Trên thế giớ

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng sinh học và khả năng nhân giống hoa đỗ quyên tại vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai (Trang 27 - 31)

Theo Nguyễn Thị Thanh Hương, Trần Minh Hợi, Nguyễn Tiến Hiệp (2009) [9], Lê Khả Kế (1969-1976) [12], Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Thời (1998) [20], Đỗ quyên là một nhóm các lồi cây có hoa đẹp và được nhiều người ưa thích ở nhiều nước trên thế giới với vẻ đẹp dịu dàng của nó. Chúng chỉ phân bố tự nhiên ở những vùng núi cao, có khí hậu quanh năm mát mẻ. Với đặc điểm hoa to, màu sắc đẹp và đa dạng nên rất nhiều loài (đặc biệt trong chi Đỗ quyên - Rhododendron L.) được sử dụng trồng và là nguồn để tạo ra hơn 1000 loài lai đẹp dùng làm cây cảnh bán trên thị trường thế giới. Đỗ quyên được coi là những loài hoa vương giả. Chính vì mục đích đó, ở châu Á, châu Âu và châu Mỹ hàng nghìn lồi hoang dại và lai đã được trồng trong các vườn gia đình và nơi cơng cộng.

Họ Đỗ quyên (Ericaceae) trên thế giới có chừng 107-111 chi với khoảng 3400-3500 loài, phân bố rất rộng, đặc biệt tập trung tại vùng Himalaya, Tây Nam Trung Quốc, vài nơi ở châu Úc, Niu-Di-Lân và Nam châu Phi. Ở Việt Nam, họ này hiện gặp 12 chi với khoảng 91 loài. Chi Đỗ quyên (Rhododendron L.) có khoảng gần 40 lồi, phân bố chủ yếu ở vùng núi cao trên 1000m trong hệ sinh thái núi đá và đất.

Chi Đỗ quyên, danh pháp khoa học: Rhododendron (từ tiếng Hy Lạp: rhodos, "hoa hồng", và dendron, "cây"), là một chi thực vật có hoa thuộc họ Thạch nam (Ericaceae). Đây là một chi lớn với khoảng 850- 1.000 lồi và hầu hết các lồi đều có hoa rực rỡ. Đỗ quyên là Quốc hoa của Nepal. Nhiều loài Đỗ quyên được trồng làm cây cảnh, một số lồi có tác dụng chữa bệnh [2].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhất cao chừng 10-100cm, loài lớn nhất, Rh. giganteum, được ghi nhận là cao tới 30m. Lá cây xếp theo hình xoắn ốc; kích thước lá có thể từ 1-2 cm tới hơn 50cm, ngoại lệ là R. sinogrande có lá dài 100cm. Đỗ quyên có thể là cây thường xanh hoặc cây rụng lá theo mùa. Ở một số loài, mặt dưới lá có phủ vảy hoặc lơng tơ. Một số lồi nổi tiếng vì hoa nở thành chùm lớn. Có các lồi ở vùng núi có hoa và lá nhỏ, một số lồi nhiệt đới sống bám ở dạng tầm gửi [3].

Đỗ quyên là chi có phân bố rất rộng, xuất hiện ở hầu khắp Bắc bán cầu ngoại trừ các vùng khô hạn, và trải dài xuống Nam bán cầu ở Đông Nam Á và vùng bắc Australasia. Độ đa dạng lồi cao nhất được tìm thấy ở vùng núi Himalaya từ Uttarakhand, Nepal và Sikkim tới Vân Nam và Tứ Xuyên, ở các vùng núi khác cũng có độ đa dạng cao như ở Đông Dương, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Ngồi ra, có rất nhiều lồi Đỗ quyên nhiệt đới gốc Đông Nam Á và Bắc Úc. Người ta đã ghi nhận 55 loài ở Borneo và 164 loài ở New Guinea. Tương đối ít lồi hơn có tại Bắc Mỹ và châu Âu. Người ta chưa tìm thấy Đỗ quyên ở Nam Mỹ hay châu Phi. Ở Việt Nam có khoảng 30 lồi Đỗ quyên .

Cây Đỗ quyên (Rhododendron af) phân bố tự nhiên ở những vùng có khí hậu quanh năm mát mẻ, thuộc loài cây của vùng á nhiệt đới hoặc ôn đới. Trên thế giới, Đỗ quyên phân bố nhiều ở vùng ôn đới Bắc Mỹ, vùng cao nguyên tiếp giáp Á - Âu và Đông Á, phổ biến ở Nhật Bản, Bắc Triều Tiên và Trung Quốc.

Theo Lê Trần Đức (1997) [6], Trần Hợp (1993) [11], hoa Đỗ quyên

Rhododendron, cịn có tên Đỗ quyên ấn, hồng thụ ấn, thạch nam, thuộc

họ cùng tên Đỗ quyên Ericaceae, ngày nay với kỹ thuật hợp lai phổ biến rộng rãi, khơng chỉ tồn một màu đỏ thắm mà tùy nơi còn mang nhiều sắc trắng, tím, tía, son qua hồng nhiệt, đỏ thẫm, đỏ gạch, đỏ hồng, đỏ xanh, đỏ cam, đỏ vàng,… Nguồn gốc núi cao châu Á nhiệt đới (Nhật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bản, Trung Quốc, Myanmar, Nepal) ngày nay nó mọc hoang và được trồng khắp nơi, ở châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Myanmar, Nepal), cũng như ở châu Âu, châu Mỹ. Là một cây trang trí rất được ưa thích, nó đã được pha giống thành hàng trăm loại đủ cỡ lớn, nhỏ, đủ màu sắc lộng lẫy. Hoa Rh.simsii Planch. (tức Rh.indicum Sweet var. simsii Maxim,

hay var. ignescens Sweet, hay Azalea indica Sims. non Linn) màu đỏ hồng, Rh.kaempferi Planch. màu đỏ cam tươi, Rh.obtusum Planch. màu

trắng, đỏ gạch, đỏ tía, đều thuộc chủng của Rh.indicum Sweet.

Ở các nước như Nhật Bản, Trung Quốc... người ta đã nhân giống thành công hầu hết tất cả các loài Đỗ quyên bằng phương pháp nhân giống giâm hom và gieo hạt. Ngồi ra, họ đã tiến hành nhân giống bằng ni cấy mô tế bào từ hạt và chồi của cây Đỗ quyên. Bên cạnh đó, họ đã tiến hành lai tạo các loài Đỗ quyên với nhau để tạo ra các giống mới có giá trị thương mại cao.

Đỗ quyên là một trong những loài hoa trồng phổ biến nhất trên thế giới và được ưa chuộng bởi sự đa dạng về chủng loại và phong phú về màu sắc. Chính vì thế, hoa ĐQ được nhiều nước trên thế giới trồng theo hướng hàng hóa đầu tư thâm canh cao và trở thành một ngành thương mại lớn. Sản xuất hoa Đỗ quyên đã mang lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế của các nước trồng hoa trên thế giới.

1.3.2. Ở Việt Nam

Những loài cây Đỗ quyên phân bố chủ yếu ở những vùng á nhiệt đới và ơn đới. Đó là những lồi cây có giá trị làm cảnh rất được ưa chuộng ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Hiện nay một số các nhà thực vật học và một số những nhà làm vườn nổi tiếng của các nước đã tổ chức thành một Hiệp hội Đỗ quyên Quốc tế nhằm sưu tầm, nghiên cứu các biện pháp nhân giống và lai tạo các loài Đỗ quyên để phục vụ cho các mục đích bảo tồn và cảnh quan. Ở nước ta các cơng trình nghiên cứu về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đỗ qun cịn rất ít, mới chỉ có một số nhà làm vườn ở Hà Nội và Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh,... đang nghiên cứu thuần hố, nhân giống một số loài Đỗ quyên trong tự nhiên và cấy ghép lai tạo với một số lồi nhập nội để phục vụ cho mục đích làm cảnh. Các cơng trình nghiên cứu khoa học về hoa Đỗ quyên còn hạn chế mới chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu phân loại và tính đa dạng về các lồi Đỗ quyên. Cụ thể mới có một cơng trình nghiên cứu về đổi tên khoa học cho một số loài Đỗ quyên ở nước ta của TS. Nguyễn Tiến Hiệp - Viện Sinh thái và Tài Nguyên Sinh Vật và hiện nay đang nghiên cứu đánh giá các loài Đỗ quyên phân bố ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, Đỗ quyên có ở Vườn Quốc gia Tam Đảo, Bạch Mã, Bà Nà, Đà Lạt, Kon Tum,... Thế nhưng, Đỗ quyên đặc biệt và đẹp vẫn là ở SaPa. Vườn quốc gia Hoàng Liên được coi là trung tâm của các loài Đỗ quyên khác nhau đang trú ngụ. Theo các nhà khoa học nghiên cứu về thực vật dân tộc học và dược học thì Đỗ quyên là một trong những lồi cây đa tác dụng, có giá trị nhiều mặt. Ngồi làm cảnh ra thì có một số lồi dùng để chữa bệnh như Đỗ quyên Mũi, Đỗ quyên Trên Đá, Đỗ quyên Hoa Đỏ. Những lồi hoa Đỗ qun có thể vừa làm cảnh, vừa là một vị thuốc chữa bệnh, sống ở những độ cao khác nhau trong rừng nhiệt đới Hoàng Liên Sơn, trên đường lên đỉnh Fanxipăng. Mùa chính của Đỗ quyên là thời gian sau Tết âm lịch. Đó là thời gian để các lồi Đỗ qun đua nhau khoe sắc, rực rỡ đủ các màu, từ đỏ ối, đỏ nhạt, đến tím đậm, tím nhạt, rồi nhạt dần, nhạt dần về đến trắng; rồi màu vàng, màu xanh nhạt, màu tím. Đỗ quyên đẹp, sống ở độ cao từ 800m so với mực nước biển trở lên. Càng lên cao, Đỗ quyên càng có điều kiện phát triển và nở hoa với những màu sắc rất đằm thắm, dịu dàng [5],[18],[19].

Cho đến nay mới chỉ có một vài nghiên cứu thành công một số phương pháp nhân giống vơ tính (giâm hom) đối với một số lồi dạng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cây bụi cho hoa đẹp và làm cảnh. Những lồi này hầu hết có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và Nhật Bản, được nhân giống ở các khu vực chủ yếu như Đà Lạt, Tam Đảo, Hà Nội, Nam Định ... Những nghiên cứu về phương pháp nhân giống hữu tính (gieo hạt) khơng được quan tâm nhiều do các loài Đỗ quyên được du nhập về Việt Nam thường khơng có khả năng cho quả, cây con sinh trưởng chậm nên hầu như chưa có nghiên cứu nào về phương pháp này ở Việt Nam.

Hiện nay, tại Vườn Quốc gia Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) đã thuần dưỡng và nhân giống thành cơng 6 lồi hoa Đỗ quyên rừng quý hiếm bằng phương pháp giâm hom. Những loài này chỉ sống ở độ cao từ 800 mét trở lên, rất khó di thực và thuần dưỡng khi đưa ra khỏi vùng phân bố tự nhiên. Tại Vườn Quốc gia Tam Đảo, các nhà khoa học mới phát hiện được 6 loại hoa Đỗ quyên với các màu sắc khác nhau như: Đỏ, trắng, vàng, tím nhạt, đỏ nhạt, trắng hồng,... Hoa mọc từng chùm (6 hoa/chùm), bông to từ 5-6 cm, có mùi thơm dịu. Màu sắc của bông hoa và hương thơm đều khác lạ. Đặc biệt mỗi loại hoa nở vào các tháng khác nhau, mùa hoa kéo dài quanh năm.

1.3.3 Tính đa dạng sinh học của hoa Đỗ quyên tại Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên - SaPa - Lào Cai

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng sinh học và khả năng nhân giống hoa đỗ quyên tại vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai (Trang 27 - 31)