Mô hình lý thuyết
Nhưđã giới thiệu chi tiết ở chương 1, có rất nhiều mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự thoả mãn của khách hành nhưng do chưa có nghiên cứu nào về các nhân tố tác động đến sự thoả mãn của các công ty nước ngoài khi tham dự HCTL tại Việt Nam. Vì vậy, dựa trên nền tảng mô hình nghiên cứu đo lường sự thoả mãn khách hàng của Zeithaml (2000), Cronin & Taylor (1992), Spreng & Mackoy (1996), Nguyễn Đình Thọ (2003), Voss và các cộng sự (1998), Olsen (2002) nghiên cứu này đưa ra mô hình các nhân tố tác động đến sự thoả mãn của các công ty nước ngoài khi tham dự HCTL tại Việt Nam, trong đó ngoài hai biến số truyền thống là “Chất lượng dịch vụ”, “Giá cả” thì yếu tố “Cơ hội kinh doanh” sau khi lấy kết quả từ phỏng vấn, xin ý kiến chuyên môn của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ HCTL (được trình bày chi tiết trong mục kết quả nghiên cứu sơ bộ ở phần sau) sẽ được bổ sung vào mô hình cho phù hợp với thực tế thị trường HCTL tại Việt Nam.
7.
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất về sự thoả mãn của các công ty nước ngoài khi tham dự Hội chợ, Triển lãm tại Việt Nam.
Mô hình lý thuyết:
Sự thỏa mãn = β0 + β1* Chất lượng dịch vụ + β2* Giá cả + β3* Cơ hội kinh doanh
Trong đó:
β0: hệ số chặn (hằng số) là giá trị mong muốn của biến phụ thuộc Sự thỏa mãn khi các biến độc lập Chất lượng dịch vụ, Giá cả và Cơ hội kinh doanh bằng "0".
βk (k=1-3): hệ số hồi qui riêng của từng nhân tố thể hiện mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập với ý nghĩa trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi Chất lượng dịch vụ, Giá cả hay Cơ hội kinh doanh tăng lên một đơn vị (theo đơn vị tính của các nhân tố đó) thì Sự thỏa mãn sẽ tăng bình quân βkđơn vị (theo đơn vị tính của sự thỏa mãn).
Các giả thuyết và thang đo
Các giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố tác động với sự thoả mãn của các công ty nước ngoài khi tham dự HCTL tại Việt Nam
H1: Nhân tố chất lượng dịch vụ có quan hệ dương với sự thoả mãn. H2: Nhân tố giá cả có quan hệ dương với sự thoả mãn.
H3: Nhân tố cơ hội kinh doanh có quan hệ dương với sự thoả mãn.
Thang đo
Dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất để thiết lập thang đo cho các nhân tố tác động đến sự thoả mãn của các công ty nước ngoài khi tham dự HCTL tại Việt Nam. Vì đối tượng khảo sát của nghiên cứu là đại diện của các công ty nước ngoài đã và
Chất lượng dịch vụ Giá cả Cơ hội kinh doanh Sự thoả mãn H1 H2 H3
đang tham dự HCTL tại Việt Nam, đa phần là người nước ngoài nên bảng câu hỏi và các thang đo được xây dựng bằng tiếng anh để phục vụ cho việc giao tiếp. Bảng câu hỏi và các thang đo này cũng được dịch sang tiếng việt để tiện tham khảo. Nội dung của các thang đo dùng để đo lường những khái niệm trong nghiên cứu (các biến quan sát trong bảng câu hỏi) được xây dựng dựa vào ý kiến tổng hợp của các chuyên gia trong lĩnh vực HCTL được trình bày chi tiết trong kết quả nghiên cứu sơ bộ - phần phương pháp chuyên gia.