Điều tra, khảo sát ngoài thực địa kết hợp thu mẫu vật, mô tả tình hình sinh trƣởng của các loài Đỗ quyên.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng sinh học và khả năng nhân giống hoa đỗ quyên tại vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai (Trang 44)

tình hình sinh trƣởng của các loài Đỗ quyên.

Công tác điều tra thực địa:

- Trên các tuyến điều tra điển hình: kết hợp quan sát bằng mắt với việc sử dụng thiết bị ống nhòm chất lượng cao nhằm xác định loài ĐQ phân bố tự nhiên và thu mẫu tiêu bản phục vụ công tác phân loại, định tên các loài ĐQ khu vực Hoàng Liên.

- Trên những khu vực điểm điển hình: thực hiện điều tra theo phương pháp ô tiêu chuẩn điển hình cho các dạng địa hình cơ bản của núi Hoàng Liên như khu vực quanh đỉnh Fansipan, thung lũng, khe suối. Lập các ô tiêu chuẩn diện tích 1.000 m2, tiến hành xác định và thu toàn bộ mẫu các loài ĐQ bắt gặp trong quá trình điều tra phục vụ công tác phân loại, định tên các loài ĐQ khu vực Hoàng Liên.

+ Dụng cụ thu mẫu: Cặp hay túi đựng mẫu, giấy báo, dây buộc, nhãn, kim chỉ, bút chì 2B, sổ ghi chép, cồn.

+ Phương pháp thu mẫu: Dùng túi Polyetylen (PE) để đựng mẫu, không dùng cặp gỗ như trước đây nhằm tránh vừa cồng kềnh, vừa khó bảo quản. Quá trình thu mẫu có sổ ghi chép riêng, nhãn, băng dính giấy có thể viết được và kéo cắt cành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mỗi mẫu được thu phải có đầy đủ các bộ phận, nhất là cành, lá và hoa (đối với cây lớn) và cả cây (đối với cây bụi), nếu thu được mẫu có cả quả thì càng tốt.

Mỗi loài thu từ 3-10 mẫu để vừa nghiên cứu các biến dạng của loài, vừa để trao đổi.

Các mẫu thu được trên cùng 1 cây đánh cùng một số hiệu mẫu, đánh số theo năm tháng thu mẫu và không phụ thuộc vào các đợt thu mẫu trước đó. Ví dụ: đợt nghiên cứu vào tháng 9/2004, đánh số 049 là gốc và sau đó lần lượt ghi số thứ tự mẫu thu được từ số 01 trở đi cho đến hết đợt thu mẫu đó. Khi thu mẫu, ghi chép ngay những đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên như kích thước cây, đặc điểm vỏ cây,… chú ý nhất là ghi chép thông tin về các đặc điểm dễ mất sau khi khô như màu sắc của hoa, quả và mùi vị.

+ Xử lý và bảo quản mẫu: Sau 1 ngày lấy mẫu hiện trường, mẫu được đeo nhãn ngay. Nhãn chỉ ghi số hiệu mẫu, còn các thông tin về mẫu được ghi vào sổ ghi chép gồm các nội dung

. Số hiệu mẫu

. Địa điểm và nơi lấy: tỉnh, huyện, xã, thôn, khu vực nào; mọc ven suối, chân sườn hay đỉnh núi.

. Đặc điểm quan trọng: cây gỗ hay dây leo, chiều cao, đường kính, màu sắc của lá, hoa, quả,…

. Đặc điểm sinh thái: môi trường sống, độ cao so với mực nước biển, địa hình.

. Người lấy mẫu và ngày lấy mẫu

Khi ghi nhãn cho mẫu phải dùng bút chì mềm, tuyệt đối không dùng bút bi, bút mực nhằm tránh bị mất thông tin khi ngâm tẩm mẫu. Sau mỗi ngày mang mẫu về nơi ở, mẫu phải được xử lý ngay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

. Bảo quản mẫu: sau khi cắt tỉa qua mẫu, chúng ta dùng giấy báo bọc ngoài rồi bó chặt lại và cho các bó mẫu vào túi PE cỡ lớn (mỗi túi có thể chứa được nhiều bó mẫu). Dùng cồn đổ cho thấm các tờ báo và buộc chặt lại để chuyển về nơi có điều kiện sấy khô, cách làm này giúp giữ mẫu được tươi lâu trong vòng 1 tháng mà không cần phải sấy khô ngay. Mục đích là để giết các loại men làm rụng lá, hoa, quả.

+ Ép mẫu: trước khi sấy mẫu, chúng ta ép phẳng mẫu trên giấy báo dày đảm bảo phiến lá được duỗi hoàn toàn, không bị quăn mép, các bộ phận của hoa hoặc quả được mở hoặc bổ ra để tiện cho việc phân tích, ép và sấy mẫu. Tập mẫu ép giữa các lớp giấy báo dày và tấm alumin thoát nhiệt sẽ được bó chặt giữa đôi cặp ô vuông (mắt cáo) trước khi cho mẫu vào tủ sấy mẫu.

+ Sấy mẫu: mẫu sau khi ép cần được sấy ngay, khi sấy cần chú ý để mẫu dựng đứng nhằm giúp nước bốc hơi dễ dàng và mẫu chóng khô. Hàng ngày, phải thay giấy báo mới giúp mẫu chóng khô.

+ Tẩm mẫu: do mẫu được xử lý tẩm cồn vì vậy cần mở các bó mẫu để cho cồn bốc hơi trước khi dùng báo mới ép mẫu lại nhằm hạn chế mùi khó chịu trong khi sấy.

- Xác định và kiểm tra tên khoa học: đồng thời với việc xử lý mẫu thành những tiêu bản đạt yêu cầu, để tiến hành xác định tên loài chúng tôi phải dùng phương pháp chuyên gia, thực hiện theo trình tự gồm các bước như sau:

+ So mẫu: để có tên sơ bộ cho mẫu, tiến hành so sánh mẫu cần xác định với bộ mẫu có sẵn tại phòng mẫu cây khô (tạm gọi là mẫu chuẩn) lưu giữ tại phòng bảo tàng thực vật, trường Đại học khoa học tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện điều tra quy hoạch rừng. Khi định tên khoa học, chúng tôi tiến hành phân tích các mẫu dựa trên các đặc điểm của cành, là, hoa và quả,…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Xác định tên loài: các tài liệu chính dùng trong quá trình xác định tên khoa học loài gồm:

. Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1991 - 1993, 1999 - 2000) . Cây gỗ rừng Việt Nam (1971 - 1988)

. Vân Nam thực vật chí (Trung văn)

. Thực vật chí Đông Dương (Flore gélérale de l’ Indo-chine, H.Lecomte, 1907 - 1952)

. Thực vật chí Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam (Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam, Aubréville A. et al, 1960 - 1997)

. Flora of China và Flora of China - Illustration, 1994 - 2000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997).

+ Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2001 - 2003).

+ Kiểm tra tên khoa học: Khi đã có đầy đủ tên loài, tiến hành kiểm tra lại các tên khoa học để đảm bảo tính hệ thống, tránh sự nhầm lẫn và sai sót.

* Thu tập, tổng hợp và thừa kế các kết quả của các công trình, tài liệu điều tra nghiên cứu về loài Đỗ quyên đã công bố của các tác giả trong và ngoài nước.

* Thu thập tình hình khai thác sử dụng của người dân địa phương. * Thu thập về thông tin thị trường tiêu thụ và nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp kinh doanh về cây cảnh.

* Thu thập các thông tin về đặc tính sinh thái của tất cả các loài thuộc họ Đỗ quyên có phân bố ở dãy núi Hoàng Liên.

* Thu thập các thông tin về tình hình tái sinh của các loài cây thuộc họ Đỗ quyên (chu kỳ thời gian ra hoa kết quả và sinh trưởng của một số loài Đỗ quyên lựa chọn).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đồng thời, thu thập các thông tin liên quan về thị trường tiêu thụ sản phẩm một số loài Đỗ quyên cùng nhu cầu sử dụng cây Đỗ quyên làm cảnh của các công ty, khách sạn, nhà hàng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng sinh học và khả năng nhân giống hoa đỗ quyên tại vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai (Trang 44)