3.1. Điều kiện hình thành và phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đạ
3.1.3. Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ
đại ở Việt Nam
3.1.3.1. Cơ hội
Với dân số hơn 86 triệu người và dự báo năm 2020 sẽ tăng lên thành 100 triệu người, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường có quy mơ lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, thu nhập khả dụng bình qn đầu người của Việt Nam ngày một tăng cùng với tốc độ tăng tiêu dùng của người dân cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế (7,7% so với 7,5%) càng chứng tỏ Việt Nam là một thị trường bán lẻ đầy tiềm năng. Mặt khác, cơ cấu dân số Việt Nam đang dần trẻ hoá, hiện 57% dân số Việt Nam dưới 30 tuổi và dự báo 15 năm sau, tỷ lệ này sẽ là 50% [3]. Tầng lớp
dân số trẻ năng động, thích mua sắm theo phong cách mới cũng là một thuận lợi lớn cho sự phát triển của các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại tại Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hố và dịch vụ của các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại tại Việt Nam ln duy trì ở mức cao (bình quân trên 20%) trong các năm gần đây, Tuy nhiên, các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại ở Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội mới chỉ đáp ứng được 20 – 30% nhu cầu của người tiêu dùng, 70 – 80% còn lại do chợ và các cửa hàng nhỏ lẻ đáp ứng [4]. Vì vậy, mức độ hấp
dẫn và nhu cầu về đầu tư phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại ở Việt Nam là rất cao.
Ngoài ra, bên cạnh thuận lợi như am hiểu về thị trường, hiểu rõ văn hoá, thị hiếu tiêu dùng, tập quán, thói quen mua sắm của người Việt Nam, doanh nghiệp bán lẻ trong nước vận hành kinh doanh các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại thời gian qua đã tích luỹ được nhiều kiến thức, kinh nghiệm để có thể nhanh chóng phát triển chuỗi cửa hàng và tăng hiệu quả kinh doanh. Đây cũng là lợi thế mà các doanh nghiệp bán lẻ trong nước có thể tận dụng để tăng thêm sức cạnh tranh cho các chuỗi cửa hàng bán lẻ hiện đại của mình trước sự xâm nhập của các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới.
3.1.3.2. Thách thức
Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước tuy đang đứng trước cơ hội phát triển lớn nhưng tiềm lực và khả năng lại có hạn. Thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước là phải cạnh tranh khơng cân sức với các tập đồn bán lẻ đa quốc gia có tiềm lực về tài chính hùng hậu, có thế mạnh về thương hiệu, công nghệ quản lý và kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ hiện đại. Trong khi các tập đồn này có thể đầu tư hàng chục triệu USD để xây dựng các cơ sở bán lẻ hiện đại quy mô siêu lớn và thậm chí sẵn sàng chịu lỗ để thu hút khách hàng thì các doanh nghiệp bán lẻ trong nước ln gặp những khó khăn nhất định về nguồn vốn, nhân lực và công nghệ khi triển khai các dự án phát triển loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại của mình. Thực tế là trình độ quản lý, kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước còn thấp, lại thiếu kinh nghiệm trong xây dựng và vận hành kinh doanh các cơ sở bán lẻ hiện đại, nhất là những chuỗi cửa hàng quy mô lớn.
Bên cạnh sự bành trướng của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, nhất là các doanh nghiệp nhỏ còn phải đối mặt với nguy cơ xuất hiện ngày càng nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn nhằm chiếm lĩnh thị trường bán lẻ Việt Nam. Trong khi đó, đa số các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đều yếu trong việc liên kết, hợp tác cùng phát triển với các doanh nghiệp khác.
Một thách thức cũng không kém phần quan trọng với các doanh nghiệp bán lẻ hiện nay đó là vấn đề tìm mặt bằng để xây dựng cửa hàng bán lẻ hiện đại. Hiện nay giá thuê mặt bằng ở Việt Nam đang rất cao, đặc biệt là tại Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Theo báo cáo của hai cơng ty tư vấn bất động sản có uy tín tại Việt Nam là Savills và CBRE (CB Richard Ellis), giá thuê mặt bằng trung bình tại Tp. Hồ Chí Minh hiện nay là 60 – 100 USD/m2/tháng; thậm chí tại các quận trung tâm giá th có thể lên đến 250 USD/m2
/tháng [27]. Ngồi thực tế giá th mặt bằng vơ cùng đắt đỏ, hiện nay quỹ đất ở trung tâm các thành phố lại ngày càng eo hẹp. Theo bà Nguyễn Thị Ánh Hoa - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Đông Hưng, chủ đầu tư chuỗi hệ thống siêu thị Citimart - cho biết: “Giới kinh doanh siêu thị chúng tơi thường ví mặt bằng như vàng rịng. Diện tích lý tưởng để mở một siêu thị phải từ 2.000 m2 trở lên, nhưng với thực trạng quĩ đất ở trung tâm các thành phố ngày càng eo hẹp, mặt bằng có diện tích trên 2.000 m2
đang được xếp vào loại cực hiếm…”
[28]
Cuối cùng, khi các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới vào Việt Nam, nguy cơ về sự lép vế của hàng Việt Nam đối với hàng ngoại nhập là không hề nhỏ. Với vị thế của mình, các tập đồn bán lẻ nước ngồi ln đưa ra tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng hàng hoá, điều kiện giao hàng, yêu cầu mức chiết khấu cao với các nhà cung cấp nội địa. Nếu nhà sản xuất trong nước không thể đáp ứng được những yêu cầu như vậy, đó sẽ là lý do hợp lí cho các tập đồn bán lẻ hợp tác, bắt tay với các nhà sản xuất nước ngồi đang muốn đưa hàng hố của họ thâm nhập thị trường Việt Nam. Khi đó, các nhà sản xuất và cung cấp hàng hố trong nước có thể sẽ phải gánh chịu những tổn thất nặng nề, đặc biệt là tầng lớp nông dân, những người sản xuất ra mặt hàng nông sản thực phẩm và chiếm tới 2/3 dân số Việt Nam. Đây không chỉ là một thách thức lớn đối với ngành bán lẻ mà còn đối với cả nền kinh tế Việt Nam; nếu khơng quản lí tốt, Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ mất khả năng kiểm soát kênh phân phối hàng hoá, dẫn đến nền kinh tế quốc gia bị mất tự chủ và tính bền vững trong quá trình phát triển.
3.2. Xu hƣớng phát triển của ngành bán lẻ và các loại hình tổ chức bán lẻ hiện