truy nhập công cộng trực tuyến

- Vận dụng kiến thức đã học thực hiện trên Hệ thống tr ợ giúp tìm tin trực tuyến.

Một phần của tài liệu Nhập môn khoa học thư viện (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)