Các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả giâm hom

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng sinh học và khả năng nhân giống hoa đỗ quyên tại vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai (Trang 39 - 43)

Theo nghiên cứu của Cục Lâm nghiệp Việt Nam (2007) [4], Lê Đình Khả, Đồn Thị Bích (1997) [13], có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ trong quá trình giâm giâm hom. Về cơ bản chia thành hai nhóm nhân tố nội sinh và nhân tố ngoại sinh.

a) Các nhân tố nội sinh

a1. Đặc điểm di truyền của loài theo khả năng giâm hom có thể chia thực vật làm hai nhóm chính là :

+ Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hom cành bao gồm những loài cây thuộc họ Dâu tằm (Moraceae) như Dâu tằm, Đa, Sung,... một số loài cây thuộc họ Liễu (Salicaceae) như: Dương (Populus.sp), Liễu (Salix sp) và các lồi cây nơng nghiệp khác như: sắn, mía, khoai lang, rau muống,... Đối với những lồi cây này khi giâm hom khơng cần xử lý thuốc vẫn đạt kết quả ra rễ bình thường.

+ Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hạt là các loài cây được nhân giống gây trồng từ hạt. Với các lồi cây này muốn có tỷ lệ ra rễ cao phải chú ý lựa chọn cây mẹ cho hom và sử lý các chất kích thích ra rễ thích hợp.

a2. Tác dụng của chồi và lá trên hom: nhà sinh lý học người Đức Sach (1882) cho rằng chồi và lá có tác dụng tổng hợp Auxin và các chất kích thích ra rễ đặc biệt khác và được vận chuyển xuống đáy hom kích thích sự hình thành rễ bất định ở hom. Ngồi ra chúng cịn có tác dụng tổng hợp nên Hydrat cacbon rất cần cho sự hình thành và phát triển rễ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lá cũng là cơ quan điều tiết chất điều hòa sinh trưởng ở hom giâm vì thế khi giâm hom nhất thiết phải để lại một số diện tích lá cần thiết, khơng có lá thì hom khơng ra rễ, song nếu để diện tích lá q lớn thì q trình thốt nước mạnh làm cho hom bị héo, do đó hom dễ bị chết.

a3. Ảnh hưởng của vị trí lấy cành, tuổi cành và loại hom: hom được lấy từ các cành ở các vị trí khác nhau thì khả năng ra rễ cũng khác nhau và mỗi lồi cây có loại hom phù hợp riêng. Ở cây Trà mi, loại hom nửa cứng là phù hợp nhưng ở cây Ngọc lan thì loại hom gỗ mềm là thích hợp nhất. Thông thường người ta hay chọn hom ở trạng thái bánh tẻ - không quá già hoặc quá non. Một số đặc điểm khá rõ nét là cành chồi vượt dễ ra rễ hơn cành từ tán cây. Vì vậy, đối với nhiều loại cây, người ta thường xử lý cho cây ra chồi vượt để lấy hom giâm.

b) Nhóm nhân tố ngoại sinh: các nhân tố ngoại sinh ảnh hưởng

đến ra rễ của hom giâm bao gồm thời vụ giâm hom, nhiệt độ, độ ẩm giá thể giâm hom, ánh sáng và chất kích thích ra rễ.

b1. Thời vụ giâm hom: một số lồi cây có thể giâm hom quanh năm như Keo, Bạch đàn, nhưng nhiều lồi cây có tính thời vụ rất rõ. Đa số các loài cây được giâm trong các tháng xuân hè và đầu thu vừa mau ra rễ vừa có tỷ lệ ra rễ cao. Khi giâm hom vào các tháng có nhiệt độ thấp thì tỷ lệ ra rễ thấp, lâu ra rễ, ít rễ và rễ ngắn.

b2. Nhiệt độ: yêu cầu về nhiệt độ phụ thuộc vào đặc tính của từng lồi cây. Nếu nhiệt độ quá thấp hom ở trạng thái tiềm ẩn sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của chồi và rễ bất định. Nếu nhiệt độ quá cao làm tăng cường độ hô hấp và hom bị đốt nóng, lúc đó xảy ra quá trình thốt hơi nước mạnh nên hom rễ bị chết do thối và héo. Nhìn chung nhiệt độ thích hợp cho hom đối với nhiều loài cây ra rễ tốt là 21-27o

C, nhiệt độ giá thể thích hợp là 25-30oC. Với các loài cây vùng lạnh ở vĩ độ cao hoặc vùng cao, nhiệt độ khơng khí trong nhà giâm hom thích hợp là 23-270C, nhiệt độ giá thể thích hợp là 22-240

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

b3. Độ ẩm: trong giâm hom, độ ẩm của môi trường (gồm độ ẩm khơng khí và độ ẩm giá thể) là nhân tố quan trọng quyết định đến khả năng ra rễ của hom. Khi bị tách khỏi cây mẹ hom vẫn cần nước cho các quá trình sinh lý bên trong, đồng thời cũng thoát hơi nước qua lá. Nếu lượng nước hom hút vào nhỏ hơn lượng bay hơi ra thì hom sẽ bị héo, rồi chết. Do vậy trong giâm hom cần phải giảm lượng thoát hơi nước đến mức tối thiểu. Hom cần được đặt vào nơi có độ ẩm khơng khí cao, tối thiểu phải lớn hơn 80% độ ẩm bão hồ. Độ ẩm thích hợp nhất là ở trạng thái gần bão hòa.

Nếu độ ẩm giá thể quá cao, hom rất rễ bị thối và chết; nếu quá thấp, hom không hút được nước dẫn đến bị héo và chết. Do vậy, việc tạo và duy trì độ ẩm thích hợp trong giâm hom là rất quan trọng. Thường người ta duy trì độ ẩm bằng cách phun sương và đặt cây trong nhà kính hoặc lồng Polyetylen. Tùy theo từng giai đoạn mà hom có nhu cầu về độ ẩm khác nhau: thời kỳ chưa ra rễ hom cần độ ẩm lớn, khi ra rễ rồi thì độ ẩm giảm. Độ ẩm giá thể thích hợp cho nhiều lồi cây từ 60-70%. Tuy nhiên, với một số loài khi độ ẩm tăng lên 100% vẫn giữ được tỷ lệ ra rễ cao. Hom hóa gỗ yêu cầu độ ẩm giá thể thấp, hom nửa hoá gỗ yêu cầu độ ẩm giá thể cao hơn.

b4. Ánh sáng: khơng có ánh sáng và khơng có lá, hom sẽ khơng có hoạt động quang hợp, q trình trao đổi chất sẽ khó xảy ra và khơng có hoạt động ra rễ. Nói chung, ánh sáng mạnh đối với hom là có hại. Người ta hạn chế ánh sáng trực xạ chiếu vào hom và thường dùng ánh sáng tán xạ. Với hom của hầu hết các loài cây, việc sử dụng ánh sánh tán xạ thích hợp đều có hiệu quả. Nếu đặt hom ở nơi quá tối, hom sẽ không ra rễ hoặc quá trình ra rễ chậm.

b5. Giá thể giâm hom: giá thể giâm hom (thể nền) có 3 chức năng chính là: giữ hom trong suốt q trình giâm, cho phép thơng khơng khí tốt ở phần đáy hom, cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho hom. Muốn vậy, một thể nền được coi là tốt cần đảm bảo có đủ độ xốp để cho phép

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khí lưu thơng, phải có khả năng giữ ẩm và cho phép thốt nước tốt, duy trì được độ ẩm trong thời gian dài mà không ứ nước, tạo điều kiện cho hệ rễ phát triển tốt; đồng thời phải sạch, không bị nhiễm nấm và nguồn sâu bệnh hại. Nước cũng có vai trị quan trọng trong giâm hom, nước phải đảm bảo sạch, không chứa các nguồn bệnh và các yếu tố gây bệnh khác cho hom.

Khi giâm hom chỉ để tạo cây ra rễ, sau đó cấy hom vào bầu. Giá thể thường được sử dụng là cát tinh, tốt nhất là cát vàng. Khi giâm hom trực tiếp vào bầu, giá thể thường là đất tầng B có khả năng thốt nước tốt, hoặc mùn cưa để mục, xơ dừa băm nhỏ, hoặc có sự trộn lẫn giữa chúng với nhau.

b6. Sử dụng các chất kích thích ra rễ:

- Các Auxin: Auxin có tác dụng sinh lý rất nhiều mặt lên các quá trình sinh trưởng của tế bào, hoạt động của tượng tầng, hiện tượng ưu thế ngọn, tính hướng của thực vật, sự sinh trưởng của quả và tạo quả khơng hạt, đặc biệt là kích thích sự hình thành rễ của hom giâm, trong đó các Auxin được sử dụng nhiều nhất. Các Auxin gồm 2 nhóm là Auxin tự nhiên, hiện nay có IAA (Indol axetic axit) và Auxin tổng hợp là IBA (Indo butyric axit), NAA (naphtalen axit axetic). Trong nhân giống vơ tính thì việc sử dụng auxin để kích thích sự ra rễ là cực kỳ quan trọng và bắt buộc [22].

- Xử lý hom bằng thuốc nước: khi dùng thuốc nước để xử lý hom

thì nồng độ và thời gian sử lý có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm. Nồng độ thấp thì thời gian sử lý dài, nồng độ cao thì thời gian sử lý ngắn. Hiện nay có khuynh hướng sử dụng nồng độ cao 2.000ppm - 3.000ppm để xử lý hom trong thời gian 3-4 giây đã gây lại hiệu quả ra rễ cho hom giâm.

- Xử lý bằng thuốc bột: xử lý bằng thuốc bột là phương pháp đơn giản dễ thao tác, tiện lợi cho sản xuất cây con với quy mơ lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng sinh học và khả năng nhân giống hoa đỗ quyên tại vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)