Ảnh hƣởng của thời vụ giâm hom đến khả năng nhân giống Đỗ quyên hoa bông bằng phƣơng pháp giâm hom

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng sinh học và khả năng nhân giống hoa đỗ quyên tại vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai (Trang 82 - 83)

Đỗ quyên hoa bông bằng phƣơng pháp giâm hom

Thời vụ giâm hom là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm. Một số lồi cây có thể giâm quanh năm như Keo, Bạch đàn, nhưng nhiều lồi cây có tính thời vụ rất rõ. Đa số các lồi cây được giâm trong các tháng xuân hè và đầu thu vừa mau ra rễ vừa có tỷ lệ ra rễ cao. Khi giâm hom vào các tháng có nhiệt độ thấp thì tỷ lệ ra rễ thấp, lâu ra rễ, ít rễ và rễ ngắn. Theo Tewre (1994) thì sự thay đổi tỷ lệ ra rễ của hom giâm theo thời vụ là do tình trạng dinh dưỡng của hom giâm hoặc do thay đổi mối quan hệ giữa các nhân tố nội sinh kích thích và kìm hãm ra rễ cùng với sự thay đổi trạng thái sinh lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của cành làm ảnh hưởng đến hoạt động của thượng tầng, nơi xuất phát của rễ bất định xuất hiện trong quá trình giâm hom.

Ở các tỉnh phía Bắc, thời gian giâm hom có hiệu quả cho hầu hết các loài cây rừng là mùa sinh trưởng (tháng 4 đến tháng 9,10). Với điều kiện thời tiết ở Sa Pa, quanh năm lạnh, thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của hom. Chính vì vậy, cần phải chọn đúng thời điểm thích hợp để giâm hom, vừa cải thiện tỷ lệ ra rễ vừa rút ngắn thời gian giâm hom. Dựa vào bảng số liệu của trạm khí tượng thủy văn và kinh nghiệm giâm hom, chúng tơi tiến hành chọn ra các tháng thí nghiệm tốt nhất để so sánh.

Để dễ so sánh và đánh giá chính xác ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến kết quả thí nghiệm. Trong thí nghiệm này, chúng tơi khơng sử dụng chất kích thích sinh trưởng và đồng nhất về điều kiện chăm sóc.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng sinh học và khả năng nhân giống hoa đỗ quyên tại vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai (Trang 82 - 83)