chức bán lẻ hiện đại ở Việt Nam
3.3.1. Quan điểm phát triển
Phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại phải dựa vào đặc điểm và phù hợp với xu hướng phát triển chung của ngành bán lẻ cũng như của từng loại hình tổ chức bán lẻ trên thế giới; đồng thời phải thích ứng với điều kiện kinh tế - xã hội, với bản sắc dân tộc, tập quán, thói quen mua sắm, tiêu dùng, thu nhập và mức sống của người tiêu dùng ở từng địa phương, từng khu vực.
Phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại một mặt phải dựa trên sự đa dạng, mặt khác phải dựa trên sự đồng bộ cả về loại hình tổ chức, về quy mô, phương thức hoạt động cũng như về hình thức sở hữu và thành phần kinh tế tham gia; đồng thời, việc phát triển phải bảo đảm tính hệ thống của bản thân các loại hình tổ chức bán lẻ này.
Quan tâm phát triển các cơ sở bán lẻ hiện đại quy mô nhỏ và vừa, đồng thời thúc đẩy phát triển các cơ sở bán lẻ hiện đại quy mơ lớn. Chuỗi cửa hàng bán lẻ có phạm vi thị trường rộng đóng vai trị nịng cốt, dẫn dắt thị trường để định hướng, gắn kết sản xuất với tiêu dùng. Cơ cấu loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại phải phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển của từng giai đoạn. Khuyến khích phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại; nhưng phải bảo đảm sự phát triển hài hoà, cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở bán lẻ hiện đại và các cơ sở bán lẻ truyền thống, giữa các cơ sở trong từng loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại với nhau.
Phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại phải phù hợp với lộ trình cam kết đa phương và song phương về mở cửa thị trường bán lẻ, góp phần tạo thế chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Coi việc phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại, nhất là phát triển chuỗi cửa hàng, vừa là trụ cột, vừa là động lực trong việc thực hiện chính sách hiện đại hoá ngành thương mại nội địa Việt Nam.
Phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại phải dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích nhằm huy động tối đa và phân bổ hợp lí các nguồn lực đầu tư trong nước, cũng như thu hút có chọn lọc các nguồn lực đầu tư từ nước ngoài; trước hết
ưu tiên các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính và uy tín trong hoạt động bán lẻ, nắm vững cơng nghệ bán lẻ hiện đại, có kinh nghiệm trong đầu tư xây dựng và vận hành kinh doanh các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại, có mạng lưới cơ sở bán lẻ rộng khắp, có năng lực trong định hướng và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu hàng hoá phát triển.
Phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại, nhất là trong đầu tư xây dựng các cơ sở bán lẻ quy mơ lớn phải tính đến sự phù hợp với q trình đơ thị hố, phù hợp với các loại quy hoạch liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại phải dựa trên cơ sở và đi đôi với việc thực hiện các tiêu chuẩn loại hình, tiêu chuẩn thiết kế và cơ chế vận doanh nhằm bảo đảm hiệu lực quản lý của Nhà nước, tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đáp ứng với yêu cầu tạo lập mơi trường cạnh tranh bình đẳng. Chú trọng đến việc bảo đảm lợi ích hoạt động của các loại hình bán lẻ truyền thống và lợi ích xã hội có liên quan đến các loại hình phân phối hàng hố nói chung nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành và của đất nước trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội chưa cao như của Việt Nam. Tránh đưa các quy định quá khắt khe kìm hãm sự phát triển hoặc các chính sách khuyến khích, hỗ trợ quá mức làm xấu đi môi trường đầu tư.
3.3.2. Định hướng phát triển
3.3.2.1. Định hướng phát triển về loại hình
Tuỳ theo đặc điểm thị trường của từng địa bàn, ưu tiên và đẩy mạnh phát triển một số loại hình cơ sở bán lẻ hiện đại cụ thể sau đây: siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng giá rẻ (đặc biệt là loại hình cửa hàng hội viên dạng nhà kho), trung tâm thương mại – trung tâm mua sắm. Các loại hình nêu trên phải hướng tới vận hành theo chuỗi hoặc được hình thành trên cơ sở phát triển của chuỗi cửa hàng hiện hữu. Lấy phương thức nhượng quyền làm phương thức chủ đạo để phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi. Trên cơ sở tạo quy mô kinh doanh đủ lớn để tổ chức hệ thống logistic, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí chuỗi cửa hàng để các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại thực sự trở thành lực lượng vật chất có khả
năng tác động, định hướng sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng. Với điều kiện Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới, cần chú trọng phát triển quy mô chuỗi cửa hàng, tức là tăng nhanh số lượng cửa hàng quy mô vừa và nhỏ trong chuỗi hơn là tập trung vào xây dựng các cơ sở bán lẻ quy mô lớn. Định hướng phát triển này sẽ hạn chế được ảnh hưởng bất lợi đối với các loại hình bán lẻ truyền thống và khơng gây ra biến động lớn, tác động xấu tới ổn định kinh tế - xã hội.
3.3.2.2. Định hướng về quy hoạch
Việc quy hoạch, bố trí mặt bằng để xây dựng các cơ sở bán lẻ hiện đại, nhất là các cơ sở bán lẻ quy mô lớn, phải bảo đảm đủ không gian phát triển và tránh để các cơ sở bán lẻ quá gần nhau dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh. Ở các đô thị lớn do điều kiện mặt bằng tại khu vực trung tâm không thuận lợi, cần hướng quy hoạch phát triển các trung tâm mua sắm và cửa hàng giá rẻ quy mô lớn (như đại siêu thị, cửa hàng hội viên dạng nhà kho,…) ra khu vực ngoại ô. Tuy nhiên, do các đô thị ở Việt Nam, kể cả các đô thị lớn, vẫn trong quá trình phát triển, mở rộng không gian và tăng dân số cơ học nên rất có thể các khu đơ thị mới ở ngoại ô trong tương lai sẽ trở thành nội đô. Do vậy, các dự án xây dựng các cơ sở bán lẻ quy mô lớn ở những khu vực này phải tính đến q trình mở rộng đơ thị trong tương lai.
3.3.2.3. Định hướng về chủ đầu tư các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại
Khơng phân biệt loại hình doanh nghiệp và thành phần kinh tế trong đầu tư xây dựng và vận hành các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại. Trên cơ sở thực hiện đúng lộ trình cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối, cần thu hút đầu tư nước ngồi vào các loại hình cơ sở bán lẻ quy mô lớn đặt ở vùng ngoại ô các thành phố lớn.
Trước mắt, chủ yếu hướng các tập đoàn và doanh nghiệp bán lẻ trong nước đầu tư xây dựng và vận hành các cơ sở bán lẻ hiện đại quy mô vừa và nhỏ nằm ở các khu dân cư, khu vực nội thành, nội thị. Ngoài ra, để xây dựng các cơ sở bán lẻ quy mô lớn, doanh nghiệp bán lẻ trong nước nên liên doanh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài; bởi trong điều kiện Việt Nam hiện nay, một mình các doanh nghiệp trong nước khó có thể đáp ứng đủ các điều kiện về vốn, trang thiết bị, công nghệ tổ
chức, quản lý,… cho việc đầu tư xây dựng các cơ sở bán lẻ quy mô lớn như các trung tâm mua sắm cấp vùng, đại siêu thị,…
3.3.2.4. Định hướng trong xây dựng hạ tầng của các cơ sở bán lẻ hiện đại
Hạ tầng cơ sở các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại phải bảo đảm đủ tiêu chuẩn về diện tích mặt bằng, hệ thống thơng tin, phần mềm phục vụ quản lý cũng như trang thiết bị nội ngoại thất. Ngồi ra, việc bố trí và thiết kế xây dựng các cơ sở bán lẻ phải phù hợp với đặc điểm đi xe máy mua hàng là chủ yếu của người tiêu dùng Việt Nam.
3.3.2.5. Định hướng trong công tác quản lý Nhà nước đối với các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại
Trong những năm tới, yêu cầu tăng cường quản lý Nhà nước đối với sự phát triển và hoạt động của các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại sẽ ngày càng trở nên cấp thiết do sự bùng nổ về số lượng các cơ sở và vai trị của loại hình tổ chức bán lẻ này trong hệ thống phân phối hàng hố nội địa. Vì vậy, cơng tác quản lý Nhà nước đối với các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại cần tập trung hướng vào:
- Xây dựng, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn loại hình và quy hoạch phát triển của các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại để đảm bảo tính hệ thống của loại hình tổ chức bán lẻ này.
- Cụ thể hoá và thể chế hoá các định hướng và giải pháp của Nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ có liên quan đến việc phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại.
- Phát triển hiệp hội về loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh, kiểm sốt tồn diện sự phát triển và hoạt động của các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại cũng như kiểm sốt đầu tư nước ngồi vào lĩnh vực bán lẻ.