Đánh giá xu hướng thị trường và triển vọng thị trường ngành mỹ phẩm tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX CHO CHUỖI CỬA HÀNG MỸ PHẨM HASAKI CỦA CÔNG TY TNHH HASAKI BEAUTY amp; S.P.A TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 63 - 64)

- Về con người: Hasaki cũng cần chú trọng trong việc cải thiện dịch vụ chăm sóc

BEAUTY & S.P.A

4.1 Đánh giá xu hướng thị trường và triển vọng thị trường ngành mỹ phẩm tại Việt Nam

phẩm tại Việt Nam

Xu hướng thị trường và người tiêu dùng

Do sự bùng nổ của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến cách thức mua sắm sản phẩm của người tiêu dùng rất lớn. Điều này đã khiến cho các chuỗi hệ thống bán lẻ nói riêng tập trung khuếch đại chiến lược đa kênh của mình. Khi thực hiện các thao tác mua sắm trực tuyến, điều cần quan tâm nhất chính là chú trọng trải nghiệm của khách hàng.Việc trải nghiệm mua sắm trực tuyến đã và đang tác động rất nhiều đến thói quen mua sắm của khách hàng. Hasaki nên tập trung vào việc tạo ra các trải nghiệm khách hàng có tính liên kết và logic trên các kênh, để khách hàng có thể dễ dàng cảm nhận. Với sự bùng nổ của thương mại điện tử, thì việc đảm bảo sự tiện lợi là một phần thiết yếu trong trải nghiệm của khách hàng trên các kênh. Đây cũng được xem là một thách thức lớn đói với Hasaki.

Triển vọng thị trường

Châu Á là thị trường làm đẹp thuộc top tăng trưởng nhanh chỉ đứng sau Châu Âu. Riêng tại Việt Nam những năm gần đây các cửa hàng mỹ phẩm, thẩm mỹ viện, spa,...ồ ạt mọc lên. Bởi vì ý thức làm đẹp của người tiêu dùng ngày càng gia tăng, đặc biệt là tầng lớp thanh niên và trung niên, những người có thu nhập trung bình khá. Nếu như trước đây, nói đến làm đẹp nhiều người sẽ nghĩ đến những người phụ nữ có thu nhập cao, thì nay điều này đã trở nên phổ biến cho cả nam giới và nữ giới. Điều đó được minh chứng khi các dịch vụ làm đẹp tại các cơ sở thẩm mỹ phù hợp với mọi đối tượng, từ vài trăm ngàn đồng đến vài trăm triệu đồng,

Triển vọng thị trường sẽ được thể hiện rõ hơn khi theo Euromonitor (2021) ước tính thị trường bán lẻ sức khỏe và làm đẹp của Việt Nam đạt 11.59 tỷ đơ la vào năm 2021, trong đó các hiệu thuốc sẽ đóng góp 9.27 tỷ đơ la. Đến năm 2025 thị trường

sẽ đạt 14.42 tỷ đô, tăng 24% so với năm 2021. Thị trường mỹ phẩm Việt Nam được dự đốn sẽ cịn phát triển mạnh hơn nữa sau đại dịch COVID-19. Đây có thể xem vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các cửa hàng bán lẻ như Hasaki.

Khách hàng

Theo một cuộc khảo sát tồn cầu của Ipsos trên 12.000 người mua sắm trực tuyến, việc “giao hàng chậm trễ” chiếm 25% và “hết hàng” chiếm 16% là những vấn đề chính đối với họ. Theo sau đó là “nhiều email quảng cáo” chiếm 14% khiến khách hàng cảm thấy khó chịu. Vì vậy các nhà bán lẻ sẽ cần phải giải quyết các vấn đề khác nhau phát sinh từ các kênh khác nhau nhằm khiến trải nghiệm của khách hàng trở nên hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX CHO CHUỖI CỬA HÀNG MỸ PHẨM HASAKI CỦA CÔNG TY TNHH HASAKI BEAUTY amp; S.P.A TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w