Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu áp dụng cho nghiên cứu chính thức

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THOẢ MÃN CỦA CÁC CÔNG TY NƯỚC NGOÀI KHI THAM DỰ HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM TẠI VIỆT NAM. (Trang 60 - 66)

Ta có thể thấy thông qua kết quả nghiên cứu sơ bộ (phần phương pháp chuyên gia), yếu tố “Cơ hội kinh doanh” đều được các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ HCTL đánh giá có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của các công ty nước ngoài khi tham dự HCTL tại Việt Nam do đó yếu tố này sẽ được bổ sung vào mô hình cho phù hợp với thực tế thị trường HCTL. Vì vậy mô hình nghiên cứu đề xuất sẽ bao gồm 3 nhân tố “Chất lượng dịch vụ”, “Giá cả” và “Cơ hội kinh doanh” tác động đến sự thoả mãn của các công ty nước ngoài khi tham dự HCTL tại Việt Nam. Mô hình đề xuất này cũng được giữ nguyên thông qua kết quả nghiên cứu sơ bộ (phần thảo luận tay đôi) để áp dụng cho nghiên cứu chính thức vì

phù hợp với ý kiến đánh giá, nhận định của chính đại diện các công ty nước ngoài, là đối tượng khảo sát và cũng là đối tượng nghiên cứu chính của luận văn này. Bảng câu hỏi sau khi được xác định thông qua nghiên cứu sơ bộ (phần phương pháp chuyên gia) đã được hiệu chỉnh thông qua kết quả thảo luận tay đôi gồm 4 nội dung, 20 câu hỏi theo thang đo Likert 5 điểm. Bảng câu hỏi chính thức cho nghiên cứu định lượng này được gửi đến đại diện của các công ty nước ngoài để lấy ý kiến đánh giá về mức độ hài lòng, thoả mãn của họ khi tham dự HCTL tại Việt Nam. Quá trình này được thực hiện trong vòng 2 tháng từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2012 và khảo sát các công ty nước ngoài tham dự HCTL tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn SECC (Quận 7, TPHCM), Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Tân Bình TBECC (TPHCM).

Bảng 3.6: Thang đo sau khi đã được hiệu chỉnh từ nghiên cứu sơ bộđược dùng cho nghiên cứu chính thức

Biến quan sát

Câu hỏi khảo sát

Cht lượng dch v

CL1 Ban tổ chức của Hội Chợ, Triển lãm làm việc rất chuyên nghiệp và rất đáng tin cậy.

CL2 Ban tổ chức của Hội Chợ, Triển lãm luôn phản hồi nhanh nhất có thể các thắc mắc của Anh/Chị.

CL3 Hàng hoá của Anh/Chịđược nhà Vận chuyển sắp xếp và vận chuyển đến gian hàng đúng thời gian để trưng bày tại Hội Chợ, Triển lãm.

CL4 Gian hàng của Anh/Chịđược dàn dựng và thiết kế theo đúng yêu cầu đã đề ra.

CL5 Ban tổ chức của Hội Chợ, Triển lãm luôn giúp giải quyết các vấn đề phát sinh của Anh/Chị, ngay cả những vấn đề cá nhân.

CL6 Tất cả thông tin về Hội Chợ, Triển lãm (ngành hàng, danh sách nhà trưng bày, ngày giờ, địa điểm tổ chức,…) được quảng cáo và phổ biến rộng rãi đến khách tham quan thông qua nhiều phương tiện truyền thông. CL7 Thời gian diễn ra Hội Chợ, Triển lãm được thiết kế hợp lý và qui mô của

Hội Chợ, Triển lãm đáp ứng được mong đợi của Anh/Chị. CL8 Khách tham quan đến Hội Chợ, Triển lãm rất đông đúc.

Giá c

GC1 Chi phí để tham dự Hội Chợ, Triển lãm là hợp lý (chi phí thuê gian hàng, tiêu thụđiện tại Hội Chợ, Triển lãm, …)

GC2 Những chi phí khác (chi phí vận chuyển hàng, chi phí dàn dựng gian hàng …) rất cạnh tranh

GC3 Tỷ lệ thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam là hợp lý (biểu thuế cho hàng nhập tương ứng với từng mặt hàng và tỷ lệ thuế giá trị

gia tăng VAT 10%)

GC4 Chi phí ở Việt Nam tương đối thấp (chi phí sinh hoạt, chi phí đi lại, chi phí ăn ở,…)

Cơ hi kinh doanh

CH1 Phản hồi của khách hàng về sản phẩm / dịch vụ của Công ty Anh/Chị

trong suốt / sau Hội Chợ, Triển lãm rất tích cực.

CH2 Cơ hội tiếp cận với các khách hàng tiềm năng / đối tác / nhà cung cấp thông qua Hội Chợ, Triển lãm rất lớn.

CH3 Công ty Anh/Chị tiếp tục nhận được nhiều yêu cầu về sản phẩm / dịch vụsau khi Hội Chợ, Triển lãm kết thúc.

CH4 Cơ sở hạ tầng, hệ thống luật pháp, chính trị, nền kinh tế thị trường ở

CH5 Việt Nam trở thành thị trường tiềm năng để đẩy mạnh phát triển trong kế hoạch kinh doanh sắp tới của Công ty Anh/Chị.

S tho mãn

TM1 Anh/Chị thoả mãn với tất cả dịch vụ trong suốt quá trình diễn ra Hội Chợ, Triển lãm tại Việt Nam (từ Ban tồ chức, công ty vận chuyển, công ty dàn dựng…)

TM2 Anh/Chị thoả mãn với công việc kinh doanh của Công ty trong suốt thời gian Hội Chợ, Triển lãm diễn ra và ngay cả sau khi Hội Chợ, Triển lãm kết thúc.

TM3 Công ty Anh/Chị sẽ tham dự Hội Chợ, Triển lãm ở Việt Nam hàng năm và điều này trở thành sự ưu tiên hàng đầu của Công ty Anh/Chị khi cân nhắc tham dự Hội Chợ, Triển lãm tại Việt Nam so với những quốc gia khác.

Mẫu và thông tin mẫu

Như đã trình bày ở phần thiết kế nghiên cứu, nghiên cứu chính thức được áp dụng là phương pháp nghiên cứu định lượng với phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất). Đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Điều này có nghĩa là nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận được (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Ưu điểm của phương pháp này là dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu và thường sử dụng khi bị giới hạn về thời gian và chi phí. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là không xác định được sai số do lấy mẫu. Kích thước mẫu thường tùy thuộc vào các phương pháp ước lượng trong nghiên cứu và có nhiều quan điểm khác nhau, chẳng hạn như Hair và các cộng sự (1998) thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150, Hoetler (1983) cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200 hay Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 05 mẫu cho một tham số cần ước lượng.

Green (1991) đã tổng hợp các nghiên cứu và cho rằng cỡ mẫu phù hợp cho phân tích hồi qui đa biến tối thiểu là N = 50 + 8m, với m số biến độc lập. Dựa trên quan điểm này, mô hình nghiên cứu đề xuất gồm có 3 biến độc lập nên kích thước mẫu tối thiểu là 74 mẫu.

Thêm vào đó, theo Cattell (1978), số lượng mẫu cho phân tích nhân tố khám phá là tối thiểu từ ba đến sáu lần của tổng số biến quan sát. Số biến quan sát trong nghiên cứu này là 20, vậy số mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này là 20*6, tức 120 mẫu. Dựa trên các lý thuyết về số mẫu nghiên cứu như trên, nghiên cứu này đưa ra kích thước mẫu n trong khoảng 200 mẫu. Căn cứ vào thông tin lịch diễn ra các HCTL, địa điểm tổ chức và thông tin về các công ty đăng ký tham gia, các bảng câu hỏi sẽ được phỏng vấn trực tiếp “mặt đối mặt” với người đại diện của các công ty nước ngoài ngay tại nơi diễn ra HCTL hoặc phỏng vấn qua điện thoại, gửi bằng email và nhận phản hồi sau đó.

Đối tượng khảo sát là các công ty nước ngoài tham dự HCTL tại Việt Nam. Mẫu được chọn là đại diện của các công ty nước ngoài đó khi tham dự HCTL tại TPHCM. Phỏng vấn trực tiếp “mặt đối mặt” được thực hiện thông qua các HCTL như: RAHV/VICB 2012 (19-21 tháng 6), MTA 2012 (03-06 tháng 7), Shoes & Leather 2012 (19-21 tháng 7) diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn SECC và Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Tân Bình TBECC, phỏng vấn qua điện thoại, gửi bằng email cho đại diện của các công ty nước ngoài đã tham dự Triển lãm Propak 2012 (29 tháng 2-02 tháng 3), Saigon Textile 2012 (11-14 tháng 4).

Bảng câu hỏi chính thức sau khi đã được hiệu chỉnh thông qua nghiên cứu sơ bộ gồm 20 câu hỏi để đánh giá sự tác động của các nhân tố chất lượng dịch vụ, giá cả và cơ hội kinh doanh đến sự thoả mãn của các công ty nước ngoài khi tham dự HCTL tại Việt Nam.

Thang đo được sử dụng là thang đo Likert 5 điểm, với 1 là hoàn toàn không đồng ý đến 5 là hoàn toàn đồng ý. Ngoài ra còn có các câu hỏi về giới tính, số tuổi, vị trí cấp bậc, ngành hàng, số lần tham dự HCTL tại Việt Nam nhằm phục vụ cho công tác thống kê.

Để đạt được kích thước mẫu đề ra, 300 bảng câu hỏi được gởi đi, thu vềđược 257 bảng trong vòng 2 tháng từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2012. Sau khi kiểm tra, 57 bảng bị loại bỏ do có quá nhiều ô trống hoặc có cùng 1 câu trả lời từ đầu đến cuối bảng câu hỏi (cùng cho mức trả lời là 3 hoặc 4 cho toàn bảng câu hỏi). Cuối cùng, 200 bảng câu hỏi hoàn tất được sử dụng cho phân tích dữ liệu ở bước tiếp theo.

Phương pháp xử lý dữ liệu

Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được làm sạch, mã hóa, nhập liệu để sử dụng cho phân tích dữ liệu thông qua phần mềm SPSS phiên bản 16.0. Các bước phân tích được tiến hành như sau:

Thống kê mô tả dữ liệu

Kiểm định độ tin cậy của các thang đo (Cronbach’s Alpha)

Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

CHƯƠNG 4: KT QU NGHIÊN CU CÁC YU T TÁC

ĐỘNG ĐẾN S THA MÃN CÁC CÔNG TY NƯỚC NGOÀI KHI THAM D HI CH, TRIN LÃM TI VIT NAM

Sau khi đã xác định mô hình được sử dụng cho nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và phương pháp phân tích dữ liệu ở chương 3. Chương 4 sẽ đi sâu phân tích, trình bày các kết quả đạt được sau khi tổng hợp và xử lý dữ liệu: kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbatch Alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi qui tuyến tính bội, kiểm định mô hình lý thuyết cũng như kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã đề ra về các yếu tố tác động đến sự thoả mãn của các công ty nước ngoài khi tham dự HCTL tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THOẢ MÃN CỦA CÁC CÔNG TY NƯỚC NGOÀI KHI THAM DỰ HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM TẠI VIỆT NAM. (Trang 60 - 66)