Các loại sâu, bệnh thƣờng gặp ở Đỗ quyên

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng sinh học và khả năng nhân giống hoa đỗ quyên tại vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai (Trang 25 - 27)

Theo kết quả nghiên cứu của Trần Văn Mão (2001) [14] về các loại sâu, bệnh hại thường gặp ở trên cây hoa Đỗ quyên cho thấy:

Các loại bệnh thường gặp ở Đỗ quyên:

Bệnh thối rễ, bệnh đốm nâu, bệnh đốm đen, bệnh khô lá và bệnh vàng lá.

- Bệnh thối rễ: Sau khi bị bệnh cây khô héo, trên rễ có các đốm nâu, nhiều nước. Bệnh nặng vỏ bị bóc ra, gỗ biến màu đen, trong điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm lớn bệnh dễ phát sinh.

Phương pháp phòng trừ: Trước khi thay chậu cần khử trùng đất,

giữ cho đất tơi xốp, ẩm, tránh tích tụ nước. Nếu phát hiện cây bệnh phải kịp thời xử lý cây và đất chậu. Khi phịng trừ dùng thuốc tím 0,1% hoặc Sunfat sắt 2% tưới vào cây bệnh, dùng nước rửa sạch rồi đưa vào chậu; dùng Topsin 0,1% phun vào chậu cũng có hiệu quả.

- Bệnh đốm nâu. Bệnh đốm nâu là bệnh hại chủ yếu của cây Đỗ quyên. Khi bệnh mới xuất hiện, trên lá có các đốm nhỏ màu nâu rồi lan rộng thành đốm lớn, trên đốm có các điểm đen. Bệnh làm cho lá rụng ảnh hưởng đến sự ra hoa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phương pháp phòng trừ: Cần chú ý để nơi vào nơi thơng thống, khi

bón phân cần tăng cường bón phân tổng hợp N, P, K. Nếu phát hiện lá bị bệnh cần cắt và đốt đi. Khi mới chớm bệnh phun thuốc Booc đô 1% hoặc hợp chất lưu huỳnh vôi 0,40Be. Bệnh đốm nâu và đốm đen có cùng một phương pháp phòng trừ.

- Bệnh vàng lá do thiếu sắt. Trồng trên đất có kiềm thường xuất hiện hiện tượng vàng lá. Có thể phun Sunfat sắt 0,2-0,3% lên cây hoặc đổ dung dịch Sunfat sắt tỷ lệ 1:30 vào lỗ chọc sâu 15cm xung quanh cây để tăng độ chua cho đất.

Các loại sâu hại thường gặp ở Đỗ quyên:

Nhện đỏ, rệp ống, nhện râu ngắn. - Nhện đỏ: chủ yếu gây hại hoa

Phương pháp phòng trừ: bắt diệt, phun thuốc hợp chất lưu huỳnh

vơi 0,50Be, có thể dùng nước ngâm lá Trúc đào, Thanh hao pha loãng để phun, phun DDVT 0,1% để diệt.

- Rệp ống: chủ yếu hại lá, cành non và hoa, làm cho lá vàng xoăn, mất dinh dưỡng ảnh hưởng đến ra hoa.

Phương pháp phòng trừ: cần đặc biệt chú ý đến diệt rệp qua đông.

Mùa đông dùng hợp chất lưu huỳnh vôi 5% để diệt trứng rệp. Cuốc cỏ xung quanh cây để diệt rệp trú ngụ. Kỳ rệp gây hại dùng thuốc Rogor 0,1% phun 3-4 lần.

- Nhện râu ngắn: là một trong những loài sâu nguy hiểm, thường hút nhựa trên lá cành non và gây hại vào mùa hè khơ nóng; mưa nhiều số lượng sâu sẽ giảm bớt.

Phương pháp phòng trừ: trong tháng 10 đến tháng 3 năm sau phun

1 lần hỗn hợp chất lưu huỳnh vôi 0,50Be, hoặc phun Sumithion 0,2% để diệt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng sinh học và khả năng nhân giống hoa đỗ quyên tại vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)