Quá trình phát triển thị trường dịch vụ Hội chợ, Triển lãm tại Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THOẢ MÃN CỦA CÁC CÔNG TY NƯỚC NGOÀI KHI THAM DỰ HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM TẠI VIỆT NAM. (Trang 28 - 30)

Chương 1 đã giúp người đọc hiểu rõ cơ sở lý thuyết về lĩnh vực dịch vụ HCTL, phân biệt được thế nào là Hội chợ, thế nào là Triển lãm, vai trò của HCTL, các chủ thể cùng tham gia trong hoạt động HCTL để từđó người đọc sẽ dễ dàng tiếp cận mô hình nghiên cứu lý thuyết được đề xuất về các yếu tố tác động đến sự thoả mãn của các công ty nước ngoài khi tham dự HCTL tại Việt Nam trong phần thiết kế nghiên cứu.

Tuy nhiên trước khi đi vào trình bày chi tiết thiết kế nghiên cứu ở chương 3 thì chương 2 với việc giới thiệu quá trình hình thành và phát triển thị trường dịch vụ HCTL tại Việt Nam, các nhà tổ chức HCTL, qui định pháp luật hiện hành về hoạt động HCTL sẽ giúp cho người đọc nắm rõ thực trạng phát triển trong những năm gần đây, biết được vị thế, ưu điểm và khuyết điểm của thị trường dịch vụ HCTL tại Việt Nam hiện nay.

2.1 Sơ lược thị trường dịch vụ Hội chợ, Triển lãm tại Việt Nam

2.1.1 Quá trình phát trin th trường dch v Hi ch, Trin lãm ti Vit Nam Nam

HCTL là một trong những phương pháp tiếp thị quảng đại thu hút được một lượng khách hàng lớn, khả năng ký kết được các hợp đồng thương mại hoặc hợp đồng liên doanh đầu tư rất cao. Ngoài ra nó còn mang tính kinh tế quốc tế , thúc đẩy mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài .Tuy nhiên nó đòi hỏi một khoảng thời gian phát triển lâu dài, một diện tích địa điểm tổ chức rộng và qui mô trưng bày lớn, chi phí tổ chức cao.

Ở Việt nam trước đây, trong thời kỳ thống trị của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nền kinh tế hoạt động khép kín, không có sự hoạt động của thị trường tự do, mọi DN đều nhận sự bao cấp của Nhà nước, không tự hoạch toán kinh doanh, sản xuất theo kế hoạch đã được uỷ ban kế hoạch vạch sẵn, sản phẩm sản xuất ra được bao tiêu hoàn toàn, vì vậy các doanh nghiệp không phải lo đầu ra nên họ cũng không có nhu cầu phải mở rộng thị trường hay tìm kiếm thị trường mới, không cần tìm bạn hàng hay các đại lý tiêu thụ trong và ngoài nước và cũng không cần đầu tư cải tiến trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm. Mặt khác do nền kinh tế

khép kín nên nhà nước cũng không cần quan tâm đến việc tìm bạn hàng nước ngoài hay tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài góp mặt tham gia vào các trên thương trường trong nước.

Trong điều kiện như vậy công tác tổ chức HCTL cùng với các chức năng vai trò của nó đã trở nên thừa, không được phát huy đúng mức và trở nên kém phát triển. Những cuộc HCTL trong giai đoạn này mang nặng tính triển lãm nhiều hơn hội chơ, nó thường mang tính đặc thù của từng nghành, từng lĩnh vực chuyên môn như: triển lãm thành tựu kỹ thuật, triển lãm công nghiệp, triển lãm nông nghiệp... Các cuộc HCTL này thường ít mang tính chất thương mại mà chủ yếu là đóng vai những cuộc thi tài, biểu dương thành tích các nghành, các địa phương, có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua cải tiến chất lượng, khuyến khích tài năng sáng tạo, khuyến khích phát triển nghành nghề truyền thống, đẩy mạnh sản xuất hàng hoa. Cuộc triển lãm lớn đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội (Trung tâm triển lãm Giảng Võ) được khai mạc vào dịp quốc khánh 2/9/1975.

Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng thời điểm này khi đất nước vừa được thống nhất sau nhiều năm chiến tranh và chia cắt, nền kinh tế hai miền phát triển không đồng đều thì những cuộc HCTL như vậy đã là nơi hội tụ giao lưu thông tin giúp cho bạn bè quốc tế có dịp được biết về một bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế Việt Nam, mở ra một thời kỳ tìm hiểu thăm dò, đi đến những bước phát triển làm ăn cho những năm sau.

Nhưng kể từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước và tích cực tham gia vào việc hội nhập với nền kinh tế thế giới, nền kinh tế của Việt Nam đã có những khởi sắc đáng kể. Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1989 đến nay, đất nước bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới, một trong những nội dung cơ bản của đổi mới là chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường với nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần. Từđó khơi dậy những tiềm năng và sức sáng tạo của nhân dân nhằm phát triển sản xuất, các xí nghiệp Nhà nước đều phải tự hoạch toán kinh doanh, phải lo tìm đầu ra cho sản phẩm của mình, người tiêu dùng được tự do lựa chọn hàng hóa trên thị trường. Mặt khác khi mô hình kinh tế mở đang được hình thành và phát triển, giới kinh doanh nước ngoài cũng bắt đầu chú ý đến thị trường Việt Nam với mục đích ban đầu tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm và tìm đối tác đầu tư liên doanh.

Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt đó, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp cần nhiều đối tác mới có uy tín với những công nghệ hiện đại, và hoạt động HCTL nghiễm nhiên trở thành một lĩnh vực tất yếu cần thiết đối với sự phát triển của một nền kinh tế và được sự quan tâm của các doanh nghiệp vì những lợi thế mà nó mang lại. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bắt đầu xuất hiện nhu cầu tham gia các HCTL để trưng bày, giới thiệu sản phẩm của mình, mở rộng thị trường và tìm đối tác.

Nắm bắt được những nhu cầu đó, kể từ năm 1990 đến nay hoạt động tổ chức HCTL phát triển một cách mạnh mẽ, đã và đang tạo điều kiện thuận lợi trong sự giao lưu thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau và với người tiêu dùng không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn mở rộng ra toàn thế giới, đó là sự giao lưu toàn cầu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THOẢ MÃN CỦA CÁC CÔNG TY NƯỚC NGOÀI KHI THAM DỰ HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM TẠI VIỆT NAM. (Trang 28 - 30)