Lấy tinh dầu: có nhiều loại cho tinh dầu như Rh. thymifolium; tùy chủng loại khác nhau mà có hàm lượng tinh dầu khác nhau (từ 0,7 - 3%).
Hoa của một số loài Đỗ quyên có thể làm thực phẩm, vỏ và lá có thể dùng để chưng cất tanin.
Gỗ của một số cây to có thể dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ có giá trị, đồ gia dụng bền chắc.
Đỗ quyên còn có tác dụng giữ đất, giữ nước: do cây có bộ rễ phát triển, ở trên núi cao thường mọc thành từng rừng cây bụi dày đặc có tác dụng giữ đất chống sói mòn [5],[6].
1.5. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đa dạng sinh học hoa Đỗ quyên quyên
Đỗ quyên là một trong những loài hoa cảnh rất được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới bởi vẻ đẹp dịu dàng của nó. Cây có nguồn gốc ôn đới, mọc nhiều ở những vùng núi cao, thích hợp với khí hậu mát mẻ quanh năm. Đỗ quyên rất sợ nắng và nơi không thoát nước (vì thế Rhodonendron còn được gọi là họ cây khô). Rhododendron rất đa dạng phong phú về chủng loại, kích cỡ và màu sắc. Trên thế giới, Đỗ quyên phân bố nhiều ở vùng ôn đới Bắc Mỹ, vùng cao nguyên tiếp giáp Á - Âu và Đông Á, khá phổ biến ở Nhật và Bắc Triều Tiên. Hoa Đỗ quyên cũng hay được nhắc đến trong các tác phẩm nghệ thuật như thi ca và hội họa Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc...Ở Việt Nam, Đỗ quyên có ở những vùng núi cao như Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo, Bạch Mã, làng Trình Xuyên bên bờ sông Trà Lý phụ cận thành phố Nam Định [11].
Đỗ quyên là loài cây đặc trưng cho những khu vực á nhiệt đới và ôn đới. Chính vì vậy Sa Pa được coi là môi trường sống lý tưởng cho các loài Đỗ quyên và cũng là trung tâm đa dạng về Đỗ quyên của Việt Nam, theo Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Thời (1998) [20], khu vực dãy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
núi Hoàng Liên - Sa Pa là một trong những trung tâm đa dạng Đỗ quyên của Việt Nam. Trong đó có những loài cho hoa rất đẹp, có giá trị làm cảnh cao như các loài: Đỗ quyên chén (Rhododendron sinofanconeri),
Đỗ quyên ly (Rhododendron lyi), Đỗ quyên lá hẹp (Rhododendron
tanastylum), Đỗ quyên huyền diệu (Rhododendron exellens), Đỗ quyên
flơri (Rhododendron fleuryi), Đỗ quyên lưu huỳnh (Rhododendron
sulphureum), Đỗ quyên lá trứng (Rhododendron ovaltum), Đỗ quyên
lõm (Rhododendron emarginatum), Đỗ quyên mộc (Rhododendron
arborem). Trong những năm gần đây do nhu cầu chơi cây cảnh ngày
càng cao do đó những người dân địa phương và những người săn tìm Đỗ quyên đã tập trung khai thác vô ý thức một số loài cây Đỗ quyên trong tự nhiên về thuần hoá trong vườn nhân tạo, điều này đã dẫn đến một số loài đang có nguy cơ bị đe doạ rất lớn trong môi trường tự nhiên. Nếu như trước kia dọc theo con đường từ Ô Quí Hồ đi Bản Khoang và con đường đi Thác Bạc (thuộc Sa Pa) là rực rỡ những cánh hoa muôn màu sắc của các loài Đỗ quyên cứ mỗi độ xuân về thì hiện nay hầu như không còn nữa. Mặt khác những nạn cháy rừng, những hiện tượng khai thác bừa bãi của người dân địa phương đã làm mất đi môi trường sống của một số loài. Một số loài có môi trường sống hẹp do vậy khi bị phá vỡ môi trường sống nó đã bị suy thoái trong tự nhiên. Xét về mặt sinh thái học thì các loài Đỗ quyên trong khu vực Sa Pa đóng một vai trò nhất định trong cấu trúc tổ thành loài của một số các trạng thái rừng như: Trạng thái rừng ôn đới Sorbus, thảm thực vật ôn đới nguyên sinh, thảm cây bụi nguyên sinh,... Xét về mặt kinh tế thì những loài cây Đỗ quyên cho các giá trị kinh tế về cây làm cảnh, cây làm thuốc, và một số cây cho quả ăn. Đặc biệt những loài cây Đỗ quyên góp phần tôn tạo cảnh quan du lịch trong việc phát triển du lịch sinh thái của huyện [9],[18].
Với những lý do trên mà việc nghiên cứu các giải pháp nhằm phát triển một số loài Đỗ quyên đang có nguy cơ bị đe doạ trong địa bàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
huyện Sa Pa là rất cần thiết và cấp bách. Nó góp phần to lớn trong công tác phát triển, bảo tồn và ngăn chặn các tổn thất đa dạng sinh học trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên, đồng thời đáp ứng được các nhu cầu về mục đích sử dụng hoa Đỗ quyên của người Việt Nam nói riêng và của toàn thế giới nói chung.