Nghiên cứu khả năng nhân giống Đỗ quyên bằng phƣơng pháp giâm hom.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng sinh học và khả năng nhân giống hoa đỗ quyên tại vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai (Trang 48)

giâm hom.

Các công thức thí nghiệm

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hƣởng của nồng độ IBA đến khả năng nhân giống Đỗ quyên bằng phƣơng pháp giâm hom

Thí nghiệm gồm 5 công thức về nồng độ, mỗi công thức giâm 30 hom, 3 lần nhắc lại, tổng số hom giâm trong thí nghiệm: 450. Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh

Công thức 1: không xử lý (ĐC) Công thức 2: nồng độ 500ppm Công thức 3: nồng độ 750ppm Công thức 4: nồng độ 1000ppm Công thức 5: nồng độ 1250ppm

Các công thức đồng đều về kích thước hom giâm và cùng 1 thời vụ và các điều kiện chăm sóc.

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời vụ giâm hom đến khả năng nhân giống Đỗ quyên bằng phƣơng pháp giâm hom

Thí nghiệm gồm 5 công thức về thời vụ, mỗi công thức giâm 30 hom, 3 lần nhắc lại, tổng số hom giâm trong thí nghiệm: 450. Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh

Công thức 1: giâm hom tháng 5 Công thức 2: giâm hom tháng 6 Công thức 3: giâm hom tháng 7 Công thức 4: giâm hom tháng 8 Công thức 5: giâm hom tháng 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong thí nghiệm không sử dụng chất kích thích sinh trưởng, các công thức đồng đều về kích thước hom giâm và các điều kiện chăm sóc.

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hƣởng của độ dài hom giâm đến khả năng nhân giống Đỗ quyên bằng phƣơng pháp giâm hom

Thí nghiệm gồm 5 công thức về độ dài của hom giâm, mỗi công thức giâm 30 hom, 3 lần nhắc lại, tổng số hom giâm trong thí nghiệm: 450. Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh

Công thức 1: giâm hom dài 3cm Công thức 2: giâm hom dài 6cm Công thức 3: giâm hom dài 9cm Công thức 4: giâm hom dài 12cm Công thức 5: giâm hom dài 15cm

Trong thí nghiệm không sử dụng chất kích thích sinh trưởng, các công thức đồng đều về các điều kiện chăm sóc và cùng 1 thời vụ giâm.

Sơ đồ bố trí các thí nghiệm giâm hom

Nhắc

lại Công thức thí nghiệm

I 1 2 3 4 5

II 4 5 1 2 3

III 2 3 5 1 4

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

- Tỷ lệ ra mô sẹo (%): có hình thành mô sẹo ở chân hom. - Tình hình ra rễ (%): có hình thành mầm rễ ở chân hom. - Tỷ lệ bật mầm (%): các mắt ngủ trên hom nẩy mầm. - Tỷ lệ hom sống (%): hom ra rễ và nẩy mầm

- Chiều cao hom (cm), số lá/hom (lá/hom) - Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn xuất vườn (%):

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cây xuất vườn phải là cây có màu xanh lục, thân cứng và bắt đầu hóa gỗ, cây có bộ rễ khỏe, tuổi từ 6 - 7 tháng, chiều cao từ 15 - 20cm, số lá từ 7 - 10 lá, không có biểu hiện của sâu bệnh.

Điều kiện và qui trình thí nghiệm a1. Chuẩn bị thể nền

+ Nền được làm bằng đất tầng B đóng trong bầu PE kích thước 711 cm: Yêu cầu đất phải tơi xốp, thoáng khí không chứa nguồn mầm bệnh.

+ Luống giâm hom được xây bằng gạch, xung quanh có gờ cao 20cm, luống có chiều rộng 1m, chiều dài 2,5m. Trên luống được chụp lồng sắt, phủ nilông trắng. Lồng có chiều dài 2,5m, rộng 1m, cao 0,8m.

Luống được xây trong nhà giâm hom, nhà giâm hom có mái tre bằng lưới đen với độ chiếu sáng 50%.

Trước khi cắt hom 12 giờ chúng ta tưới thuốc tím đều và liên tục trên giá thể ở nồng độ 0,1%, tưới sao cho thuốc tím thấm sâu đều xuống dưới nền khoảng 4 - 5cm và tưới xung quanh gờ của luống, để diệt khuẩn, chống sâu bệnh hại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước khi cắm hom 30 phút ta tưới một lần bằng nước sạch. a2. Chuẩn bị hom.

Chọn cây mẹ để lấy hom: Cây mẹ được chọn là những cây ĐQ sinh trưởng nhanh về đường kính, chiều cao và không bị sâu bệnh, tránh những cây mẹ già tuổi. Vì công việc chọn hom rất quan trọng nó đóng vai trò quyết định đến sự thành công của thí nghiệm nên sau khi chọn được cây mẹ tốt chúng ta tiến hành tỉa, cắt những cành gần gốc nhằm tạo chồi gốc mới làm vật liệu cho giâm hom.

Hom chọn phải đồng đều, được lấy từ các chồi mọc gần gốc hoặc chồi vượt, còn màu xanh không quá già, quá non: nếu hom quá già thì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khả năng ra rễ kém, nếu chọn hom quá non thì rễ bị mất nước dẫn đến héo rồi chết.

a3. Dụng cụ cần thiết

+ Dao thật sắt, kéo cắt cành

+ Nước để phun lên lá giữ ẩm và mát

+ Biển ghi để phân biệt các công thức thí nghiệm

+ Chất điều hòa sinh trưởng để thúc đẩy quá trình ra rễ và tạo bộ rễ tốt hơn.

a4. Xử lý hom

Hom được lấy về phải xử lý ngay không được để lâu tránh hiện tượng mất nước. Hom lấy phải lành lặn, không dập, xước.

Cắt hom một cách gọn sắc thường không nên cắt chính xác ngay bằng độ dài của hom giâm mà nên cắt hơi dài một chút, rồi sau đó tỉa bỏ phần này, chỉ nên lấy hom ngọn (một chồi) chiều dài của hom tùy thuộc vào từng loài:

Ví dụ: Số lá để lại trên hom từ 3 - 4 lá, mỗi lá được cắt tỉa chỉ để lại 1/3 phiến lá, tỉa bỏ phần dưới gốc hom để sao cho khi cắm hom vào giá thể lá không bị chôn vùi nếu không thì lá này sẽ bị thối.

Khi cắt hom xong phải nhúng ngay vào nước sạch để hom luôn tươi, tránh tình trạng mất nước và nguồn gây bệnh.

Sau đó ngâm hom vào dung dịch Benlat (0,5%) trong 10 - 15 phút thì vớt ra đặt vào khu giâm hom, sau khi tạo lỗ bằng que nhỏ (sâu 1,5 - 2cm), chấm phần cắt của hom vào thuốc kích thích ra rễ.

a5. Cắm hom và chăm sóc hom

Sau khi hom được sử lý cắm trực tiếp vào giá thể, sâu theo từng công thức. Hom được chăm sóc trong lồng Polietylen với hệ thống phun sương bằng dụng cụ bình phun thuốc trừ sâu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong quá trình chăm sóc hom giâm ươm cần thường xuyên theo dõi các nhân tố môi trường:

- Độ ẩm: được duy trì ở mức cao tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển của hom

- Nhiệt độ: nhiệt độ trong lồng PE phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ ngoài trời, tưới nước có thể làm giảm nhiệt độ.

- Ánh sáng: ánh sáng trong lồng PE là ánh sáng tán xạ, hơn thế nữa ánh sáng này đã được giảm 50% khi đi qua lưới đen. Ở giai đoạn đầu hom giâm cần ánh sáng, thời gian chiếu sáng ít và tăng dần về sau.

Tiến hành chăm sóc

Việc chăm sóc hom là giai đoạn đầu rất quan trọng. Trong giai đoạn này hom chưa thể hút nước nên phải thường xuyên phun ẩm, phải thường xuyên theo dõi nhằm có chế độ tới nước hợp lý: Nếu thời tiết râm mát cần tưới 4 lần/ngày, nếu thời tiết khô nóng cần tưới 6 lần/ngày. Mục đích nhằm làm cho lá hom luôn tươi và có nước đọng trên lá. Nhưng nếu tưới quá nhiều thì hom sẽ bị thối và chết. Cứ sau 1 tuần thì phun Benlat 1 lần lên trên mặt luống, thành luống, nilong và xung quanh khu vực giâm hom.

Nhiệt độ là một trong những nhân tố quyết định đến tốc độ ra rễ của hom giâm, nên duy trì nhiệt độ nhà giâm từ 23 - 270C, nhiệt độ giá thể từ 22 - 340C.

Phủ nilon trắng đục để nhận được ánh sáng một cách tốt nhất, nếu có lá vàng rụngphải nhặt bỏ tránh là nơi ủ mầm bệnh.

Quan sát bộ phận lá xanh, có chồi nhú thì có thể đã xuất hiện rễ, lúc này một tay lấy que bẩy nhẹ và tay kia nâng đỡ đưa hom lên để theo dõi ra rễ. Thu thập và xử lý số liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng sinh học và khả năng nhân giống hoa đỗ quyên tại vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai (Trang 48)