Các nghiên cứu về ứng dụng cây hoa Đỗ quyên 1 Trên thế giớ

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng sinh học và khả năng nhân giống hoa đỗ quyên tại vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai (Trang 35)

1.4.1. Trên thế giới

Nghiên cứu về mặt ứng dụng, lá cây Đỗ quyên chứa đựng vitamin C. Lượng sinh tố có nhiều về mùa hè so với mùa đông, có nhiều ở chỗ có ánh nắng mặt trời so với trong bóng râm, tăng lên trước khi mặt trời mọc rồi giảm dần. Ở phần để chiết chứa đựng nhiều flavonoid ở liều lượng 300 mg/kg chữa bệnh viêm phế quản mạn tính rất hiệu nghiệm. Nước chiết từ cây cung cấp một chất thuốc có khả năng ức chế trùng VSH-II, những flavon glucosid ở lá cây Rh. anthopogonoid, cấu chất của

anthorhododendrin hiệu nghiệm trong cuộc trị liệu viêm phế quản. Ở phần chiết của nhiều cây Đỗ quyên khác cũng có tính chất long đờm nhờ những chất farrerol, astragalin, kaempferol, scopoletin, hay ngừa ho nhờ hyperin và quercetin. Chất quercetin này còn có khả năng ức chế những hoại tử khối u ở đại thực bào. Dầu lá cây Rh. dauricum chứa đựng flavon được dùng chữa ho hen và bệnh suyễn. Dùng methanol chiết lá thì được một chất thuốc làm giảm đau. Chiết với ethanol 95%, cây Rh.

cephaluntum cung cấp một chất chromen có khả năng ức chế hoạt động

của 5-lipoxygenase và được dùng chống viêm, dị ứng, hen suyễn [25],[29],[32],[35].

Nghiên cứu của R. De Loose (1968) [33], rễ cây Đỗ quyên Rh. Simsii chứa đựng những flavon như quercetin, kaempferol, hyperin cùng

sitosterol. Bên cạnh acid amin, những kim loại Zn, Fe, Cu, Co, Se, Mn và Cr đã được xác định trong thân cây và rễ cây, lá cây, cùng với triterpen, flavonon glycosid và chất phản oxy hóa "matteucinol", những flavonoid aglycon như quercetin, kaempferol đã được trích chiết làm rượu thuốc Jinjuan.

Ở Nhật Bản, Nepal, Brazil, Turkey và ngay ở châu Âu và châu Mỹ, các loại hoa Đỗ quyên Rh.ponticum, Rh.luteum chứa một chất độc, grayantoxin, được ong hút về cùng nhựa hoa làm mật, ăn vào có thể bị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nôn mửa, hôn mê hay huyết áp giảm xuống, nhịp chim chậm lại. Chất độc này tác động lên cuộc gián phân bạch huyết bào con người. Mang tên andromedotoxin, được phát hiện ở Rh.hunnewellianum hay

acetylandromedol ở Rh.chrysanthum, Rh.campylocarpum và các hoa Đỗ quyên khác cùng họ Đỗ quyên Ericaceae, đồng thời tác dụng lên tim,

nó còn kích thích da cùng các màng nhầy [26],[27], [28].

1.4.2. Ở Việt Nam

Theo các nhà khoa học nghiên cứu về thực vật, dân tộc học và dược học thì ĐQ là một trong những loài cây đa tác dụng, có giá trị về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực. Đa số các loài trong nhóm cho hoa rất đẹp, có thân dáng cây thấp nhỏ vì thế có thể làm cảnh rất đẹp như: Đỗ quyên răng nhỏ, Đỗ quyên mao ngựa, Đỗ quyên hồng, Đỗ quyên lõm, Đỗ quyên loa kèn lớn,.. Một số loài có thể dùng chữa bệnh như: Đỗ quyên mũi, Đỗ quyên trên đá, Bên cạnh đó nhiều loài Đỗ quyên mộc cao khoảng 8-14m, cây cho hoa đẹp, cành lá xum xuê, xanh tốt quanh năm có thể trồng thành rừng tạo cảnh quan, hay trồng cây đường phố phục vụ cho thăm quan, du lịch rất phù hợp [5],[9].

Trong Đông y, Đỗ quyên vị đắng tính bình, hơi độc vào can thận, có tác dụng dưỡng thận khí, bổ thận khu phong, trị âm suy, chân yếu lưng mỏi, yếu sinh lý phối hợp với các vị khác như tật lê, hà thủ ô, ba kích, ngũ gia bì, thỏ ty tử (quả hạt tơ hồng), uy linh tiên, chữa can thận hư, phong hàn thấp, chân tê yếu.

Hoa ĐQ vị chua ngọt, tính ấm, có công dụng hòa huyết, trừ đàm, làm hết ngứa, được dùng để chữa các chứng phong thấp, thổ huyết,…

Lá Đỗ quyên vị chua, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, chủ trị ung thũng, mụn nhọt, xuất huyết do chấn thương, dị ứng, viêm khí phế quản,...

Rễ Đỗ quyên vị chua ngọt, tính ấm, có công dụng hòa huyết, trừ phong thấp, giảm đau; được dùng để chữa các chứng xuất huyết, kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nguyệt không đều, băng lậu, trĩ xuất huyết, lỵ, viêm khớp,...

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng sinh học và khả năng nhân giống hoa đỗ quyên tại vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai (Trang 35)